Căng thẳng Mỹ-Trung ngoài Biển Đông thua xa đấu đá nội bộ ở Bắc Đới Hà

Vũ Dương

Ảnh: NTDTV tổng hợp.

7 Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần nữa im hơi lặng tiếng trong nhiều ngày, có thông tin cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà đang được khai mạc. Mới đây, ngày 8/9, có truyền thông Hồng Kông phân tích rằng đối đầu căng thẳng giữa Mỹ – Trung trên Biển Đông cũng không quyết liệt như đấu đá nội bộ ĐCSTQ tại hội nghị Bắc Đới Hà lần này.

Căng thẳng Mỹ-Trung

Mấy tháng trở lại đây, quân đội Mỹ tiếp tục tăng cường triển khai quân sự và hoạt động trinh sát trên các vùng biển xung quanh Trung Quốc, ngoài việc điều động hai siêu tàu sân bay là USS Ronald Regan và USS Nimitz thể hiện sức mạnh quân sự trực tiếp với Bắc Kinh ra, các máy bay quân sự của Hoa Kỳ hầu như xuất hiện mỗi ngày cũng liên tục “trinh sát và răn đe” ĐCSTQ.

Theo tin tức từ “Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược biển Đông (SCSPI) của Trường ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc”, ngày 5/8 đã thăm dò được ba máy bay quân sự của Hoa Kỳ thay phiên nhau xuất hiện ở vùng biển xung quanh Trung Quốc. Máy bay chỉ huy E-8C của Không quân Hoa Kỳ trinh sát vào ban đêm lần đầu tiên cách Quảng Đông 59,72 hải lý.

Ngày 6/8, lại có máy bay trinh sát RC-135W của không quân Mỹ và máy bay tuần tra P-3C của hải quân Mỹ tiến hành trinh sát gần Quảng Đông.

Theo thống kê từ SCSPI, máy bay quân sự của Mỹ đã thực hiện ít nhất 67 chuyến bay do thám quy mô lớn ở ngoài biển gần Trung Quốc vào tháng 7, đây là một sự gia tăng mạnh mẽ so với con số 35 chuyến bay vào tháng 5 và 49 chuyến bay vào tháng 6, cho thấy quân đội Mỹ đã chuyển hướng sang trinh sát “theo mô thức đối đầu”.

Đồng thời, quân đội Mỹ cũng tiến hành cuộc diễn tập quân sự trên hai tàu sân bay ở biển Đông trong hai ngày 4/7 và ngày 17/7. SCSPI cho rằng cường độ hoạt động do thám của quân đội Mỹ đã tăng lên đáng kể, như thể “có mục đích gây áp lực về chính trị và quân sự”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 trong buổi phỏng vấn độc quyền với Tân Hoa Xã thừa nhận rằng, trong nửa đầu năm nay, máy bay quân sự của Mỹ đã thực hiện hơn 2.000 lần hoạt động trên biển Đông. Ông cũng đổi giọng nói rằng biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực, thay vì nhấn mạnh các quần đảo trên biển Đông là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc như trước đây.

Bài phân tích cho rằng trước việc Hoa Kỳ liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt và răn đe, ĐCSTQ không thể đưa ra bất kỳ biện pháp hữu hiệu nào để đối phó, vậy nên bị buộc phải dịu giọng lại.

Căng thẳng ở Biển Đông vẫn thua xa đấu đá nội bộ của ĐCSTQ tại Bắc Đới Hà

Theo bài viết của nhà bình luận Lý Bình (Li Ping) được đăng trên trang Apple Daily của Hồng Kông, khi máy bay quân sự của Hoa Kỳ vừa bay đến trước cửa nhà, bên phía quân đội và Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ ngay lập tức đã thay đổi hình ảnh sói chiến hung hãn như mọi ngày, điều này khiến ngoại giới không khỏi đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì ai mới là con hổ giấy.

Bài viết nói rằng, trên thực tế, khi phải đối mặt với sự tấn công toàn diện của Hoa Kỳ, ĐCSTQ cuống cả chân tay, một phần do có sự chênh lệch rõ ràng về quân sự, công nghệ, tài chính và liên minh quốc tế, quan trọng hơn là người lãnh đạo ĐCSTQ đang phải đứng trước khủng hoảng đấu đá quyền lực và thanh trừng nội bộ.

Ông Lý Bình phân tích rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã leo thang đến bước sẵn sàng đối đầu với nhau, tuy nhiên bầu không khí căng thẳng ở biển Đông rõ ràng vẫn thua xa đấu đá quyền lực giữa các phe phái nội bộ ĐCSTQ tại hội nghị Bắc Đới Hà. 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đến ngày 8/9 đã không xuất hiện trước công chúng liên tục trong 8 ngày. Theo phân tích của các chuyên gia, nhiều khả năng hội nghị Bắc Đới Hà đã khai mạc, và những tin đồn về đấu đá quyền lực cũng đang diễn ra quyết liệt.

Kể từ đầu năm đến nay, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, lũ lụt và quan hệ Mỹ-Trung ngày một xấu đi, mâu thuẫn giữa ông Lý Khắc Cường và ông Tập Cận Bình ngày càng trở nên công khai. Ông Lý Khắc Cường nhiều lần chọc thủng “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình, trong khi ông Tập Cận Bình quyết liệt phản đối “kinh tế vỉa hè” của ông Lý Khắc Cường, như một hành động đáp trả.

Chuyên gia Lý Bình nói rằng mặc dù Lý Khắc Cường không công khai phản đối về các vấn đề ngoại giao và quân sự. Nhưng tin đồn các nguyên lão ĐCSTQ chất vấn về các chính sách hiện hành không ngừng dậy sóng. Một nhóm quan chức cấp cao, nguyên lão không thể chỉ đến Bắc Đới Hà ngâm mình trong nước biển, tắm nắng rồi giải tán, sự việc không đơn giản như vậy.

Ông phân tích rằng cảnh đấu đá thanh trừng khốc liệt của các phe phái nội bộ ĐCSTQ có khi còn kinh tâm động phách hơn cả việc máy bay quân sự của Mỹ đang áp sát Quảng Đông, và cũng khó tin rằng các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ sau kỳ nghỉ lại có thể tìm ra sách lược để đối phó với cuộc tấn công toàn diện của Hoa Kỳ.

Chỉ khi ĐCSTQ rút khỏi vũ đài lịch sử, mâu thuẫn Mỹ – Trung mới được giải quyết

Giới quan sát bên ngoài đều nhận thức chung rằng, nguyên nhân chính khiến quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu đi là do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tạo thành.

Lãnh Kiệt Phủ, cựu giám đốc Bộ Chính trị Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Bắc Kinh, cho biết trong cuộc phỏng vấn với trang Epoch Times rằng dịch bệnh lần này không chỉ càn quét toàn bộ Trung Quốc mà còn lan rộng trên khắp thế giới, dẫn đến thiệt hại to lớn về kinh tế và cái chết của biết bao người dân trên khắp thế giới. ĐCSTQ đến nay vẫn không thừa nhận sai lầm của mình, cũng không chịu trách nhiệm, vậy nên mới xuất hiện cục diện mới như vậy.

Giáo sư Lãnh Kiệt Phủ cho rằng chính phủ và Quốc hội Mỹ về cơ bản đều đã đạt được nhận thức chung, xã hội quốc tế đều đứng cùng một mặt trận muốn tiêu diệt ĐCSTQ. Ông nói rằng chỉ khi ĐCSTQ rút khỏi vũ đài lịch sử thì mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mới có thể giải quyết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi phỏng vấn ngày 4/8 cho biết rằng sự che đậy và vô trách nhiệm đối với dịch bệnh của ĐCSTQ đã gây nên “thiệt hại nghiêm trọng” cho mối quan hệ giữa hai nước. “Chúng tôi đã mất gần 160.000 người … Có thể nhiều hơn thế … … Đây là điều không thể chấp nhận được. Đó là do ĐCSTQ gây nên, nên tất nhiên sẽ có tác động tiêu cực”.

Nhà bình luận chính trị Lý Lâm Nhất (Li Linyi) phân tích rằng lý do lớn nhất khiến quan hệ Mỹ – Trung xấu đi là do ĐCSTQ thừa cơ khi các nước đang kiệt quệ trong việc phòng chống dịch bệnh đã ra đòn tấn công từ bốn phía: Không ngừng đưa máy bay quân sự và tàu chiến đến eo biển Đài Loan, biển Đông và biển Hoa Đông để khiêu khích; tàu cá Trung Quốc nhiều lần tấn công tàu cá Việt Nam, Nhật Bản, Philippines và Đài Loan; phát sinh xung đột tranh chấp biên giới với Ấn Độ; uy hiếp bắt nạt các nước láng giềng.

ĐCSTQ bất chấp phản đối mạnh mẽ của xã hội quốc tế và sự phản kháng mạnh mẽ của người dân Hồng Kông, vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” mà tự ý đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, đàn áp quyền lợi tự do dân chủ của người dân Hồng Kông, dẫn đến sự gia tăng trừng phạt chống lại ĐCSTQ của các nước xã hội tự do phương Tây do Mỹ dẫn đầu khiến nó ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.

Theo Li Quan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch

Related posts