Trong 2 ngày bầu cử sơ tuyển ứng cử viên phe dân chủ để tham gia tranh cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, dưới sự đàn áp liên tiếp của chính quyền, cuộc bầu cử cuối cùng đã hoàn thành. Mặc dù quan chức đe dọa rằng tham dự sơ tuyển có thể sẽ vi phạm “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, nhưng hơn 610.000 người dân Hồng Kông vẫn liên tiếp xếp hàng dài tại các điểm bỏ phiếu ở khắp Hồng Kông trong 2 ngày, dùng lá phiếu trong tay để lựa chọn ra ứng cử viên trong tâm họ muốn chọn, đồng thời dùng phương thức hòa bình nhất, văn minh nhất để cho cộng đồng quốc tế nhìn thấy được ý chí của người dân Hồng Kông phản kháng luật tà ác, tái hiện lại khí thế hào hùng hàng trăm nghìn người xuống đường trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, một lần nữa sáng tạo kỳ tích.
Bầu cử Hội đồng Lập pháp tại Hồng Kông sẽ được tiến hành vào ngày 6/9, thời gian đề cử chính thức được triển khai từ thứ Bảy tuần trước (11/7). Để chọn ra đội ngũ tham gia ứng tuyển tốt nhất, cuộc bầu cử sơ tuyển của phe dân chủ được tổ chức ngày 11 – 12/7, nhưng lại bị chính quyền đàn áp chưa từng có. Trước khi diễn ra cuộc bầu cử, cảnh sát đã dùng lý do “tiết lộ thông tin riêng tư của nhân viên cảnh sát” để lục soát kiểm tra Viện Nghiên cứu Dân ý Hồng Kông (đơn vị tổ chức hệ thống bầu cử sơ bộ) trong 9 tiếng đồng hồ, khiến cho cuộc bầu cử vào ngày 11/7 bị trì hoãn đến trưa mới bắt đầu được.
Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting): Người Hồng Kông lại sáng tạo kỳ tích
Văn phòng nghị viên khu vực Cửu Long và Tân Giới, nhà hàng, các điểm dừng trên đường phố, thậm chí là trên xe buýt, đã “hóa thân” thành hơn 240 điểm bỏ phiếu. Dưới ánh nắng gay gắt, người Hồng Kông không phân biệt già trẻ, xếp hàng dài bên ngoài điểm bỏ phiếu, ngoài bỏ một lá phiếu cho ứng cử viên mà họ ngưỡng mộ, cũng còn là cách để họ biểu đạt sự phản kháng đối với Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông và biểu đạt sự yêu mến Hồng Kông. Ngày 11/7, điểm bỏ phiếu ở Đại Phố (Tai Po) 15 phút trước lúc kết thúc bỏ phiếu (9 giờ tối), vẫn còn 400 người đang xếp hàng. Tại điểm bỏ phiếu Tin Shui Estate ở Thiên Thủy Vi (Tin Shui Wai), đội ngũ hàng trăm người xếp hàng từ sáng đến tối, 9 giờ tối ngày 12/7 là lúc kết thúc bỏ phiếu, vẫn có khoảng 300 người xếp hàng dài chờ bỏ phiếu.
Ngày bỏ phiếu đầu tiên kết thúc (ngày 11/7), ông Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting), Phó giáo sư khoa Luật Đại học Hồng Kông, người phụ trách tổ chức bầu cử sơ bộ, đã tuyên bố có gần 230.000 người bỏ phiếu, “Ban đầu cho rằng trong 2 ngày có chưa đến 170.000 phiếu, hiện tại, một ngày đã phá vỡ mốc này.” Ngày bỏ phiếu thứ hai (12/7), số người tham gia bỏ phiếu tiếp tục tăng. Người phát động bầu cử sơ bộ phe dân chủ Đới Diệu Đình đã tuyên bố, đến 9 giờ tối, tổng số người bỏ phiếu điện tử là 592.211 người, còn có 21.000 lá phiếu thực thể.
Ông Đới Diệu Đình cho biết, cuộc bỏ phiếu của người dân lần này khiến cho ông đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, là một kỳ tích khác nữa mà người Hồng Kông tạo ra. Điều quan trọng là dưới Luật An ninh Quốc gia, lần sơ tuyển này được tiến hành dưới sự đe dọa của chính quyền, người dân muốn chống lại áp lực có khả năng bị bắt, bị truy tố, vẫn có hơn 600.000 người không sợ hãi sự đe dọa này, kiên trì thông qua lá phiếu để lên tiếng. Do đó ý nghĩa của cuộc bầu cử này vượt qua cả ý nghĩa ban đầu mà cuộc sơ tuyển phe dân chủ đặt ra. Ông hy vọng chính quyền có thể nhìn thấy, trong nhiều năm qua, từ Phong trào Ô dù năm 2014 đến Phong trào Phản đối Dự luật Dẫn độ năm 2019, rồi đến Luật An ninh Quốc gia lại được đưa ra năm 2020, người Hồng Kông chưa bao giờ từ bỏ sự truy cầu dân chủ. Điều này cũng khiến cho quốc tế nhìn thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thất tín bội nghĩa như thế nào, tước đoạt quyền lợi chính trị của người Hồng Kông như thế nào.
Cựu nghị viên Hội đồng Lập pháp Âu Nhược Hiên (Au Nok-hin), người tham gia điều phối cuộc sơ tuyển này hình dung rằng, dưới khói mù của Luật An ninh Quốc gia, lần sơ tuyển này đã thể hiện ra sự dũng cảm của người dân Hồng Kông, “Là người Hồng Kông, tôi cũng cảm thấy vinh hạnh”. Tuy nhiên muốn làm được quá bán “35+” ghế nghị viên, vẫn còn rất nhiều quan ải phải vượt qua, bao gồm các đội ngũ kiểm phiếu, thuyết minh và điều phối, v.v, ông kêu gọi người dân Hồng Kông trong tương lai tiếp tục đồng hành.
Hoàng Chi Phong: Ngăn chặn Đảng Cộng sản là lựa chọn duy nhất của chúng ta
Thời điểm bỏ phiếu kết thúc, cựu Tổng thư ký Đảng Demosistō Hồng Kông Hoàng Chi Phong đã phát biểu cảm nghĩ, anh cho biết số người bỏ phiếu sơ tuyển lần này khiến ngoại giới nhìn thấy người Hồng Kông “vẫn không lựa chọn đầu hàng, không bỏ cuộc”. Anh nói thẳng, trong ngày Luật An ninh Quốc gia được thông qua, chưa từng nghĩ rằng sẽ có hơn 500.000 người dám bước ra bỏ phiếu. Anh sẽ không xem nhẹ sự đe dọa của ĐCSTQ đối với người Hồng Kông, càng không xem thường dũng khí và trí tuệ của người Hồng Kông, sáng tạo hết kỳ tích này đến kỳ tích khác: “Ngăn chặn ĐCSTQ, bảo vệ Hồng Kông là lựa chọn duy nhất của chúng ta.”
Cựu thành viên Đảng Demosistō Hồng Kông, cựu nghị viên Hội đồng Lập pháp La Quán Thông (Nathan Law) ở hải ngoại khen ngợi, nói rằng người xếp hàng dài bên ngoài của hơn 200 trạm bỏ phiếu, giống như hơn 200 lần diễu hành biểu tình cỡ nhỏ, để cho cộng đồng quốc tế biết người Hồng Kông rất nhiệt huyết với đòi công bằng chính nghĩa. Càng nhiều người bỏ phiếu, càng có thể công phá “tuyên truyền nước ngoài” của Bắc Kinh, khiến ngoại giới nhìn thấy được ý chí phản đối của người Hồng Kông đối với Luật An ninh Quốc gia.
Sầm Ngạo Huy (Lester Shum): Hồng Kông năm 2020 cần nhất là người sau tiếp bước người trước
Mục tiêu của cuộc sơ tuyển lần này là cân đối đội ngũ ra ứng tuyển trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp sắp tới, bao gồm bầu cử trực tiếp tại 5 khu vực toàn Hồng Kông, Hội đồng siêu quận và giới dịch vụ y tế, để tranh cử quá bán số ghế trong Hội đồng Lập pháp. Người tham gia tranh cử thuộc phe dân chủ sẽ vận động phiếu bầu tại các khu vực trên toàn Hồng Kông, để tạo thế cho cuộc bầu chọn “sàng lọc không chính trị”.
Sầm Ngạo Huy – Nghị viên quận Tsuen Wan, Lãnh tụ sinh viên Phong trào Ô dù, người được coi là thuộc “phe chống đối”, tìm kiếm cơ hội vào Hội đồng Siêu cấp quận. Anh nói, phẩm chất riêng của người Hồng Kông năm 2020 cần có nhất chính là “người sau tiếp bước người trước”, La Quán Thông trở thành “cái gai trong mắt” của ĐCSTQ, không thể tiếp tục phát huy tác dụng ở tiền tuyến – Hội đồng Lập pháp, người sau cần xông lên tiền tuyến tiếp tục “chiến đấu”. Anh tin rằng những người tham gia tranh cử lần này đều đã “hiểu ra trận chiến kịch liệt với cực quyền ẩn thân”.
Hà Quế Lam (Gwyneth Ho), cựu phóng viên Stan News cho biết, cuộc đấu tranh của người Hồng Kông đã phải đối mặt với áp lực vô cùng ghê gớm, nhưng cũng đồng thời mở ra khả năng thay đổi mang tính lịch sử. Khi “Ý dân, lòng dân của người Hồng Kông, trở thành nguy hại An ninh Quốc gia”, thì số người bỏ phiếu có thể cho cộng đồng quốc tế nhìn thấy có bao nhiêu người không sợ Luật An ninh Quốc gia, “người Hồng Kông vẫn không bị đánh cho tiêu trầm”.
Diệp Đức Nhàn: Không làm thì chắc chắn không thành công
Nghị viên Hội đồng Lập pháp Trần Chí Toàn (Slow Beat), người đang tìm kiếm nhiệm kỳ tiếp theo tại Tân Giới Đông cho biết, sau khi Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực, ngày 1/7 ông tham gia diễu hành, ông bị bắt cùng rất nhiều người; do ảnh hưởng của dịch bệnh và luật tà ác, một thời gian ngắn trong tương lai chưa chắc đã có mít tinh diễu hành. Do đó, lần ngày người dân dùng phiếu bầu, dùng phương thức hòa bình nhất, “để cho người Hồng Kông thấy, cho Chính phủ Đặc khu thấy, cho ĐCSTQ thấy, cho toàn thế giới thấy, người Hồng Kông sẽ không khuất phục, dù Luật An ninh Quốc gia đã được thông qua, dù cho ngày nào cảnh sát cũng bắt người lung tung, dọa nạt người dân Hồng Kông, nhưng những việc mà chúng tôi làm trong quá khứ khi vẫn còn có tự do nhân quyền, thì hiện giờ chúng tôi vẫn sẽ làm như thế.”
Ngoài nhân vật trong giới chính trị hỗ trợ bầu cử ở nhiều nơi, nhân sĩ trong giới biểu diễn nghệ thuật cũng đứng ra vận động phiếu bầu và lên tiếng. Hoa hậu điện ảnh Hồng Kông Diệp Đức Nhàn hôm 12/7 đã cùng Hoàng Chi Phong đến khu dân cư Aberdeen để vận động bầu cho Viên Gia Úy (Tiffany Yuen Ka-wai), kêu gọi người lớn tuổi bỏ phiếu, sau đó bà lại đến khu dân cư Mei Foo Sun Chuen ở Cửu Long Tây, ủng hộ Trương Côn Dương (Sunny Cheung) tham gia tranh cử. Tại đó, bà kêu gọi cử tri bỏ phiếu và nói rằng, “làm chưa hẳn thành công, nhưng không làm thì chắc chắn không thành công, không nên từ bỏ, hãy làm việc mà chúng ta nên làm”.
Nhiều điểm bỏ phiếu bị quấy nhiễu
Hai ngày bỏ phiếu đã liên tiếp bị lực lượng thân cộng của chính quyền chèn ép. Khoảng 5 giờ chiều ngày 11/7, tại trạm bỏ phiếu trên phố Lok Fu của ông Đàm Văn Hào (Jeremy Tam Man-ho), nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc Đảng Công dân, có hơn 30 nữ tình nguyện viên bị tấn công, bị người thân cộng chửi mắng và dùng ô che mưa cán dài đuổi đánh vào đầu. Ông Đàm Văn Hào lên án hành vi của “bạo đồ”, nhấn mạnh (chính quyền) liên tiếp dùng thủ đoạn hạ lưu, dùng khủng bố để cai quản Hồng Kông là điều không thể được, bởi vì “người Hồng Kông càng bị đánh lại càng ngoan cường”.
Lúc 6 giờ ngày 11/7, khi Hoàng Chi Phong vận động bầu cho Viên Gia Úy tại trạm tại bầu cử phố Tai Koo, người thuộc phe kiến chế Thạch Khởi đã đến khiêu khích, dùng điện thoại ghi hình Hoàng Chi Phong ở cự ly gần, không ngừng mắng chửi anh là “Hán gian”, “tay sai”, “nhận 20 triệu đô la Hồng Kông mua nhà”, lên tiếng phản đối trước người dân vây quanh hiện trường, “ở đây không hoan nghênh cậu, cậu đã nhận tiền rồi, nhanh trở về Đại Lục”. Hoàng Chi Phong cũng lớn tiếng phản bác, và nói “Hiện nay là ngày thứ 10 thực thi Luật An ninh, tôi còn chưa bị người ta bắt nữa”, Thạch Phòng gây rối loạn khoảng 10 phút, sau đó phải bỏ đi trong tiếng mắng chửi của người dân.
Ngoài ra, ở bên ngoài văn phòng làm việc của nghị viên Khưu Văn Tuấn (Yau Man-chun) ở Shui Chuen O Estate cũng thiết lập trạm bỏ phiếu. Ngày 12/7, trạm này đã bị người tự xưng là nhân viên “giám sát an ninh” của đại diện tòa nhà xua đuổi dọn dẹp hiện trường, đồng thời ngăn cản người dân bỏ phiếu. Tuy nhiên, sau khi họ rời đi, điểm rời đi, nhân viên tình nguyện lại mở lại trạm bỏ phiếu để cho người dân bỏ phiếu.
Người dân Hồng Kông không sợ hãi: Dùng văn minh phản kháng cường quyền
Trước ngày diễn ra cuộc bầu cử, Văn phòng An ninh Quốc gia trú tại Hồng Kông cũng vừa mới treo biển thành lập. Chính phủ Hồng Kông sau đó công bố chi tiết Điều 43 – Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, mở rộng quyền cho phép cảnh sát vào nhà dân lục soát, hạn chế xuất cảnh, đóng băng tài sản, thậm chí giám sát ngôn luận trên mạng, làm dấy lên bầu không khí khủng bố mới. Cục trưởng Cục Hiến pháp và Đại lục Tăng Quốc Vệ còn nói, người tham gia bầu cử sơ tuyển đều có thể vi phạm điều luật liên quan đến hành vi tìm cách chia tách quốc gia, ngăn cản chính quyền Hồng Kông thực hiện chức năng theo luật pháp trong Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông.
Tuy nhiên, có người dân cho biết, bỏ phiếu là quyền lợi hợp pháp, không sợ vi phạm Luật An ninh, sự dọa nạt của quan chức ngược lại càng khiến người dân quyết tâm bỏ phiếu, sự dọa nạt trở thành biến tướng của “tuyên truyền bầu cử”. Cũng có người dân nói, biết rõ dưới Luật An ninh Quốc gia, ứng cử viên tranh cử thuộc phe dân chủ rất có thể sẽ bị chính quyền hủy bỏ tư cách tham gia tranh cử, nhưng vẫn sẽ bầu 1 phiếu, bởi vì càng muốn kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến việc ĐCSTQ đàn áp bầu cử dân chủ, đồng thời nói cho toàn thế giới biết quyết tâm của người Hồng Kông: ĐCSTQ có thể dùng cường quyền đàn áp, nhưng người Hồng Kông đều muốn dùng phương pháp văn minh để phản kháng.
Lai Ân, Lý Tình, Hà Giai Tuệ