Ra Đi…
Tiếng Việt rất dồi dào phong phú, nghĩa đen cũng có, nghĩa bóng thì rất là nhiều, nó́i thẳng vấn đề cũng có mà đi loanh quanh cho đời mỏi mệt cũng tràn đầy, như Lakoff nhận định sự súc tích của ngôn ngữ khi ông viết cuốn sách ‘Metaphors We Live By’. Ông nói:
“Metaphor is thus imaginative rationality.”
Trong ca nhạc , chết là ra đi, là hết, như mùa thu chết khi chiếc lá cuối cùng bay đi. Buồn ơi là buồn.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày (TCS)
Trong lúc Trịnh Công Sơn dùng metaphor ‘trở về cát bụi’, thì nhà thơ Nguyên Sa đi xa hơn một bước. Ông vừa lãng mạn hóa, và vừa thưc tế hóa (một cách tếu tếu) cái chết như là một trải nghiệm ‘tự nhiên’: sờ soạng giữa hư không, nhìn lên mái cỏ, thắp hương bằng mắt sáng…Yes, ‘chết thì chết…có sao đâu..
Anh cúi mặt hôn lên lòng đất
Sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng
Mười ngón tay sờ soạng giữa hư không
Ðôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh
Ở trên ấy mây mùa thu có lạnh
Anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời
Em có ngồi mà nghe gió thu phai
Và em có thắp hương bằng mắt sáng?
(Lúc chết, Nguyên Sa)
Phải công nhận Nguyên Sa biết cách chia sẽ muôn mặt chuyện …đời.