- Thiên Nhạc
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba (14/7) đã tuyên bố hủy bỏ đãi ngộ đặc thù của Hồng Kông, khiến nhân sĩ các giới chú ý phân tích những ảnh hưởng của việc này lên các lĩnh vực tại Hồng Kông.
Mỹ hủy bỏ đãi ngộ đặc thù đối với Hồng Kông
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, Bắc Kinh cưỡng ép áp dụng Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, Tổng thống Trump hôm 14/7 đã ký “Đạo luật Tự trị Hồng Kông” thành luật, và đưa ra mệnh lệnh hành chính với tiêu đề “Bình thường hóa Hồng Kông”, chấm dứt hoặc hủy bỏ đãi ngộ đặc thù của Mỹ đối với Hồng Kông, bao gồm chấm dứt Luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông năm 1992 trước khi chủ quyền Hồng Kông được chuyển giao; rút lại giấy phép miễn trừ xuất khẩu; hủy bỏ ưu đãi đối với người có hộ chiếu Hồng Kông, đối đãi giống như hộ chiếu của Đại Lục; tuy nhiên, Mỹ sẽ cân nhắc phân bổ lại hạn ngạch người tị nạn đối với cư dân Hồng Kông.
Mỹ sẽ đóng băng tài sản tại Mỹ của những người và những thực thể liên quan phá hoại “một quốc gia, hai chế độ”, phá hoại tự trị ở mức độ cao và phá hoại nền dân chủ của Hồng Kông; cấm những người liên quan và người nhà của họ nhập cảnh Mỹ; còn tìm cách chấm dứt thỏa thuận dẫn độ giữa Mỹ và Hồng Kông; chấm dứt cung cấp đào tạo bồi dưỡng cho lực thực thi pháp luật như cảnh sát Hồng Kông.
Ngoài ra, Mỹ còn hủy bỏ bao gồm cả giao lưu khoa học công nghệ cao và giao lưu học thuật, ví dụ như chấm dứt hợp tác với Viện Nghiên cứu khoa học thông tin Không gian và Địa cầu của Đại học Trung văn Hồng Kông, và chấm dứt kế hoạch giao lưu quốc tế Fulbright Program.
Có đại diện giới thương mại cho rằng, Hồng Kông đối mặt với tính bất ổn đang gia tăng, lo lắng mối quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi, hơn nữa đồng minh quốc tế của Mỹ có thể sẽ áp dụng chế tài khác nhau đối với Hồng Kông và Bắc Kinh. Theo nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc Đảng Tự do của giới thương mại, ông Chung Quốc Bân (Kwok Pan Chung) cho biết, về sau sản phẩm “Sản xuất tại Hồng Kông” và sản phẩm “Sản xuất tại Đại Lục” xuất khẩu sang Mỹ sẽ không có sự phân biệt, một số nhà sản xuất Hồng Kông tại Đại Lục sẽ chuyển dây chuyền sản xuất về Hồng Kông cũng không thể tránh được thuế quan lớn khi xuất khẩu sản phẩm đến Mỹ. Ngoài ra giới học thuật nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến giao lưu học thuật khoa học công nghệ
Ông Lê Khởi Trí (Carpier Leung Kai Chi), là Tiến sĩ Địa lý học của Đại học Đại học Minnesota Mỹ, giảng viên khách mời của Học viện Báo chí và Phát thanh truyền hình thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông, hôm 15/7, ông chia sẻ trên mạng xã hội rằng, trên đỉnh núi của của Thư viện Liên hợp thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông có một “sóng”, tức là trạm thu nhận thông tin vệ tinh viễn thám mặt đất, cũng gọi là “Sóng UC”, bên trong có đĩa vệ tinh, chuyên nhận dữ liệu vệ tinh viễn thám, chính là hình ảnh vệ tinh giám sát địa cầu, có thể dùng để quan sát nơi nào cháy rừng, thảm họa lũ lụt, v.v.
Ông cho biết, ông Trump ký mệnh lệnh hành chính, có mục điểm tên viện nghiên cứu này, chấm dứt hợp tác của Khảo sát địa chất Mỹ thuộc Bộ Nội vụ Mỹ.
Ông Lê Trí Minh còn nói, ông xuất thân từ ngành chế tác bản đồ, hiểu được hình ảnh vệ tinh rất dễ đạp trúng cái gọi là “An ninh quốc gia”, cho nên bị điểm tên đầu tiên cũng không lạ. Ông cho rằng, học thuật vốn không có biên giới, nhưng bị chính trị tìm đến, do đó ông cảm thấy nghẹn ngào.
Trung – Mỹ đọ sức, giao lưu học thuật có thể bị “tuẫn táng”
Phó Giáo sư Trần Gia Lạc (Kenneth Chan Ka-lok) thuộc Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế – Đại học Baptist Hồng Kông, trả lời phỏng vấn cho biết, tự do học thuật Hồng Kông dưới sự đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều thách thức khác nhau. Ngoài việc Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông mở rộng đến hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của các trường học hoặc học giả cá biệt, sẽ bị hạn chế bởi rất nhiều “lằn ranh đỏ”, thảo luận về nghiên cứu khoa học và học thuật của Hồng Kông trên quốc tế, trước đây vốn được hưởng thụ sự tự do thì hiện tại cũng sẽ bị “tuẫn táng”, học giả Hồng Kông đến Mỹ giao lưu có thể cũng sẽ bị đối đãi giống như học giả Đại Lục, không có sự phân biệt, điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến một số kế hoạch nghiên cứu.
Ông Trần Gia Lạc nói: “Tầng ngoại giao chính là sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến một số nghiên cứu, thảo luận học thuật vốn hưởng tự do thì có thể dưới sự đối đầu này, có thể nói là sẽ bị ‘tuẫn táng’. Ví dụ về Đại học Trung văn cũng thế hoặc là kế hoạch Fulbright Scholarship cũng thế, cho đến việc tương lai có thể có giới học thuật, học giả đi Mỹ giao lưu, phải cần visa, v.v, thực ra đã hủy bỏ đãi ngộ đặc thù đối với Hồng Kông rồi, chúng ta là được coi như người Trung Quốc không có sự khác biệt. Những điều này thực ra sẽ tạo thành ảnh hưởng tới công tác thường ngày của chúng ta, cho đến một số nghiên cứu đang được lên kế hoạch hoặc đang được tiến hành.”
Ông cho biết, dự tính đồng minh của Mỹ cũng có hành động tương ứng, cho nên Hồng Kông rất khó có thể tiếp tục được gọi là trung tâm tài chính quốc tế hoặc thành phố quốc tế, cũng rất khó có thể tiếp tục thu hút được học giả quốc tế đến Hồng Kông làm công việc nghiên cứu.
Ông Trần Gia Lạc nhấn mạnh: “Về sau học giả nước ngoài muốn đến Hồng Kông công tác, hoặc nhà nghiên cứu hỏi chúng tôi, Hồng Kông các bạn làm thế nào để đảm bảo tự do học thuật? Nghiên cứu mà tôi làm liệu có bị ảnh hưởng hay không, hoặc là một số hạn chế, thậm chí khi chúng tôi đang trong thời gian làm việc, bị người khác tố cáo ‘đạp lên lằn ranh đỏ’ không thể làm tiếp được; tôi ở Hồng Kông làm dạy học nghiên cứu, liệu có bị Luật An ninh Quốc gia kia hạn chế không, những việc chúng tôi muốn làm, thảo luận, sự việc cần tự do suy nghĩ biện luận nhưng cũng không làm được. Tất cả những vấn để này tôi đã rất khó để trả lời, tôi nghĩ ngay cả hiệu trưởng cũng không hiểu đáp án này.”
Quá nửa người Hồng Kông ủng hộ Mỹ chế tài Hồng Kông
Viện Nghiên cứu Dân ý Hồng Kông, tiền thân là Kế hoạch Nghiên cứu Dân ý Đại học Hồng Kông, hồi đầu tháng 7 đã công bố về cuộc khảo sát trên mạng với hơn 7.600 tham gia, kết quả cho thấy, có 57% người được hỏi cho biết ủng hộ Mỹ chế tài Hồng Kông, 29% người phản đối.
Ông Trần Gia Lạc phân tích, kết quả điều tra dân ý đã phản ánh người Hồng Kông “không nhận lệnh” (của ĐCSTQ), sẽ không cảm thấy bản thân là “cô nhi” trong phong trào dân chủ thế giới, thông qua những không gian còn lại sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, biểu đạt ý nguyện chung của người Hồng Kông, cho rằng sự chế tài của quốc tế chính là sự quan tâm tới tình hình hiện tại của Hồng Kông.
Ông Trần Gia Lạc nói: “Nếu không thế thì [Hồng Kông] sẽ nhanh chóng biến thành một Tân Cương hoặc Tây Tạng tiếp theo; hoặc là số ít luật sư nhân quyền tại Đại Lục hiện nay cũng vậy, một số học giả chuyên gia dám lên tiếng cũng vậy, đều bị đàn áp, họ có thể bị nói là ‘người phát tán tin đồn’, bị giam giữ, bị cho nghỉ việc. Người Hồng Kông không muốn nhìn thấy những tình huống này, cho nên hiện nay họ tiếp tục ở đây làm tốt bổn phận của mình, cũng đều đồng thời tìm kiếm sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, bạn bè hiểu được tình hình Hồng Kông.”
Thiên Nhạc