Mạc Văn Trang
2-6-2025
Tự nhiên nghĩ vẩn vơ, thấy Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Đảng CSVN rất giống nhau, rất tương ứng với nhau.
I. LÃNH TỤ TINH THẦN
1. GHPG có lãnh tụ tinh thần là Đức Phật Thích ca Mâu ni và nhiều vị Phật, Bồ tát, Alahán…
2. Đảng CSVN có lãnh tụ Marx, Engels, Lênin, Hồ Chí Minh…
II. KINH ĐIỂN GIÁO LÝ (Lý luận)
1. Phật giáo có nhiều bộ kinh điển, tiêu biểu như:
Kinh Nikaya (hay còn gọi là Kinh tạng Nikaya) được xem là một trong những bộ kinh cổ nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo, đặc biệt là trong hệ thống Pa-li.
– Diệu Pháp Liên Hoa kinh.
– Tịnh độ kinh.
– Duy-ma-cật sở thuyết kinh.
– Tam-ma-địa kinh.
– Sám hối kinh.
– Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh.
Ngoài ra còn rất nhiều sách của các vị cao tăng viết ra bàn luận về Đạo, về Phật, về các trường phái Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam tông, Bắc tông… Sách này chất cao như núi.
2. Đảng CS có các bộ kinh điển:
– Toàn tập các tác phẩm của Karl Marx và Friedrich Engels gồm 50 tập;
– Toàn tập Lênin có tổng cộng 55 tập, và thêm 2 tập sách tra cứu;
– Toàn tập Hồ Chí Minh có tất cả 15 tập;
Ngoài ra còn Toàn tập Lê Duẩn, Trường Chinh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng…
Các loại sách kinh điển, lý luận này cũng chất cao hàng đống.
III. GIỚI LUẬT
1. Phật giáo có giới luật Tăng:
– Tam Tựu Giới:
Đây là giới luật cơ bản nhất, bao gồm 10 giới được tu sĩ phải tuân thủ, bao gồm các điều răn như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu …
– Cụ Túc Giới:
Đây là giới luật đầy đủ và chi tiết nhất, bao gồm 227 giới cho Tỳ-kheo (tu sĩ nam) và 311 giới cho Tỳ-kheo ni (tu sĩ nữ) theo truyền thống Nguyên Thủy, hoặc 250 giới cho Tỳ-kheo và 348 giới cho Tỳ-kheo ni theo truyền thống Đại Thừa …
2. Đảng CS có:
– Điều lệ Đảng nêu rõ Lý tưởng, mục đích, tổ chức, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên.
– Ngoài ra còn Quy định 19 điều Đảng viên không được làm theo Quy định 37-QĐ/TW
IV. TỔ CHỨC
1. GHPGVN
Có hệ thống tổ chức chặt chẽ, bao gồm các cấp: Trung ương, cấp tỉnh/ thành, cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh và cấp cơ sở (tự viện). GHPGVN còn có các tổ chức tôn giáo trực thuộc như Học viện Phật giáo Việt Nam và các trường Phật học, các ban chuyên môn và các tổ chức tôn giáo khác. (Nay bỏ GHPGVN cấp huyện).
– GHPG Việt Nam hiện có hơn 54.000 Tăng Ni và khoảng 18.491 ngôi chùa là cơ sở sinh hoạt tôn giáo cho các tu sĩ và Phật tử.
2. Đảng CSVN
Có Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định hệ thống tổ chức của Ðảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay được tổ chức 4 cấp, đó là: cấp trung ương, cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương và tổ chức cơ sở đảng (tức cấp xã và tương đương). (Nay bỏ cơ sở đảng cấp huyện)
– Việt Nam hiện có hơn 5 triệu đảng viên, sinh hoạt tại 10.053 đơn vị cấp xã (7.712 xã, 1.723 phường, và 618 thị trấn). Dự kiến sau khi sáp nhập, số lượng này sẽ giảm xuống còn khoảng 5.000 xã, phường…
V. TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Theo nhận xét của ChatGPT:
1. Về GHPG
1.1. Thương mại hoá tôn giáo
Nhiều chùa trở thành điểm du lịch tâm linh hơn là nơi tu hành.
Lễ hội, cúng bái trở thành dịp để thu lợi kinh tế, “dịch vụ tâm linh” nở rộ.
Bán vé vào chùa, thu phí lễ bái, xây tượng hoành tráng để hút khách.
1.2. Mê tín dị đoan, lệch lạc giáo lý
Người dân và cả một số tăng ni chạy theo cúng sao giải hạn, cầu tài, xin lộc, phản ánh sự pha trộn giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian một cách lệch lạc.
Việc thờ cúng Phật bị biến thành cầu may mắn, phúc lộc thay vì tu tâm dưỡng tính, giải thoát khổ đau.
1.3. Sư sãi thiếu đạo hạnh, vi phạm giới luật
Một số trường hợp sư giả, sư thật nhưng vi phạm đạo đức: sống xa hoa, vi phạm giới luật, vướng vào bê bối tài chính, tình dục…
Thiếu tu tập nghiêm túc, tham gia hoạt động không phù hợp vai trò tu sĩ.
1.4. Chạy theo hình thức, mất chất tu hành
Xây chùa to, tượng lớn như một “cuộc đua” giữa các địa phương hay nhóm lợi ích.
Lễ nghi rườm rà, mang tính trình diễn nhiều hơn là nội tâm.
Tăng sĩ sử dụng mạng xã hội như một công cụ PR bản thân.
1.5. Quản lý lỏng lẻo, thiếu minh bạch
Một số ngôi chùa hoạt động như doanh nghiệp tư nhân.
Thiếu sự kiểm soát của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc bổ nhiệm, quản lý tăng ni và tài chính.
Kết luận:
Những lệch lạc nêu trên không đại diện cho toàn bộ Phật giáo Việt Nam, nhưng là hồi chuông cảnh tỉnh. Cần chấn chỉnh để trả Phật giáo về đúng bản chất là con đường tu tập, giải thoát khổ đau, không phải công cụ kiếm tiền hay phục vụ lợi ích cá nhân.
2. VỀ ĐẢNG CSVN
Dưới đây là bản tóm tắt những tha hoá và sai lệch nổi bật của một bộ phận đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện chức trách và đạo đức cách mạng, dựa trên thông tin từ các báo cáo của Đảng, truyền thông chính thống và các phân tích xã hội học:
2. 1. Tha hoá về tư tưởng, đạo đức, lối sống
Chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng: Đặt lợi ích cá nhân, gia đình, nhóm lợi ích lên trên lợi ích tập thể và quốc gia.
Suy thoái đạo đức, lối sống: Lười học tập chính trị, sống buông thả, thiếu gương mẫu.
Xa rời nhân dân: Không lắng nghe, thờ ơ với khó khăn, bức xúc của người dân.
2. 2. Tham nhũng, tiêu cực
Lợi dụng chức vụ để trục lợi: Tham ô, nhận hối lộ, thông thầu, bổ nhiệm “con cháu”, chạy dự án.
Biến công quyền thành tài sản cá nhân: Sử dụng ngân sách công, tài nguyên đất đai vì lợi ích riêng.
Hình thức hoá công tác phòng, chống tham nhũng ở một số nơi.
Ví dụ điển hình: Vụ án Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang, Phạm Nhật Vũ,… và gần đây là đại án Vạn Thịnh Phát, Việt Á.
2.3. Lạm quyền, thiếu dân chủ
Quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt: Quyết định không qua tham vấn, dân chủ hình thức.
Bao che sai phạm, thiếu minh bạch: Một số tổ chức Đảng yếu trong tự kiểm tra, giám sát.
Lợi dụng quyền lực trong công tác cán bộ: “Chạy chức”, “chạy quyền”, bổ nhiệm không đúng quy trình.
2.4. Suy thoái niềm tin và mất tính tiên phong
Một số đảng viên không còn giữ được lý tưởng cách mạng, thiếu ý chí phấn đấu, không tích cực trong công việc.
Làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào tổ chức Đảng, vào chính quyền.
2.5. Xa rời nguyên tắc tổ chức và kỷ luật Đảng
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự ý quyết định các vấn đề hệ trọng.
Che giấu khuyết điểm, không tự phê bình và phê bình nghiêm túc.
Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị.
Kết luận:
Những biểu hiện trên là một phần trong cuộc đấu tranh nội bộ để làm trong sạch Đảng, được chính Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận qua các nghị quyết, văn kiện như:
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII về xây dựng Đảng.
Chiến lược phòng chống tham nhũng đến 2030.
Các chiến dịch “đốt lò” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động.

VI. KỶ NGUYÊN MỚI
1. PHẬT GIÁO
Xuất hiện hành giả MINH TUỆ để nhìn rõ đâu là tu THẬT, đâu là tu GIẢ, đâu là Chánh pháp, đâu là Tà pháp, đâu là Phật, đâu là Ma… Tất cả nhằm thức tỉnh chúng sinh, làm cuộc Cách mạng tinh thần, trở về đúng với Bản chất của Giáo pháp Thích ca Mâu ni; chấn hưng các giá trị truyền thống dân tộc, xây dựng lại đời sống Đạo đức tinh thần, Tâm linh của dân tộc.

2. ĐẢNG CSVN
Xuất hiện TBT TÔ LÂM, nhìn rõ những hư hỏng, sai lệch, trì trệ, bất cập của Đảng, của toàn hệ thống xã hội, cần phải làm cuộc Cách mạng toàn diện để đưa đất nước vươn mình sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên phát triển hòa nhập vào xu thế chung của thế giới văn minh nhân loại.

Tóm lại, Trời, Phật đã cho dân tộc Việt Nam cơ hội ngàn năm có một để cách mạng cả Đạo và Đời, rũ bỏ những cái sai, cái xấu, vun đắp những cái tốt đẹp, văn minh.
Ta có tận dụng được cơ hội này hay lại để trôi qua?
Nguồn: Tiếng Dân