Hương Thảo
Trong một bài bình luận về 3 vấn đề thời sự liên quan đến động thái của chính quyền Trung Quốc thời gian gần đây, chuyên gia Đường Hạo đã chỉ ra sơ đồ chiến lược trong chuyến thăm Đài Loan của Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ.
Sau đây là trích đoạn bình luận của ông Đường Hạo, được Epoch Times tổng hợp:
Chủ nhật tuần này (9/8), Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar sẽ đến thăm Đài Loan. Ông Azar cũng sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn của Trung Hoa Dân Quốc thay mặt cho Tổng thống Trump.
Ông Azar không chỉ là quan chức nội các Hoa Kỳ đầu tiên thăm Đài Loan trong sáu năm qua, mà còn trở thành quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1979. Khi quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức đóng băng trong 40 năm, thì quan hệ Mỹ-Đài đã bước vào thời điểm ấm nhất trong 40 năm.
Vậy tại sao chính quyền Trump lại cử Azar thăm Đài Loan vào thời điểm này, đồng thời chuẩn bị bán 4 máy bay do thám không người lái tiên tiến cho Đài Loan?
Trước hết, Mỹ cử Bộ trưởng Bộ Y tế thăm Đài Loan, một mặt muốn tuyên dương thành tích xuất sắc của Đài Loan trong công tác phòng chống dịch với cộng đồng quốc tế, đồng thời giúp Đài Loan chống lại sự thờ ơ, đàn áp và gạt ra ngoài lề của ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới, giúp Đài Loan nâng cao vị thế quốc tế.
Mặt khác, Hoa Kỳ dùng động thái này để ngầm chỉ trích sự che đậy toàn diện của ĐCSTQ đối với dịch bệnh và tìm nguyên nhân đã khiến virus hoành hành thế giới.
Thứ hai, Mỹ đã cử các quan chức cấp cao trong nội các đến thăm Đài Loan để bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Đài Loan chống lại ĐCSTQ, bởi vì vị trí chiến lược độc nhất của Đài Loan có thể nói là nằm trên “tuyến đầu chống lại ĐCSTQ”.
Do đó, Hoa Kỳ có ý định lấy lập trường này để bày tỏ rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành hậu thuẫn của Đài Loan chống lại ĐCSTQ. Đài Loan là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong Khu vực Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đồng thời, nước này kêu gọi các đồng minh của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ủng hộ Đài Loan và chống lại ĐCSTQ.
Ngoài ra, Hoa Kỳ đã cử các quan chức cấp cao đến thăm Đài Loan, “đầu tàu chống ĐCSTQ toàn cầu”, cũng có thể vì muốn sử dụng điều này để nhắc lại quyết tâm tổ chức một “liên minh chống ĐCSTQ” ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hoặc thành lập một “NATO ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.”
Trước đây, do sức ép của ĐCSTQ, các nước lớn trên thế giới không dám cử quan chức cấp cao đến thăm Đài Loan, nhưng lần này Mỹ đã dẫn đầu để phá vỡ sự phong bế của ĐCSTQ, giúp các nước cùng nhau theo dõi, cùng nhau ứng phó, cùng nhau tổ chức một liên minh giữa NATO và Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
Ngoài ra, chuyến thăm của ông Azar tới Đài Loan ở một mức độ nào đó là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm gây áp lực ngoại giao lên ĐCSTQ. Trong khi nâng cấp quan hệ tương tác giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, đồng thời hạ nhiệt quan hệ Mỹ-Trung, nó đã gây áp lực lên ĐCSTQ từ một góc độ khác bằng cách “tách rời ngoại giao”.
Bất kể Mỹ có thực sự muốn cắt đứt quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ hay không, sự gia tăng tương tác giữa Mỹ và “Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan” cũng đủ để khiến ĐCSTQ cảm thấy sự khác biệt giữa “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và “Trung Hoa Dân quốc” trên mọi phương diện, bao gồm hệ thống chính trị, bầu không khí xã hội, lịch sử và văn hóa, tự do và cởi mở…
Vì vậy, việc Mỹ cử Azar đến thăm Đài Loan lần này không chỉ để bày tỏ tình hữu nghị và sự khẳng định với Đài Loan, mà còn để kêu gọi các đồng minh trên thế giới hợp lực với Đài Loan để chống lại ĐCSTQ và chống lại sự bành trướng của ĐCSTQ.
Do đó, chính phủ Đài Loan và khu vực tư nhân cũng nên tận dụng tốt cơ hội này để hội nhập Đài Loan tích cực hơn vào làn sóng chống ĐCSTQ toàn cầu này, để Đài Loan có thể đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong một “liên minh NATO Châu Á – Thái Bình Dương” trong tương lai, một vai trò tiên phong quan trọng hơn của Đài Loan, giành được sự công nhận và ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Theo Li Hao, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch