Ông Triệu Lạc Tế mất tích hơn một tháng, liệu có âm mưu lớn từ Trung Nam Hải?

  • Lâm Trung Vũ

Các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ gần đây hành tung bí ẩn, đặc biệt là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế đã “mất tích” hơn một tháng sau kết thúc “lưỡng hội”. Giới phân tích tin rằng đang có sự sắp xếp lại quyền lực trong bộ máy cao tầng ĐCSTQ. Khác với ông Vương Kỳ Sơn, công tác chống tham nhũng của ông Triệu Lạc Tế chỉ mang tính hình thức. Công tác thực tế của ông Triệu là giám sát và tổ chức đàn áp người tập Pháp Luân Công thông qua hệ thống Phòng 610 ở các địa phương.

Ông Triệu Lạc Tế (Ảnh: VOA Photo/Bill Ide từ Wikipedia)

Ngày 7/7, trang Minghui.org đưa tin, thành viên Ủy ban Thường trực Trung ương, đồng thời là thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, ông Triệu Lạc Tế, trong chuyến công tác địa phương gần đây, đã thẳng thắng yêu cầu địa phương báo cáo về công tác Phòng 610. Ông Triệu còn “chỉnh đốn” cấp dưới, nêu rõ rằng chính sách Phòng 610 rút lui và không còn tồn tại  độc lập là chỉ để “xoa dịu các thế lực phản Hoa ở xã hội phương Tây”, còn các cán bộ đảng không được phép nghĩ như vậy. Hiện nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân Công từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã được chuyển xuống Ủy ban Chính trị và Pháp luật trực tiếp thực hiện. Vào tháng Sáu năm nay, một thư ký của ông Triệu Lạc Tế đã đến tỉnh Hồ Nam, thay mặt sếp trực tiếp thị sát việc đàn áp người tập Pháp Luân Công.

Bài báo tiết lộ từ một nhân vật trong nội bộ Ủy ban Chính trị & Luật pháp tỉnh Hồ Nam: Thư ký của ông Triệu Lạc Tế thay mặt sếp nghe báo cáo từ  địa phương về Pháp Luân Công, cụ thể hơn, còn xuống tận nơi để điều tra những người tập Pháp Luân Công trong các lớp tẩy não có thực sự đã bị “chuyển hóa” hay chưa. Hàm ý là nếu chưa thực sự chuyển hóa thì cần phải tiếp tục tăng cường đàn áp. Vì vậy, đảng ủy tỉnh Hồ Nam đã phải đưa người này đến các địa phương khác nhau để kiểm tra. Tại thời điểm, đảng ủy các thành phố đều rất bận rộn nên điều động cấp dưới thu xếp dẫn đi.

Ngày 19/6, thư ký của ông Triệu, theo kết hoạch công tác, đã xuống thành phố Tương Đàm để tra khảo hơn một chục người tập Pháp Luân Công. Số người này hầu hết đã qua tra tấn và các lớp tẩy não chuyển hóa. Thư ký của ông Triệu ngay từ lúc vào đã tra hỏi: có còn tin vào Pháp Luân Công nữa không? Nếu trường hợp bị chuyển hóa rồi thì hỏi: Có còn thiền ở nhà không?

Người đưa tin nhận xét, câu hỏi của ông này rõ là thâm hiểm hơn cả Ủy ban Chính trị & Luật pháp địa phương. Ở địa phương chỉ thường tra hỏi kiểu: “Nếu như chỉ ở nhà luyện tập thì không quản, miễn không ra ngoài nói sự thật là được.”

Bài báo còn cho biết, do đợt tra khảo gắt gao của thư ký ông Triệu, một người tập Pháp Luân Công họ Lưu thuộc khu vực huyện Tương Đàm đã bị bức đến tâm thần phân liệt. Cán bộ áp giải huyện gần đó cho biết, người này bị lao động cải tạo, giam giữ hình sự và bức ép tham gia các lớp học (lớp tẩy não) nhiều lần. Trong một lần bị tra tấn quá sức chịu đựng, được đưa lên bệnh viện thành phố Trường Sa để giám định và cho kết quả xác định bị tâm thần phân liệt. 

Bài báo đặt câu hỏi nghi vấn, theo như ông Triệu Lạc Tế giải thích, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương quản lý việc đàn áp Pháp Luân Công, vậy tại sao người tiền nhiệm Vương Kỳ Sơn lại chưa từng đề cập đến? Rõ ràng, ông Triệu cố ý muốn đổ dầu vào lửa trong việc đàn áp này. 

Trước đó, ngày 29/6, Đài phát thanh Hy vọng đưa tin, Tổ chức Quốc tế Điều tra về Đàn áp Pháp Luân Công đã nhận được báo cáo mới nhất từ ​​một nhân vật trong chính quyền Trung Quốc. Báo cáo cho biết vào tháng Sáu năm nay, ĐCSTQ đã ban hành các văn kiện mật chỉ đạo các địa phương trên toàn quốc, dự đoán mở lại cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công.

Tài liệu mật được cung cấp cho biết, “Các phòng ban có nhiệm vụ phối hợp giáo dục chuyển hóa” đã đi đầu trong công tác loại bỏ, khống chế, ngăn chặn số lượng người tập Pháp Luân Công. 

Ông Uông Chí Viễn, người đứng đầu Tổ chức Quốc tế Điều tra Đàn áp Pháp Luân Công cho biết, người tố giác cũng tiết lộ rằng ĐCSTQ đã nhận ra ngày kết thúc đang đến. Ông Uông tin rằng chính quyền này hiện tại đang phải đối mặt với nhiều áp lực cả trong lẫn ngoài nước. Ông Triệu Lạc Tế lần này nhấn mạnh công tác của Phòng 610 cũng chỉ vì ĐCSTQ đang phải đối mặt với trách nhiệm toàn cầu, đối mặt với làn sóng bài xích đảng trên toàn thế giới. Vì vậy, nó không thể không tập trung vào bức hại. Trên thực tế, việc ông ta nhấn mạnh cũng phản ánh rằng nhiều người trong thể chế đã thực sự mệt mỏi với việc này từ lâu, họ đã rất mệt mỏi với cuộc bức hại này. 

Ông Uông Chí Viễn chỉ ra rằng đây là sự giãy giụa trước khi kết thúc của ĐCSTQ, ông kêu gọi thế giới thu thập bằng chứng tội ác của ĐCSTQ để chuẩn bị cho phiên tòa xét xử lớn.

Vai trò lãnh đạo của Ủy ban Thường vụ “610” đã biến mất. Phân tích chỉ ra quyền lực cấp cao của ĐCSTQ đã được phân chia lại để đối phó với thất bại của cuộc đàn áp.

Theo thông tin công khai, tháng 6/1999, ĐCSTQ thành lập riêng bộ phận có tên Phòng 610 do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân trực tiếp chỉ đạo. Tổ chức này có chức năng tương tự như Gestapo của Đức Quốc xã hay Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nó đứng trên cả pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng người tập Pháp Luân Công.

Ở cấp Trung ương, ông Giang Trạch Dân, khi  còn là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, đã thành lập một tổ chức ngoài vòng pháp luật chuyên đàn áp Pháp Luân Công, gọi là “Trung tâm Điều hành và Xử lý các Vấn đề Pháp Luân Công“, sau đổi tên thành “Ban Phòng thủ Trung ương” (thường gọi là Phòng 610 Trung ương) do Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp ĐCSTQ quản lý, vị trí Phó giám đốc do Thứ trưởng Bộ Công an đảm nhiệm, đối ngoại gọi là “Văn phòng Phòng thủ Chính phủ Trung ương”.

Xuống các cấp tỉnh và thành phố,  lãnh đạo Phòng 610 thường vẫn là bí thư hoặc phó bí thư Ủy ban Chính trị & Luật pháp ở cấp đó. Bí thư của Ủy ban Chính trị & Luật pháp lại cũng chịu trách nhiệm quản lý công an – kiểm sát – tư pháp địa phương. Điều này có nghĩa là các cấp “610” có thể điều động tất cả các cơ quan trong hệ thống an ninh công cộng, an ninh quốc gia, tư pháp, công tố và tòa án cùng cấp. 

Các lãnh đạo liên tiếp của Trung tâm điều hành Phòng 610 là Lý Lam Thanh, La Cán và Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình nhậm chức thì không rõ sau đó lãnh đạo của trung tâm này đang là ai.

Kể từ ngày thành lập, Phòng 610 đã qua 6 giám đốc: Vương Mậu Lâm (tháng 6/1999 đến tháng 9/2001), Lưu Kinh (tháng 9/2001 đến tháng 10/2009) và Lý Đông Sinh (tháng 10/2009 đến tháng 12/2013), Lưu Kinh Quốc (tháng 1/2014 đến tháng 1/2015), Phó Chính Hoa (tháng 9/2015 đến tháng 5/2016), Hoàng Minh (tháng 5/2016 đến tháng 3/2018). Khi Hoàng Minh được điều về công tác Phòng Quản lý Khẩn cấp, ngay chính vào thời điểm đang “cải tổ”, sau đó thì không rõ vị trí giám đốc Phòng 610 ai đang thực sự nắm giữ.

Ngày 21/3/2018, chính quyền ĐCSTQ tuyên bố bãi bỏ Ban quản lý toàn diện của ĐCSTQ, Ban Duy trì Ổn định Tổ chức và Ban Phòng thủ (Phòng 610 của ĐCSTQ). Từ đó chuyển chức năng bức hại và đàn áp người dân trong 3 hệ thống lớn này giao xuống cho Ủy ban Chính trị & Luật pháp và Bộ Công an đảm nhiệm.

Chuyên gia các vấn đề Trung Quốc, ông Yokogawa cho biết, Ban Quản lý Toàn diện và Ban Duy trì Ổn định đã “không còn thành lập nữa“, nghĩa là bị bãi bỏ, trong khi Ban Phòng thủ Trung ương và Phòng 610 lại không bị giải tán. Thực ra, đây là “Trung tâm lãnh đạo” gộp vào Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, Phòng 610 gộp vào Bộ Công an. Điều này cho thấy rõ rằng chính sách đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn. Từ góc độ khác, Ban Quản lý Toàn diện, Ban Duy trì Ổn định và Phòng 610 vốn được thành lập trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, do đó, từ trên bản chất mà nhìn thì không có thay đổi gì lớn, chỉ là có chút thay đổi trên cơ cấu tổ chức mà thôi.

Nhà bình luận thời sự Trịnh Trung Nguyên phân tích, Ban Phòng thủ Trung ương đóng vai trò chủ chốt trong việc thao túng cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương mỗi kỳ tất nhiên phải có một người chủ đạo. Kể từ khi thành lập, Lý Lam Thanh (1999-2003), La Cán (2003-2007) và Chu Vĩnh Khang (2007-2012) đã từng là giám đốc Phòng 610, nhưng sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012 thì không thấy ai là giám đốc, ông Lý Đông Sinh cũng chỉ là cấp phó.

Nói cách khác, sau thời Chu Vĩnh Khang thì không thấy ai chịu trách nhiệm về vấn đề Pháp Luân Công  trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Theo tin đồn thì công tác này được giao xuống cho ông Mạnh Kiến Trụ, Bí thư Ủy ban Chính trị & Luật pháp, thành viên Bộ Chính trị, tuy nhiên điều này không hợp lý theo cơ cấu của ĐCSTQ, nghĩa là vị trí này ít nhất phải do một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị nắm giữ.

Ông Trịnh Trung Nguyên cho biết, lần này ông Triệu Lạc Tế, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cũng là Ủy viên Ủy ban Thường vụ, thường xuyên được đưa ra để chủ động chịu trách nhiệm về Pháp Luân Công, chỉ ra rằng lãnh đạo của Ban Phòng thủ Trung ương có thể chỉ nằm dưới sự giám sát của ông Vương Kỳ Sơn, nhưng ông Vương chẳng qua chỉ đối phó qua loa. Một khả năng khác là ông Vương Kỳ Sơn không kiêm quản, vì quyền lực cấp cao trong đảng hiện đã được phân chia lại, và Ủy ban Thường vụ đã bí mật chỉ định ai đó lãnh đạo “610” để tăng cường đàn áp. Nếu cả hai khả năng này đều không thể, thì đó là do ông Triệu Lạc Tế đã chủ động tự ý làm điều xấu. Hiện không còn thấy tung tích ông Triệu kể từ sau cuộc họp “lưỡng hội”. Dịch bệnh đang lan rộng, nếu không phải là nhiễm bệnh, sự biến mất trong thời gian lâu như vậy chỉ có thể là đang âm mưu lên kế hoạch đàn áp Pháp Luân Công. Loại việc không đàng hoàng này cũng là hiếm thấy trong lịch sử xây dựng chính trị của ĐCSTQ.

Lâm Trung Vũ

Related posts