Một phụ nữ mang quốc tịch Việt Nam đã bị Tòa Trung thẩm Sydney trừng phạt bản án 5 năm 6 tháng tù vì tội chuyển ngân lậu số tiền $30 triệu chỉ trong vòng 6 tháng. Phiên xử diễn ra ngày 28.5.2020 nhưng nay thông tin mới được tiệt lộ,
Can phạm này là Bùi Thị Thúy Hoa (Thi Thuy Hoa Bui), năm nay 47 tuổi, đã có hai con và 6 chị em đang sống tại Úc, trong bản án nói trên thì tòa ấn định thời hạn thọ án bắt buộc là 3 năm 6 tháng tù.
Đây là một phụ nữ nhỏ nhắn, chỉ cao chưa tới 1.5 mét, tuy nhiên “thành tích” của bà rất là đáng nói: theo cáo trạng thì vào năm 2017, chỉ trong vòng 6 tháng, bà ta đã điều động vụ chuyển ngân lậu giữa Úc và Việt Nam số tiền $30 triệu.
Để làm việc này, bà Hoa đã từ Việt Nam điều động một nhóm tay chân tại Úc, trong đó có em gái của bà. Còn khách hàng nhờ chuyển tiền khá đông, trong đó có thành viên của một băng đảng ma túy.
Khách hàng sẽ mang tiền mặt đến những căn nhà tại vùng Chipping Norton và Moorebank là nơi thân nhân của bà ta sống. Những khách hàng này sẽ được trao cho mã số lấy từ số “serial number” trên tiền Việt Nam,
Các bịch tiền này được chia nhỏ ra từng phần không quá $10,000 để mang đến các máy ATM rồi ký thác vào các trương mục nhằm tránh gây sự chú ý. Tin rằng trò này là an toàn, họ sẽ gởi cho khách hàng – tức chủ của số tiền – tinh nhắn là “Quý vị đã có quà từ Việt Nam”.
Tháng Tư năm 2018, khi bà Hoa đến Úc, bà đã bị Cảnh sát bài trừ tội phạm có tổ chức bắt giữ tại một căn nhà trên đường Yachtsman Dr, thuộc vùng Chipping Norton.
Ra tòa bà đã nhận hết mọi cái buộc và ngày 28.5.2020 bà bị Thẩm phán Peter Zara trừng phạt bản án tù nói trên.
Em của bà, một cư dân Sydney là Bùi Thị Thanh Hương bị phạt ba năm 9 tháng tù, trong đó thời hạn tối thiểu là 2 năm 6 tháng,
Theo hồ sơ tòa án thì một trong những khách hàng sộp nhất của bà Hòa là một con buôn ma túy, đã nhờ bà ta chuyển số tiền trên $6.2 triệu.
Liên quan đến trò chuyển tiền lậu, tháng Tư năm ngoái cảnh sát đã bắt và truy tố năm nghi can với cáo buộc thông đồng để kềm giữ hối suất giữa tiền Việt Nam và tiền Úc cũng như ấn định lệ phí.
Năm nghi can gồm bốn người đàn ông 30, 32, 58 và 63 tuổi, một phụ nữ 58 tuổi, tất cả làm việc tại các chi nhánh ở Sydney và Melbourne. Đây là kết quả của cuộc điều tra mang mật danh Operation Euporie phối hợp giữa Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu thụ Úc (ACCC) và Cảnh sát liên bang (AFP).
Vina Money có nhiều chi nhánh tại Victoria (Footscray, Springvale) và NSW (Bankstown, Blacktown, Cabramatta, Hurstville).
Theo cáo buộc thì số tiền mà công ty này chuyển về Việt Nam mỗi năm ước tính vào khoảng $175 triệu, chiếm 25% tổng số tiền mà người Việt tại Úc gởi về Việt Nam ($700 triệu). Tuy nhiên ACCC và AFP không tiết lộ các nghi can đã kiếm lợi bao nhiêu từ các hành vi mà họ cáo buộc!
Chủ tịch ACCC Rod Sims cho biếc dịch vụ chuyển tiền Úc – Việt là một ngành “làm ăn lời” và cho rằng hành vi của các nghi can trên rất “nghiêm trọng”. Theo ông thì việc các công ty đối thủ cùng ấn định một tỷ giá thay vì cạnh tranh công bằng với nhau là hành vi “lừa dối người tiêu thụ và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác”. Nếu bị kết tội thì can phạm có thể bị phạt tù 10 năm và nộp phạt $420,000.
Trước đây AFP đã phanh phui ra đường dây rửa tiền lên đến $93 triệu của công ty chuyển tiền Long Thành (Long Thanh Money Transfer Company) ở Footscray (Melbourne) và đã buộc tội hai phi công của Hàng không Việt Nam. Tháng Tám năm 2007 Toà thượng thẩm NSW phạt phi công Trần Đình Đang bốn năm tù vì tội âm mưu chuyển $6.5 triệu ra khỏi nước Úc. Đến tháng Năm năm 2008 thì AFP đã bắt phi công trưởng Lại Quốc Việt ngay sau khi ông ta lái máy bay hạ cánh xuống Sydney. Chính Trần Đình Đang đã giới thiệu “mối làm ăn” của mình là công ty chuyển tiền Long Thành (Long Thanh Money Transfer Company) ở Footscray, khu người Việt ở Melbourne.
Long Thành là cơ sở làm ăn hợp pháp của vợ chồng Huỳnh Thanh Hằng và Hoàng Mạnh Tường, tuy nhiên đây lại là bề mặt của một đường dây ma túy. Được biết ông Tường người gốc Hà Nội còn bà Hằng người gốc Sài Gòn. Vì công ty này chuyển nhiều tiền quá nên bị ACC chú ý, và sau khi theo dõi họ nhận ra dấu hiệu của một đường dây ma túy. Dấu hiệu này khiến ACC chú ý vàtháng Ba năm 2005 đã thành lập ngay toán đặc nhiệm Gordian (3.2005) và càng điều tra, họ càng phanh phui nhiều bằng chứng. Sau đó, kể luôn ông Việt, họ đã bắt được 64 người, chặn đứng một số ma túy trị giá $1 tỷ và theo dõi dấu vết số tiền được bí mật mang ra khỏi Úc lên tới $93 triệu.
Tuy nhiên hiện tại các tổ chức chuyển tiền – kể cả chuyển tiền ma túy – có cách làm khác mà AFP đang lúng túng tìm cách giải quyết. Đó là phương pháp “cuckoo smurfing”, chim “cuckoo” là loại chim thường lừa đảo các loài chim khác ấp trứng cho mình, do đó có thể tạm dịch là “tu hú đẻ nhờ”.
Để thực hiện việc này, các công ty chuyển tiền tại các nước khác nhau đã xây dựng một mạng lưới quan hệ ở đó họ tin cậy lẫn nhau để làm ăn lâu dài, cũng có thể họ có quan hệ bà con hay quan hệ kinh doanh với nhau. Từ quan hệ này, thay vì chuyển tiền qua lại cho nhau, họ đơn giản ghi lại các khoản tiền chuyển nhượng trong sổ sách.
Khi một công ty chuyển tiền tại nước ngoài cần chuyển cho ai đó số tiền $100,000 tại Úc, công ty “bạn” tại Úc sẽ sắp xếp việc này từ nguồn tiền của mình. Ngược lại, khi công ty tại Úc cần chuyển tiền sang nước ngoài, thì công ty kia sẽ sắp xếp. Việc làm này hoàn toàn hợp pháp và đây là lỗ hổng mà các băng đảng tội phạm lạm dụng để chuyển tiền mà không bị các cơ quan điều tra phát hiện.
Khi một băng đảng tại Sydney cần trả tiền mua ma túy cho một băng đảng tại Đông Nam Á, nó sẽ mượn đến những công ty chuyển tiền để che mắt. Lấy thí dụ một công ty chuyển tiền tại Thái Lan: công ty sẽ nhận tiền của những “công dân lương thiện” Thái, muốn gởi những số tiền lớn sang Úc vì lý do hợp pháp nào đó, thì dụ gởi cho con đang du học. Trên thực tế số tiền này không bao giờ gởi tới Úc mà chuyển đến các băng đảng ma túy tại Thái.
Tại Úc, con cái của họ đang du học cũng được nhận tiền, nhưng đây là tiền của tội phạm Úc, để trả số ma túy đã mua. Tiền này sẽ được trả từ từ qua những khoản nhỏ để tránh nghi ngờ.
Tại Úc các công ty chuyển tiền phải đăng bộ với AUSTRAC nhưng trò làm ăn trên đã khiến cơ quan tình báo về tiền tệ này bất lực. Hiện các công ty chuyển tiền này đang nở rộ tại Úc và điều tra tình báo cho biết chúng được sử dụng vào mục đích trốn thuế, buôn lậu ma túy, thuốc lá và buôn người.
Kết quả phân tích cho thấy các công ty này đã “chuyển” số tiền hàng trăm triệu Úc kim mà không hề sử dụng đến hệ thống ngân hàng. Cho đến nay AFP đã ra lệnh đóng băng và tịch thu khoảng 10 vụ như vậy và vấn đề đang được đưa ra tòa.
Trong số đó có số tiền $320,000 của ông Wan Ahmad Najmuddin bin Mohd, bị tịch thu năm 2016. Số tiền này được ký thác trong trưong mực “Goal Saver” mở tại Ngân hàng Commonwealth năm 2011, thông tin khai địa chỉ ở Bankstown và sau đó là Glebe (Sydney).
Ông này 59 tuổi, đã giữ chức Cục trưởng Cục điều tra hình sự Malaysia từ năm ngoái, chịu trách nhịệm điều tra các vụ cờ bạc bất hợp pháp, các vụ sát nhân hay các vụ bôi nhọ thủ tướng.
Từ năm 2011 ông Najmuddin đã đến Úc 9 lần, có lần đến chỉ ở trong vòng 1 tuần, và lần nào cũng mang theo rất nhiều tiền mặt. Trong ba chuyến đi vào năm 2011 và 2012, ông khai với Quan thuế Úc số tiền $112,000.
Năm 2016 – khi còn là chỉ huy trưởng cảnh sát Tiểu bang Johr (Mã Lai) – ông Najmuddin đến Úc và chỉ một tuần sau thì tài khoản này tới tấp nhận tiền, chỉ trong vòng một tháng lên gần $290,000.Các khoản tiền ký thác được tính toán kỹ, mỗi lần không quá $10,000, là mức tối thiểu để báo động các cơ quan cảnh sát hay quan thuế. Người bỏ tiền hoàn toàn vô danh, đến từ nhiều nơi trên toàn nước Úc, từ thị trấn miền quê Biloela ở country Queensland đến cảng Devonport ở miền bắc Tasmania hay Lakemba ở miền Tây Sydney và vùng nội đô Melbourne.
Sự thể khiến AFP chú ý và tịch thu. Ông Najmuddin giải thích rằng ông sắp xếp việc chuyển tiền như vậy là để thanh toán học phí cho con gái, đang học lấy bằng master tại Úc nhưng AFP không chấp nhận và tịch thu.
Tuy nhiên ông Najmuddin cũng bỏ luôn, chẳng buồn kiện tụng đòi lại, viện lý chi phí luật sư quá đắt đỏ, phiền nhiễu.
Trong một số trường hợp khác thì AFP bị kiện ra tòa và kẻ bào chữa cho nguyên đơn lại chính là cựu phó cố vấn pháp lý (deputy counsel) của AFP, Trạng sư Edward Greaves. Theo ông này thì AFP quá cứng rắn và đi người lại tinh thần của luật hình sự: “Nó trừng phạt những nạn nhân oan trong khi bọn tội phạm thì nhỡn nhơ thoát nạn với tiền của mình.”
Năm 2018, ông ta đã giúp sinh viên Rommy Fernandez không bị AFP tịch thu số tiền $500,000. Nguyên đơn này là con của một nhà kinh doanh giàu có tại Indonesia và hiện tại ông này đã bị tòa án Indonesia kết tội hình sự.
Trạng sư này cũng đã ngăn cản AFP, không cho tịch thu số tiền $3 triệu mà một vợ chồng tại Malaysian gởi đến Perth với lý lẽ số tiền này có gốc gác tội phạm. Hiện AFP đang kháng án vụ này và AFP đang đối mặt với 10 vụ kiện không biết sẽ thắng hay thua vì lỗ hỗng pháp lý trong các trường hợp này.