Bầu cử Queensland ngày 31 tháng 10, ai sẽ thắng?

Bầu cử của tiểu bang Queensland sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy 31 tháng 10 năm nay – là một cuộc bầu cử khó đoán trước kết quả. Đương kim Thủ hiến Annastacia Palaszcuk được đa số người Queensland đồng ý với các đối phó với đại dịch coronavirus nhưng về mặt kinh tế bà bị mất điểm nhiều.

Deb Frecklington (trái) và Annastacia Palaszcuk

Đối thủ của bà cũng là một phụ nữ, Deb Frecklington, 49 tuổi cũng là một ngôi sao sáng.

Nếu thắng cử thì đây là nhiệm kỳ thứ hai của bà Palaszcuk.

Trong đại dịch vừa qua bà Palaszcuk đã ứng phó khá thành công, tuy nhiên bà cũng bị chỉ trích gay gắt vì nhiều người cho rằng bà thiếu lòng nhân ái khi không cho phép một số cư dân NSW thăm viếng người thân ở QLD trong những trường hợp đặc biệt và không cho người NSW được chữa trị ở bệnh viện của QLD – đã làm cho 2 đức bé sơ sinh bị mất mạng. Đồng thời hành động đóng cửa nghiêm khắc của bà cũng gây thiệt hại rất nhiều cho người dân QLD về kinh tế nhất là nghành kỹ nghệ du lịch.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử QLD thay đổi nhiệm kỳ từ 3 năm thành 4 năm. QLD là thành trì của đảng Lao Động trong hơn một thế kỷ qua. Đảng Lao Động nắm quyền tại đây 26 năm trong 31 năm qua và 70 năm trong 105 năm qua. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của QLD cả hai ứng cử viên của hai đảng lớn đều là phụ nữ.

Hiện tại đảng Lao Động giữ 48 ghế trong tổng số 93 ghế, trong lúc đó Liên Đảng giữ 38 ghế. Cho nên muốn chiến thắng Liên Đảng phải thắng thêm 9 ghế, nhưng theo các nhà phân tích, đây là điều có thể xảy ra trong kỳ bầu cử này. Theo cuộc thăm dò của YouGov vào tháng 6 vừa qua, Liên Đảng dẫn trước Lao Động 4% (52% – 48%) và theo Newspoll, Liên Đảng dẫn trước 51% và 49%.

Trong cuộc bầu cử lần này, cử tri QLD sẽ tập trung vào 3 điểm chánh:

1/ Ai được cử tri tín nhiệm hơn?

Trong cuộc thăm dò của Newspoll vào cuối tháng 7 vừa qua, đương kim Thủ hiến Palaszcuk được đa số đồng ý với cách bà đối phó với đại dịch coronavirus và 57% tín nhiệm bà trong vai trò thủ hiến, trong lúc đó bà Frecklington chỉ được 26%.

2/ Y tế và kinh tế

Luật đóng cửa biên giới thiếu linh động của chính phủ QLD trong 6 tháng đã gây một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế của QLD nhất là về lãnh vực du lịch, khách sạn và hospitality.

Đối với những người bị ảnh hưởng bởi chính sách đóng cửa biên giới cứng ngắc của chính phủ QLD thì bà Palaszcuk bị mất điểm nhiều.

3/ Chương trình phục hồi kinh tế

Mặc dầu chính phủ QLD đang mắc nơ khoảng $100 tỉ và tỉ lệ thấp nghiệp cao hơn mức trung bình của toàn quốc nhưng theo thăm dò của YouGov, Lao Động dẫn trước Liên Đảng 11% về mức độ tín nhiệm đối với chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Để đối phó với điều này, Liên Đảng đưa ra chương trình 1930s Bradfield Scheme – một giấc mơ của nhiều nông dân QLD – lấy nước từ những con sông ở miền bắc dẫn về vùng phía tây và đưa ra kế hoạch $33 tỉ để nâng cấp xa lộ Bruce Highway từ Gympie đến Cairns.

Vì hơn phân nửa số ghế của QLD nằm ngoài thành phố Brisbane, cho nên đảng nào thắng được vùng địa phương (regional seats) sẽ thắng được QLD.

Cho nên có lẽ đây là một cuộc bầu cử rất sát nút, kết quả thắng thua chỉ cách nhau vài ghế.

Riêng Thủ tướng Morrison đang theo sát cuộc bầu cử này và dĩ nhiên là ông mong đợi cho đồng đảng của ông là bà Frecklington thắng cử. Và nhất là trong 3 tháng qua, ông Morrioson và bà Palaszcuk có nhiều bất đồng về vấn đề đóng cửa biên giới và ai cũng nhìn thấy là hai người này không thích nhau.

Nước Úc sẽ không thành công nếu đại học Úc thất bại

Phát biểu tại hội thảo về giáo dục đại học vào tuần qua (30.9.2020), Giáo sư Frank Larkins thuộc Đại học Melbourne ước tính sẽ có ít nhất một phần ba và có thể gần một nửa giới nghiên cứu, bao gồm cả các nghiên cứu sinh bậc tiếc sĩ, đang phải đối mặt với sức ép mất việc, mất tài trợ nghiên cứm

Nguyên nhân thứ nhất thì ai cũng biết, đó là Covid-19 và quyết định đóng cửa biên giới khiến sinh viên quốc tế giảm mạnh, mất đi nguồn thu quan trọng của các đại học. Nguyên nhân thứ hai là chính phủ liên bang có thể cắt khoản đầu tư cho nghiên cứu trị giá $750 triệu trong tài khóa 2020-2021,

Tổng trưởng giáo dục Úc Dan Teha thừa nhận rằng “nghiên cứu đóng vai quan trọng việc tạo ra các kỹ nghệ mới và tạo ra việc làm mới” song ông cũng thú nhận rằng do “ngân sách bị chia nhỏ và các trường đại học cần phải thương mại hóa hiệu quả hơn các hoạt động nghiên cứu của mình và biến ý tưởng thành những việc làm”.

Ông John O’Mahony, chuyên gia của công ty tư vấn Deloitte nhận định rằng đại dịch Covid-19 đã bộc lộ điểm yếu của các trường đại học tại Úc, tuy nhiên nước Úc “sẽ không thể thành công nếu các đại học Úc thất bại,”

Ông O’Mahony cho biết, số liệu thống kê của Deloitte cho thấy, cứ 1 Úc kim đầu tư vào nghiên cứu thì sẽ đóng góp 5 Úc kim vào nền kinh tế. Vì vậy, việc đầu tư cho nghiên cứu cần được thực hiện liên tục “chứ không để đóng mở như một nhà máy”.

Trong bối cảnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn thu bị sụt giảm nghiêm trọng, các trường đại học của Úc hy vọng, lượng sinh viên nội địa đăng ký nhập học trong năm tới sẽ tăng mạnh để giúp các trường có thêm nguồn tài chính duy trì hoạt động trong giai đoạn thử thách.

Related posts