Thủ hiến Victoria đổ tội cho Bộ trưởng Y Tế. Bộ trưởng Y tế tiểu bang tuyên bố từ chức

Một biến cố mà mọi người chờ đợi từ lâu, cuối cùng vào ngày hôm qua, thứ Sáu 25/9/2020, Thủ hiến xuất hiến trước Ủy ban Điều tra về scandal cách ly ở khách sạn gây ra đại dịch ở Victoria lần hai để trả lời câu hỏi quan trọng nhất: Ai đã quyết mướn các nhân viên an ninh tư canh gác tại các khách sạn thay vì quân đội của chính phủ liên bang.

Jenny Mikakos

Ông Andrews nói rằng Bộ trưởng Y tế của Victoria, bà Jenny Mikakos là người chịu trách nhiệm cho chương trình thất bại này.

Ông Andrews cũng nói thêm ông không biết Thủ tướng có đưa ra đề nghị gởi binh sĩ Úc đến giúp được canh gác này.

“Tôi muốn nói rõ ràng với tất cả các thành viên trong cộng đồng tiểu bang Victoria, ông thành thật xin lỗi cho những gì đã xảy ra,” ông nói.

Trong tuyên bố bằng văn bản, ông Andrews nói rằng bà Jenny Mikakos chịu trách nhiệm chính trong việc mướn người canh gác ở khách sạn sau buổi họp nội các vào ngày 8 tháng 4.  Trước đó bà chia sẻ trách nhiệm này trách nhiệm này với Bộ trưởng Công việc làm (Jobs Minister) Martin Pakula.

“Cho nên tôi xem Bộ trưởng Mikakos là người chịu trách chính,” ông nói tiếp.

Tuy nhiên những lời phát biểu của bà trước ủy ban này vào hôm thứ Năm hoàn toàn trái ngược lại, bà nói rằng bà hoàn toàn không biết việc sử dụng các nhân viên an ninh tư  – 2 tháng sau khi chương trình này bắt đầu.

Tin mới nhất vào sáng nay, thứ Bảy, bà Mikakos đã tuyên bố từ chức vì bà không đồng ý với những lời phát biểu của Thủ hiến Andrews trước ủy ban điều tra vào ngày hôm qua.

“Tôi không bao giờ muốn rời khỏi công việc này khi chưa hoàn tất nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với những lời phát biểu của Thủ hiến trước Ủy Ban Điều Tra, cho nên tôi không thể tiếp tục làm việc trong nội các của ông,” ông nói trong thông báo sáng nay.

“Tôi không bao giờ né trách trách nhiệm nhưng đó không phải chỉ là trách nhiệm của tôi, tôi cảm thấy thất vọng vì thanh danh của tôi bị tổn thương.”

Westpac phá kỷ lục tiền phạt

Westpac cops $1.3b money laundering fine
Peter King

Ngân hàng Westpac đã chấp nhận đóng số tiền phạt $1.3 tỷ để khỏi ra tòa vì vi phạm luật chống rửa tiền. Đây sẽ là khoản tiền phạt lớn nhất trong lịch sử Úc, gần gấp đôi số tiền phạt kỷ lục $702 triệu của ngân hàng Commonwealth vào năm 2018, và vượt xa số tiền phạt $45 triệu của Tabcorp Holdings vào năm 2016/

Trong thông cáo báo chí ngày 24.9.2020, Wespac công bố sẽ nộp khoản tiền phạt lên với Cơ quan Tình báo tài chính Úc (Australian Transaction Reports and Analysis Centre: AUSTRAC).

Cuối tháng 11 năm ngoái AUSTRAC đã đưa ngân hàng này ra Tòa án Liên bang với cáo buộc Westpac đã hơn 23 triệu lần vi phạm luật chống rửa tiền và luật chống hỗ trợ tài chính khủng bố. Theo cáo buộc thì số giao dịch không được báo cáo trong giai đoạn từ 2013-2018 có trị giá lên tới $11 tỷ. Ngoài ra, ngân hàng này còn bị một số cáo buộc khác liên quan đến việc lợi dụng trẻ em tại nước ngoài.

Giám đốc AUSTRAC Nicole Rose mô tả vi phạm của Westpac là ‘thiếu hợp tác một cách nghiêm trọng và có hệ thống’ khi không báo cáo tin tức về nguồn gốc của các khoản tiền giao dịch quốc tế và cũng không giữ lại sổ sách như quy định pháp luật. Như vậy Westpac đã vi phạm luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Westpac thời điểm đó là Lindsay Maxsted và Brian Hartzer đã từ chức.

Công bố chấp nhận khoản phạt trên để khỏi phải ra tòa, Giám đốc tổng quản trị của Westpac là Peter King đã bày tỏ “thành thật xin lỗi về những vi phạm của ngân hàng”, đồng thời cho biết ngân hàng đã nâng cao năng lực giám sát tài chính và tiến hành rà soát việc quản lý cũng như trách nhiệm minh bạch để ngăn chặn các vi phạm trong tương lai.

Số tiền phạt này cao hơn mức mà Westpac đã dự trù. Tháng 12 năm ngoái Nha Quản lý Ngân hàng- Tài chính – Bảo hiểm Úc (Australian Prudential Regulation Authority: APRA) đã ra lệnh Westpac bổ sung thêm $500 triệu vào nguồn vốn cố định để “đặt cọc” trước cho khoản tiền phạt nói trên.

Trước khi bị AUTRAC đưa ra tòa vào tháng 11 năm ngoái, vào tháng Năm năm 2019 Westpac đã tuyên bố là sẽ trích ra $896 triệu cho quỹ dự phòng cho tiền phạt, Ngoài ra Westpac còn đã phải trả lại hàng chục triệu Úc kim cho trên 40,000 khách hàng nợ tiền nhà vì đã thu tiền lời quá mức phải trả.

Đây là lỗi tính toán của Westpac với người vay tiền theo dạng “chỉ trả tiền lãi” (interest-only loan) vàdạng “trả tiền gốc và lãi hàng tháng” (principal and interest repayments). Thông thường thì sau một giai đoạn cố định, khách hàng sẽ được chuyển sang dạng thứ hai với tiền lãi trả nhẹ hơn. Tuy nhiên Westpac vẫn giữ nguyên số khách hàng nói trên ở dạng thứ nhất,do đó họ đã bị thiệt thòi khá nhiều khi sựlầm lẫn này kéo dài dài từ năm 2009 đến 2016.

Thông báo của Westpac cho biết đây là sơ suất nảy phát sinh trong tiến trình tính toán. Năm 2017, ngân hàng này đã phát hiện sơ suất này và chủ động liên lạc với khách hàng để giải quyết lỗi nói trên.Hiện có tới 70% số khách hàng bị ảnh hưởng đã bồi thường bằng chi phiếu hoặc trực tiếp chuyển ngân vào tài khoản vay.

Ngân hàng Commonwealth (CBA) cũng đã bị phạt $702 triệu vì những cáo buộc tương tự, và số tiền phạt này cũng vượt quá sự tưởng tượng của CBA khi chỉ dành ra quỹ dự phòng có

$200 triệu. AUSTRAC phát hiện Commowealth vướng vào trên 53,000 vụ vi phạm các quy chế kiểm soát nhằm ngăn chặn tệ nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Sự việc liên quan đến việc các máy bỏ tiền mặt thông minh (intelligent deposit machines: IDM) của ngân hàng này. Kể từ khi lắp đặt hệ thống IDM vào năm 2012, ngân hàng Commonwealt đã phó mặc, không áp dụng các biện pháp kiểm soát, cho phép các khoản tiền bất minh chảy về tài khoản của những người nhận vốn có thể dùng số tiền này chuyển cho các tài khoản khác hoặc chuyển ra nước ngoài. Trong hồ sơ nộp lên tòa án ở Sydney, Austrac cho biết các máy IDM được sử dụng như những con đường lòng vòng để chuyển tiền thu được từ hành vi phạm pháp.

Theo luật thì nếu khách hàng bỏ vào hay chuyển từ trương mục của mình số tiền từ $10,000 trở lên, ngân hàng có nhiệm vụ phải báo cho AUSTRAC trong vòng 10 ngày, không tính thứ Bảy và Chủ Nhật.

Tuy nhiên AUSTRAC cáo buộc Comomwealth đã “thả cửa” cho khách hàng, không hề hạn chế số tờ tiền mà khách ký thác vào máy IDM, cho phép khách hàng bỏ vào đến 200 tờ.

Nếu khách có toàn tờ $100, họ có thể thoải mái bỏ vào trương mục đến $20,000.

Đây là ngả đường thuận tiện cho những kẻ rửa tiền.

Số tiền phạt của Commonwealth lúc đó phá kỹ lục mà công ty cá cược Tabcorp Holdings “xác lập” vào tháng Tám năm 2016, khi công ty này đồng ý nộp $45 triệu tiền phạt để dàn xếp vụ vi phạm luật 108 lần. Đây là đợt phạt công ty dân sự lớn nhất Úc tính tới thời điểm đ1.

Tu chỉnh luật phá sản

New Bankruptcy Law in Australia — Good for You or Saving the Banks?

Chính phủ liên bang đã tu chỉnh luật phá sản để giúp đỡ công ty trong thời kỳ đại dịch, theo đó các công ty có khoản nợ dưới 1 triệu Úc kim sẽ được phép hoạt động trong khi xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nợ, thay vì phải đặt dưới và tình trạng chuyển giao quản trị.

Đây là tu chỉnh này là lớn nhất đối với luật phá sản trong vòng 30 năm qua. Tuyên bố ngày 24.9.2020 Tổng trưởng Kinh tế Josh Frydenberg cho biết những sửa đổi nói trên sẽ giúp các công ty tiếp tục hoạt động và như cứu người dân khỏi tình trạng mất việc làm.

Ông Josh Frydenberg cho biết tu chỉnh luật phá sản này sẽ có nội dung giống luật phá sản của Mỹ, cho phép các công ty nhỏ đủ điều kiện tái cấu trúc nợ trong khi tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Đầu tháng Chín này, Chính phủ Úc cũng đã quyết định gia hạn các biện pháp bảo chúng cho các công ty trong tình trạng vỡ nợ tạm thời và phá sản cho đến cuối năm 2020 để giúp đỡ các công ty vượt qua khó khăn hiện nay.

Related posts