Tin nước Úc sáng thứ Hai

Số chết vì cá!

The group proceeded to make its way to Cullen Bay with the man still breathing after being hit in the chest by the fish (not pictured), where they met up with police and paramedics who administered CPR

Đi câu cá giải khuây nhưng bị một con cá thu (mackerel) nặng 18 kg phóng lên thuyền lao trúng ngay ngực, một người đàn ông 56 tuổi tại Darwin đã bị thiệt mạng.

Tai nạn hi hữu này diễn ra vào khoảng 4.30 chiều thứ Sáu (15.8.2020) tại Cullen Bay, thuộc Darwin Harbour khi nạn nhân đi câu cá cùng gia đình và bạn bè. Gia đình muốn giữ sự riêng tư và không muốn tiết lộ danh tính của nạn nhân.

Cảnh sát Bắc Úc trình bày trong thông cáo: “Tai nạn thực sự kỳ lạ, khiến những người trên thuyền cùng các thành viên gia đình và bạn bè của nạn nhân hết sức đau buồn. Gia đình yêu cầu cảnh sát tôn trọng sự riêng tư của nên không bình luận thêm về tai nạn.

Phát ngôn viên của Sở cấp cứu St Johns Ambulance xác nhận người đàn ông nói trên vẫn thở khi nhân viên cấp cứu tới hiện trường: “Bệnh nhân cảm thấy khó thở và sau đó được hô hấp nhân tạo khi được đưa lên thuyền quay về Darwin. Chúng tôi tiếp tục cố gắng hô hấp nhân tạo cho nạn nhân khi thuyền cập bến Cullen Bay. Quy trình hồi sức được thực hiện trên thuyền và đội cứu thương của chúng tôi nỗ lực cấp cứu người đàn ông khi về tới bến. Tuy nhiên thực tế lại rất buồn khi một ngày đi câu lại kết thúc theo cách này”.

Nhân chứng, một ngư dân địa phương có tên James Crane cho biết đó là một con cá thu nặng 18 kg. Ông nói với đài ABC: “Sự việc nghe có vẻ kinh khủng tới khó tin nhưng nó đã xảy ra”.

Theo ông Crane thì chiếc thuyền câu cá nói trên thuộc sở hữu cá nhân chứ không phải thuyền thuê.

https://healthyfrog.readsector.com/wp-content/uploads/sites/6/2020/08/31973358-8630069-The_56_year_old_man_was_fishing_with_family_and_friends_on_the_D-m-33_1597470658406.jpg
Vịnh Cullen Bay

Năm 2018, một phụ nữ bị rách cổ khi con cá thu nặng 10 kg nhảy lên thuyền ở vùng nước cách Darwin 45 km. Trong vụ này một con cá thu dài khoảng một mét là đã nhảy cao hơn 1,5 m trên không trung trước khi lao lên thuyền và đâm trúng cổ của nạn nhân. Nạn nhân trong vụ việc này sống sót nhưng chịu một vết thương sâu ở cổ.

Nhưng khét tiếng nhất là vụ tấn công của giống cá đuối stingray, giết chết huyền thoại Steve Irwin năm 2006 tại vùng biển ngoài khơi thành phố Cairne ở Queensland.

Loại cá đuối “stingray” còn có tên là “dasyatid”, sống nhiều ở vùng biển nước ấm như bắc Queensland, Florida v.v… Loài cá đuối này có đuôi mạnh, cứng và sắc như dao cạo, cùng với gai cứng như là kẽm gai và đặc biệt là gai nhọn này có nọc độc. Thông thường thì loài cá này ít tấn công đối thủ mà thường bỏ đi khi có động, chỉ khi bị tấn công bất ngờ thì theo phản xạ tự nhiên đuôi cá sẽ vung ngược lên trên. Hiếm có ai chết vì bị cá đuối stingray tấn công nhưng  Steve Irwin — người được mệnh danh là vua cá sấu đã qua đời và là “Ðại sứ văn hoá” của Úc — đã bị cá này giết chết vào ngày 4.8.2006,

Irwin nổi tiếng khắp thế giới với các chương trình truyền hình về thú hoang ở Queensland và những hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Và để nổi tiếng như vậy, Irwin đã vượt qua những đối thủ trong nghề nhờ sự bạo dạn ở những màn tài tay không bắt cá sấu, “chơi đùa” với các loài rắn độc và nhện độc nổi tiếng cùng khả năng trình diễn hoạt bát, khôi hài với phong thái đặc trung của người Úc, nói lên tính chất địa phương, đậm đặc màu hoang dã của vùng nhiệt đới Queensland.

Trong bữa tiệc chiêu đãi nguyên Tổng thống Mỹ George Bush vào tháng 10 năm 2003 ở Canberra, Thủ tướng John Howard đã mời vợ chồng Irwin như là những biểu tượng sống của nước Úc. Trong khi đó thì nguyên Ngoại trưởng Alexander Downer đã đã dùng tấm hình gia đìnhmình chụp trong vườn thú của Irwin để làm thiệp Giáng Sinh năm 2005.  Năm 2005 Irwin được xếp vào thứ hạng thứ 20 trong danh sách “50 entertainers” hàng đầu của Úc, tức danh sách những người làm nghề giải trí như ca hát, đóng phim, diễn kịch v.v.. Tháng 2.2006 Irwin được giải thưởng của Uỷ ban du lịch nhờ những đóng góp cho kỹ nghệ du lịch Úc.

Irwin được nhiều tờ báo và đài truyền hình lớn chú ý, không chỉ là ở Úc mà của cả những tờ báo có ảnh hưởng lớn của thế giới như đài BBC, CNN, CBS, ABC hay các tờ The Washington Post, New York Times, The Times v.v…

Tuy nhiên cuộc đời gắn bó với thế giới động vật này đã kết thúc một cách lãng nhách. Irwin  đã bị một cá đuối stingray đâm chết giữa lúc đang thực hiện một cuốn phim tài liệu về thế giới động vật dưới đáy biển tại vùng biển san hô Batt Reef, gần đảo Low Isles ở ngoài khơi cảng Port Douglas, cách Cairn khoảng sau dặm về phía bắc. Thực ra hôm đó Irwin cùng các cộng sự viên muốn thực hiện một chương trình về giống cá “stonefish” quý hiếm, tuy nhiên vì lý do thời tiết, trưa hôm đó giống cá này lặn đi đâu hết, và khi phát hiện bầy cá đuối stingray, Irwin nảy ý định thực hiện một đoạn phim về loại cá này.

Irwin đã ngất xỉu ngay sau khi bị cá tấn công vào lúc 11 giờ trưa.Sau đó đoàn quay phim đã gọi ngay cấp cứu và cơ quan cứu thương đã sử dụng trực thăng để đến ngay tại chỗ nhưng không kịp. Các bác sĩ xác nhận là ngực của Irwin có một vết thủng, do cá đuối stingray đâm, nghĩa là nạn nhân bị đâm trúng tim.

Coronavirus: Victoria ghi nhận ngày có số tử vong cao nhất

Victoria ghi nhận có thêm 25 tử vong vào ngày thứ Hai, đánh dấu ngày có số tử vong cao nhất tại Úc từ khi đại dịch bắt đầu.

Bộ Y tế ghi nhận có 282 ca nhiễm mới tại Victoria trong 24 giờ qua. Vào hôm Chủ nhật có 297 ca nhiễm mới và 16 tử vong.

Tổng số tử vong tại Victoria tính đến sáng hôm nay là 334, trong đó có 107 tử vong trong 7 ngày qua.

People shop at the South Melbourne Market on Sunday. Source: Getty
Người dân đi shop tại South Melbourne Market hôm Chủ Nhật 16/06: Source: Getty

Số ca nhiễm vào hôm thứ Hai là lần thứ ba trong 5 ngày qua giảm dưới 300, điều này cho thấy có lẽ Victoria đã qua khỏi đỉnh của đợt sóng thứ hai.

Trong lúc đó tại NSW, tính đến 8 giờ tối Chủ Nhật 16/08 chỉ có 5 ca nhiễm mới, thấp nhất trong hơn một tháng qua và là lần thứ ba liên tục NSW có số ca nhiễm dưới 10. Và chỉ có 1 tử vong trong 24 giờ qua.

Trong số 5 ca nhiễm mới có 3 ca liên quan đến trường học Tangara School for Girls.

Related posts