Ngày 21/5, tại Đại lễ đường Nhân Đại Bắc Kinh, dưới ánh mắt giám sát của ông Tập Cận Bình, hàng nghìn “đại biểu nhân dân” đeo khẩu trang lắng nghe Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố kháng dịch giành được “thắng lợi mang tính quyết định”. Cùng với đó, Bắc Kinh đột nhiên tuyên bố sẽ đưa ra Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, Bắc Kinh đã hoàn toàn phản bội lại cam kết ban đầu của họ.
Ông Tập Cận Bình biết rõ ràng rằng, sau gần một năm bùng phát biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông, phe dân chủ đại thắng trong cuộc bầu cử địa phương ở Hồng Kông, người Hồng Kông càng chán ghét việc Bắc Kinh áp đặt một luật an ninh quốc gia mới đối với họ, nhưng vì sao Bắc Kinh biết thế mà vẫn cố làm?
Tờ Le Monde tại Pháp phân tích, tín hiệu của Bắc Kinh rất đơn giản, “Hồng Kông, chính là Trung Quốc, cái gì gọi là ‘một quốc gia, hai chế độ’, Bắc Kinh nói là cái gì thì chính là cái đó”.
Nắm Hồng Kông trong tay, là để cho thấy sự lớn mạnh của lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc chăng? Tờ Le Monde phân tích, sở dĩ Bắc Kinh muốn làm thế này, cho thấy ông Tập Cận Bình đã đi vào ngõ cụt. Một năm qua, trong vấn đề Hồng Kông, lãnh đạo ĐCSTQ liên tiếp phạm sai lầm, cố chuyển phong trào kháng nghị ban đầu thành cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền ĐCSTQ.
Tờ báo Le Figaro tại Pháp lại cho rằng, sau gần một năm thất bại trong sửa đổi Luật Dẫn độ, Bắc Kinh đã mất kiên nhẫn, không thèm để ý đến phe thân Bắc Kinh thảm bại trong cuộc bầu cử địa phương, cũng như không để ý đến cảnh báo của Mỹ và cộng đồng quốc tế, chính quyền ĐCSTQ đã lựa chọn vượt qua lằn ranh đỏ. Sau khi vượt qua lằn ranh đỏ này, Bắc Kinh đã giẫm đạp lên Hồng Kông – nơi nền pháp trị độc lập dưới chân họ.
Tờ báo Le Figaro miêu tả, chính quyền Bắc Kinh chính là dùng một cái rìu như thế đã chém đứt “sự tự trị ở mức độ cao” của Hồng Kông, trong khi đó, căn cứ vào Tuyên bố chung Trung – Anh, sự tự trị ở mức độ cao này nên được tiếp tục kéo dài đến năm 2047.
Bắc Kinh từng có một cam kết với Hồng Kông, cam kết này chính là Hồng Kông giữ chế độ chủ nghĩa tư bản và không thay đổi trong 50 năm, Bắc Kinh thay thế Hồng Kông áp đặt Luật An ninh Quốc gia, Bắc Kinh đã vứt bỏ cam kết liên quan đến “một quốc gia, hai chế độ” của chính họ. Đô đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten cho rằng, Bắc Kinh đã phản bội lại người dân Hồng Kông.
Bắc Kinh đã kích hoạt sự phản kháng của Hồng Kông. Hàng nghìn thanh niên Hồng Kông bị bắt, trong đó có nhiều người bị cầm tù, từ góc nhìn của Tờ Le Monde, thế hệ thanh niên Hồng Kông đã không còn sợ hãi gì để mất nữa, họ phản kháng là vì một ngày mai tốt đẹp hơn, họ phản kháng là vì từ chối một tương lai mà đối với họ mà nói là một điều rất tệ. Hiển nhiên, hiện nay Bắc Kinh áp đặt luật An ninh Quốc gia này không hề mang lại cho Hồng Kông một chút yên bình nào.
Tờ Le Monde truy vấn: Bắc Kinh sẽ đi đến đâu? Do chính quyền này coi tất cả người kháng nghị là “chia rẽ”, coi bất cứ đối thoại nào đều là yếu đuối, chính quyền này sẽ càng cứng nhắc hơn, nhưng điều đáng buồn là phương Tây lại cho thấy thiếu năng lực giải quyết vấn đề, chủ nghĩa chiến đấu đến cùng của Tổng thống Trump không cách nào làm Trung Quốc biến thành ôn hòa. Liên minh châu Âu dường như cũng không cách nào để Bắc Kinh nghe lọt những lời khuyến cáo.
Ngày 1/7/1999, khi Hồng Kông trả lại cho Trung Quốc từ tay Anh, thế giới từng lộ ra vẻ tương đối lạc quan, tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp cận với phương Tây, Hồng Kông nên là một cây cầu để Trung Quốc và phương Tây gần nhau hơn. Tuy nhiên, 1/4 thế kỷ qua đi, sự thực xảy ra lại hoàn toàn trái ngược với mong đợi, Hồng Kông trở thành tượng trưng cho việc khó có thể tồn tại của hai chế độ ngày càng đối lập.
Tiếng chuông báo tử của Hồng Kông đã vang lên, Tập Cận Bình đang khiến cho “ngọc nát đá cũng tan” chăng?
Theo RFI