Ông Tập phát động chiến dịch thanh trừng nội bộ

Đại Nghĩa

Ông Tập phát động chiến dịch thanh trừng nội bộ để duy trì quyền lực tuyệt đối
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015 (ảnh: Chính phủ Nga).

Hàng tá quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị điều tra kể từ tháng 7, trong một chiến dịch được gọi là “làm trong sạch thể chế chính trị và luật pháp” của Đảng.

Các nhà phân tích cho biết trên Tạp chí phố Wall rằng, cuộc thanh trừng được thúc đẩy bởi một trong những đồng minh thân cận của lãnh đạo Tập Cận Bình, người đề xuất quan điểm “hướng lưỡi dao vào trong và cạo chất độc từ trong xương”. Chiến dịch này nhằm siết chặt sự kiểm soát và tăng cường uy quyền của ông Tập.

Jonathan Cheng, chánh văn phòng thường trú của Wall Street Journal tại Trung Quốc, đăng bài phân tích chính sách thanh trừng nội bộ của ông Tập (ảnh chụp màn hình Twitter).

Quan chức cấp cao nhất trong số những người bị điều tra là Giám đốc công an Thượng Hải Cung Đạo An, cùng một số nhân vật trước đó từng được khen ngợi vì thành tích công tác của họ. 

Mục đích của chiến dịch là bổ nhiệm các nhân viên cảnh sát, công tố viên và thẩm phán nào có thể “tuyệt đối trung thành, tuyệt đối trong sáng và tuyệt đối tin cậy”.  

“Ông Tập đặc biệt phụ thuộc vào bộ máy nhà nước cưỡng chế này [để duy trì quyền lực], nhưng ông ấy cũng không tin tưởng vào nó”, Wu Qiang, một nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc và là cựu giáo sư tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói với Tạp chí phố Wall.

Người đứng đầu chiến dịch thanh trừng, Chen Yixin so sánh nó với Phong trào Chỉnh phong Diên An trong giai đoạn 1942 – 1945. Đây là một trong những cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử ĐCSTQ, nhằm tăng cường quyền lực của nhà độc tài Mao Trạch Đông.

Đối với một số nhà quan sát, chiến dịch chứng tỏ sự tham nhũng dai dẳng trong hệ thống tư pháp hình sự của ĐCSTQ.

Đối với nhà kinh tế Sheng Hong, những người đứng đầu ĐCSTQ “không nhận ra rằng tham nhũng là vấn đề mang tính thể chế”.

Chiến dịch “làm sạch” của Chen Yixin cũng được tạp chí Bitter Winter báo cáo. Trong đó lưu ý rằng các cuộc biểu tình gần đây ở Belarus, một đồng minh thân cận của ĐCSTQ, đã làm dấy lên lo ngại trong nội bộ ĐCSTQ khiến nó buộc phải hành động.

Một mặt ĐCSTQ tuyên truyền rằng, nhân dân cả trong nước và quốc tế đều ủng hộ tổng thống Lukashenko. Họ đã kích hoạt lực lượng dư luận viên trên mạng xã hội để phổ biến thông điệp này. 

Mặt khác, họ tăng cường tuyên truyền về “sự cần thiết phải tuân theo” ĐCSTQ vô điều kiện và không phàn nàn.

Có vẻ như ông Tập đang cố ngăn chặn hậu quả kinh tế do virus viêm phổi Vũ Hán gây ra, xung đột ngày càng gia tăng với Hoa Kỳ và các nước khác, và cuối cùng là nguy cơ bất ổn xã hội.

Jonathan Cheng, phóng viên chuyên về Trung Quốc của Tạp chí phố Wall, đã nhắc lại thông tin trong một dòng đăng Twitter của mình: “Một đồng minh cấp cao của Tập Cận Bình đã kêu gọi một cuộc thanh trừng theo kiểu Mao đối với bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc vào tháng trước, nói rằng đã đến lúc “quay lưỡi dao vào trong và cạo chất độc ra khỏi xương ”.

Rory Truex, phó giáo sư môn chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton (Mỹ) cho biết: “ĐCSTQ cũng là “chế độ tinh vi nhất” trong việc lợi dụng internet và công nghệ để kiểm duyệt và tuyên truyền. Nhằm mục đích trấn áp, kiểm soát và xuyên tạc thông tin”. Ông Truex cũng cho biết ĐCSTQ đã xác định được các mối đe dọa mà nó phải đối mặt và cách đối phó với chúng. 

“Nhưng có một số bằng chứng cho thấy điều đó có thể đã thay đổi dưới thời Tập Cận Bình, và một số điều thực sự khiến ĐCSTQ lớn mạnh dưới thời ông Tập có thể đang bị suy yếu”, ông Truex nói với hãng truyền thông ABC của Úc.

Related posts