Tổng bí thư bốn lần “đặc biệt”

Nguyễn Văn Chiến

Đại hội 13 sẽ diễn ra ngày 25.12021 và có thông tin chắc chắn rằng đương kim Tổng Bí thư – Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng phê chuẩn để ở lại, làm tổng bí thư khóa tới,

Điều lệ đảng buộc các ủy viên Bộ chính trị có tuổi đời quá 65 hoặc đã phục vụ hai nhiệm kỳ thì phải nghỉ hưu. Nguyễn Phú Trọng hiện đã 76 tuổi, tức đã quá tuổi khá nhiều mà còn quá hai nhiệm kỳ, lại thêm sức khỏe đang sa sút.

Tính ra Trọng đã được Trung ương đảng chiếu cố tuổi tác, xem là “trường hợp đặc biệt” đến bốn lần.

Trong đại hội 12 năm 2017 Trọng được chiếu cố là “đặc biệt” nhưng chỉ để ở lại thêm nửa nhiệm kỳ. Nhưng rồi hết nửa nhiệm kỳ, Trọng lại được xem là “đặc biệt” tập hai, không chỉ làm thêm nửa nhiệm kỳ nữa mà kiêm luôn chức chủ tịch, nghĩa là đặc biệt hai lần nữa!

Sự bất quá tam nhưng bây giờ Trọng lại được xem là đặc biệt thêm lần nữa, nên vấn đề đặt ra là: “Có phải đảng đã hết người rồi”.

Ví đảng đã hết người, không có ai đủ tiêu chí để làm bí thư nên mới lưu dụng cái ông giá quá tuổi quy định những 11 tuổi, lại làm quá hai nhiệm kỳ,

Sinh thời Hồ chí Minh có bảo “Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”. [1] Còn bây giờ, khi đảng viên Nguyễn Phú Trọng được xem là quá đặc biệt, cực kỳ đặc biệt, có lẻ đảng của Chí Minh hiện tại rất là xoàng.

Vì sao? Vì thành tích của Trọng rất xoàng, thành tích chính trị lớn nhất của Trọng là hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội 12, chỉ có thế. Trọng tốt nghiệp thủ khoa của khoa Văn Đại học Tổng hợp nhưng chữ nghĩa của Trọng rất xoàng, được thủ khoa chẳng qua là nhờ với luận văn nâng bi Tố Hữu, làm đẹp lòng những giảng viên muốn lấy lòng Tố Hữu. Trọng là “giáo sư”, từng là chủ tịch hội đồng lý luận trung ương nhưng lý luận cũng rất kém.

Để xem lại trình độ Trọng, tôi xin lật lại hai bài báo cũ để xét lại chữ nghĩa và lý luận của Trọng,

Gần đây nhất, ngày 16/11/2018 báo Tiền Phong đăng lá thư của Trọng nhân kỷ niệm 65 năm ngày báo này ra số đầu tiên. Tôi xin trính một vài đoạn để phân tích và xin đi thẳng vào vấn đề.

Nguyễn Phú Trọng (NPT) viết:

“Ngày 16/11/2018 là tròn 65 năm ngày Báo Tiền Phong ra số đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc. Thay mặt Đảng, Nhà nước, tôi thân ái gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tiền Phong nhân dịp dấu mốc quan trọng và đáng tự hào này.”

Góp ý & nhận xét:

  • Thứ nhất, NPT viết sai. Ta chỉ dùng chữ “tròn” khi số năm tận cùng bằng số “0”: tròn 10 năm, tròn 20 năm, tròn 30 năm v.v…. 65 là số lẻ, sao gọi là tròn?
  • Không đâu xa, ngày 31/8/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký “Nghị định 111/2018/NĐ-CP” để “quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương”, có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
  • Nghị định này có 4 chương, tổng cộng 18 “điều”, liên quan đến vấn đề đang bàn là điều 3 & 4 của chương I. Cụ thể:
  •  “Điều 3. Giải thích từ ngữ”, điểm số 5: “Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là ‘0’”.

“Điều 4: Nguyên tắc tổ chức kỹ niệm ngày thành lập, truyền thống’, điểm số 3: “Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn.”

NPT dốt, không hiểu từ “năm tròn”?

Thứ hai, NPT không biết cách sử dụng từ “nhân” và “nhân dịp”.

Hoặc viết: “Thay mặt Đảng, Nhà nước, tôi thân ái gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tiền Phong nhân dấu mốc quan trọng và đáng tự hào này.”

Hoặc viết:Nhân dịp các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tiền Phong kỷ niệm dấu mốc quan trọng và đáng tự hào này, tôi thân ái thay mặt Đảng, Nhà nước, gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất.”

NPT viết:

“Trong 65 năm qua, Báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn có vị trí, vị thế đặc biệt quan trọng trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hay trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Báo đều phát huy vai trò xung kích, tiên phong trong phản ánh cuộc chiến đấu và dựng xây, định hướng đúng đắn tư tưởng cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân để đoàn kết, chung sức phục vụ sự nghiệp cách mạng.”

Góp ý & nhận xét:

  • “Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào…. Báo đều phát huy vai trò xung kích, tiên phong.. như vậy thì Báo Tiền phong cũng đầy tội ác với nhân dân, với dân tộc.
  • Báo Tiền Phong ra đời ngày 16/11/1953 là năm mở đầu cho hàng loạt vụ cướp tài sản và xử bắn địa chủ vốn được bộ máy tuyên truyền cộng sản diễn tả như là “cuộc ách mạng long trời lở đất”. Cuộc “cách mạng” khai mở sau khi giới lãnh đạo cộng sản tuân lệnh cố vấn Trung Quốc đưa một ân nhân của mình là bà Nguyễn Thị Năm (hay Cát Hanh Long) ra xử bắn ngày 5/9/11953, sau ba lần đấu tố công khai.
  • Để “phát huy vai trò xung kích, tiên phong” của mình, chắc hẳn báo Tiền Phong cũng đi đầu trong công việc vu khống những địa chủ có công với kháng chiến, những địa chủ lương thiện hay thổi phồng tội trạng của những người không mấy lương thiện. 65 năm đã trôi qua, Tiền Phong đã có bao giờ “tự kiểm thảo” về tội ác này?
  • Không chỉ có cải cách ruộng đất, trong suốt thời gian đó báo Tiền Phong có vô can trong các vụ đấu tố và vu khống:
  • 1. Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc vì dám “khoán chui” để nông dân có cái ăn, thay vì bám vào mô thức gây chết đói của “hợp tác xã” nông nghiệp?
  • 2. Các văn nghệ sĩ trong vụ Nhân văn – Giai phẩm?
  • 3. Các thành phần “xét lại, chống đảng”?
  • 3. Tung hô các chiến dịch cướp bóc gọi là “cải tạo công thương nghiệp” tại miền Bắc vào năm 1959 và tại Sài Gòn năm 1976- 1978?
  • Bản thân Nguyễn Phú Trọng đã thấy ngượng về những vụ này nên tảng lờ, vờ vịt như không có. Ông Tổng bí thư – chủ tịch chỉ viết “Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hay trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Báo đều phát huy vai trò xung kích, tiên phong..” mà không dám nhắc đề thời kỳ “xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa”.
  • Mỉa mai thay, ông tổng bí thư đảng đã lấy được bằng “Phó tiến sĩ xây dựng đảng” (sau được “đôn” lên thành tiến sĩ) ngay tại thành trì xã hội chủ nghĩa Nga mà lại lấy làm ngượng, không dám nhắc lại “thời xây dựng đảng”!

NPT viết:

  • “Ngoài việc tham gia tích cực vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Tiền Phong cũng tham gia tích cực vào phản ánh đời sống sinh động của xã hội, góp phần phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, đồng thời chỉ rõ những điều chưa tốt, chưa hay, những sai trái trong xã hội, tiêu cực trong cuộc sống. Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước được Báo thông tin, tuyên truyền kịp thời, sinh động đến tuổi trẻ, thanh niên. Qua đó vận động đoàn viên, thanh niên hăng say học tập, lao động và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Góp ý & nhận xét:

  • Như nhiều lãnh tụ đảng đã thừa nhận, đảng từng đưa ra nhiều chính sách sai lầm qua một số thí dụ đã nêu ở trên. Ở đây ông tổng bí thư lại là trò giả mù sa mưa.
  • Tổng bí thư – chủ tịch khen “Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước được Báo thông tin, tuyên truyền kịp thời, sinh động đến tuổi trẻ, thanh niên”, vậy xin hỏi:
  • Khi “đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước” không đúng đắn, bị sai mà báo này lại “thông tin, tuyên truyền kịp thời, sinh động đến tuổi trẻ, thanh niên” mà không dám có lới lẽ phản biện, báo này có công hay có tội?
  • Người với trí tuệ trung bình kém cũng có thể rút ra kết luận: với thành tích đảng sai gì là nhiệt tình thực hiện cái đó, báo Tiền Phong đã là một trong những tội đồ đã góp phần đẩy đất nước sa lầy trung vũng bùn tụt hậu của ngày hôm nay!

NPT viết:

“Những năm gần đây, đất nước ta ngày càng đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Có thể nói, chưa bao giờ đất nước có được tiềm lực và vị thế như ngày nay.”

Góp ý & nhận xét:

  • Tổng bí thư – chủ tịch cần “nhìn thẳng vào thực tế:
  • Ngày nay Việt Nam có nhiều đại học và sinh viên hơn trước, nhưng trước năm 1975 sinh viên Thái Lan đến Việt Nam du học, bây giờ thì sinh viên Việt đến Thái du học.
  • Thời Pháp thuộc người Việt đến Miên trong tư thế những viên chức quản trị, bây giờ người Việt đến đây để bán thân, làm đĩ.
  • Báo cáo của Chính phủ vào tháng 10 năm 2017 cho thấy nợ công chiếm 62.6% GDP.
  • Trước đó chỉ một năm, ngày 10.6.2016 Thời báo Kinh tế Sài Gòn đăng bản tin “Chính phủ sẽ vay 20 tỉ đô la, trả nợ 12 tỉ đô la Mỹ”: “Chính phủ dự kiến vay 452.000 tỉ đồng (hơn 20 tỉ đô la Mỹ), và đặt kế hoạch trả nợ 273.000 tỉ đồng (12 tỉ đô la Mỹ) trong trong năm 2016. Đây là những con số chính theo Quyết định 1011/QĐ-TTg về kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký.”
  • Tổng bí thư có thể hình dung tình thế của chính quyền mình: Cách đây hai năm phải vay 20 tỷ trong đó trích ra 12 tỷ trả nợ, còn lại 8 tỷ bù vào khoản thâm thủng ngân sách.
  • Không làm ra tiền để vận hành chính quyền và trả nợ nên phải đi, càng ngày lãi mẹ càng đẻ lãi con! Bao nhiêu nợ nần trút hết lên đầu con cháu mà lại vênh mặt lên phán rằng “chưa bao giờ đất nước có được tiềm lực và vị thế như ngày nay”, tổng bí thư – chủ tịch có biết xấu hổ hay không?

NPT viết:

“Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, thuận lợi thì đất cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, dù đã có nhiều chuyển biến những vẫn diễn ra phức tạp. Trong giới trẻ, cũng còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; thậm chí có một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm đi ngược lại bản chất, truyền thống vẻ vang của Đoàn và trái với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc…”

Góp ý & nhận xét:

  • “Tiến hóa” và “chuyển biến” là quy luật tự nhiên, quy luật của muôn đời. “Thách thức” đây là việc đảng và cá nhân ông tổng bí thư – chủ tịch vẫn khô cứng, vẫn dẫm chân tại chỗ.
  • Thế nào là “lối sống thực dụng” và ai là bọn người đầu sổ trong lối sống này?
  • Đầu tiên là những đảng viên cao cấp, những kẻ hùng hồn rao giảng lý tưởng cách mạng nhưng tìm đủ cách để con cái mình thôi làm… đảng viên đảng cộng sản, xoay xở đủ đường để con mình thôi làm người Việt mà đến nước ngoài làm một công dân nước ngoài!
  • Những đảng viên trẻ tuyên thệ trung thành với mớ giáo điều khô cứng mới mà mình không hề tin. Họ chỉ cần vào đảng để dễ bề đường thăng quan tiến chức và vơ vét. Và họ luôn trong tư thế sẵn sàng trốn sang nước ngoài khi “bị lộ”. Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy là những thí dụ.
  • Thế nào là “xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc”?Và đó là ai?
  • Đầu tiên phải kể đến Hồ Chí Minh. Cha ông ta có câu “cáo chết ba năm còn quay đầu về núi” vậy mà trong di chúc để lại Chí Minh chẳng nhắc gì đến tổ tiên, đến quê hương làng xóm của mình mà đòi “đi gặp cụ Mác, cụ Lê”.
  • Sau đó đảng của Chí Minh. Truyền thống văn hóa Việt Nam không có chuyện hạ nhục và xử bắn ân nhân của mình như vụ bà Nguyễn Thị Năm, cái đảng đang hô hào “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chưa bao giờ có can đảm thú nhận tội ác này!

Trước đó 10 năm, 18.3.2008 Tạp chí Cộng Sản số thứ 6 (150) đăng bài “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” của NPT, nêu rõ danh vị và chức vụ: “GS, TS, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. *

1. NPT viết:

  • Cách đây 160 năm, ngày 24-2-1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – một tác phẩm lý luận bất hủ, một văn kiện mang tính cương lĩnh chính trị giàu sức sống thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản khoa học – do C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo đã được xuất bản lần đầu tiên tại Luân Đôn (thủ đô nước Anh). Từ đó tới nay, dù thế giới đã trải qua biết bao biến đổi thăng trầm, nhưng Tuyên ngôn vẫn luôn luôn là cơ sở lý luận khoa học, ngọn cờ tư tưởng, ngôi sao dẫn đường và kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Và chắc chắn nó sẽ còn mãi với thời gian trong lịch sử phát triển tư tưởng của nhân loại.’

Nhận xét và thắc mắc:

  • Dùng từ không chính xác, không hiểu thế nào là “tác phẩm”, thế nào là “công trình nghiên cứu”, thế nào là “văn kiện”. Theo Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam thì:
  • Tác phẩm: Công trình do nhà văn hoá, khoa học hoặc khoa học sáng tạo ra.
  • Văn kiện: Văn bản có ý nghĩa quan trọng về xã hội – chính trị.
  • Như vậy thì cái “Tuyên ngôn đảng cộng sản” do Marx và Engel biên soạn là “tác phẩm” hay “văn kiện”, Nguyễn Phú Trọng phải chọn lấy một, đừng tưởng vơ hết vào là hay!
  • Mặt khác, câu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – một tác phẩm lý luận bất hủ, một văn kiện mang tính cương lĩnh chính trị giàu sức sống…” là một câu hơi chạm thần kinh. Cũng theo cuốn từ điển trên thì:
  • Tuyên ngôn: Bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh của một chính đảng, một tổ chức.
  • Cương lĩnh: Tổng thể những điểm chủ yếu về mục đích, đường lối, nhiệm vụ của một tổ chức chính trị, một chính đảng trong một giai đoạn lịch sử.
  • Quốc hội Việt Nam có bao nhiêu việc để làm, tại sao NPT lại thừa thì giờ để tán lòng vòng những chuyện ngớ ngẩn như vậy? NPT tán “tuyên ngôn là tác phẩm, là văn kiện có tính cương lĩnh” trong khi tự thân từ “tuyên ngôn” đã ngụ ý tính “cương lĩnh” rồi.
  • NPT là “giáo sư tiến sĩ”, từng làm chủ tịch hội đồng lý luận trung ương. Một người như vậy mà nói năng lẩm cẩm thì có khác nào một học trò làm văn tả bố em: “Bố em là một người đàn ông, người đàn ông này là ông chồng duy nhất của mẹ em, mà mẹ em là người đẻ ra em!”. Trong khi đó thì chỉ cần nói “bố em” là cả nhân loại này đều hiểu rằng đó là người đàn ông đã làm cho bà mẹ kia… đẻ ra cậu học trò!

2. NPT viết:

  • Sở dĩ Tuyên ngôn có sức sống lâu bền và giá trị to lớn như thế trước hết là bởi nội dung của nó mang tính cách mạng và khoa học rất sâu sắc. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải một cách khoa học về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội; về vị trí và ý nghĩa quan trọng của sản xuất vật chất cũng như vai trò của kiến trúc thượng tầng; về quá trình phát sinh, phát triển và sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản; về vai trò, sứ mệnh lịch sử và phương hướng đấu tranh của giai cấp công nhân hướng tới xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh… Đúng như V.I. Lê-nin nhận định, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản “trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để – chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội, – phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng – trong lịch sử toàn thế giới – của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản”(1).’

Nhận xét và thắc mắc:

  • Đầy những lỗi logic, viết sai, ý dư thừa, trùng lặp rất ngây ngô.
  • Nói “sâu sắc” thì người ta nói đến triết lý, đến những tác phẩm văn chương. Còn viện tới “khoa học” thì người ta nói là “chặt chẽ, chính xác”. Viện ra chữ cách mạng thì nên nói “dữ dội”, “mạnh bạo”, “quyết liệt”, hay “ngoạn mục” v.v… Chắc cả thế giới chỉ có mỗi một NPT mới bảo là “tính khoa học và cách mạng rất sâu sắc”!
  • Nhưng đã nhắc đến chữ “sâu sắc” thì chữ “trước hết” lại không được chỉnh.
  • Vì nói đến ý niệm “trước hết” thì người ta nói đến những tác nhân đầu tiên, những tác động bề ngoài, mang tính ăn liền, cảm nhận được ngay. Trong khi đó để cảm nhận cái gì “sâu sắc” thì phải tốn khối thời gian để suy nghĩ, trải nghiệm và cảm nhận. Thế thì dùng chữ “trước hết” không được chỉnh.
  • Khi NPT viết “sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải một cách khoa học về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội”, ông ta chứng tỏ mình là người chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Marx cả.
  • Marx cải biến phép biện chứng của Hegel và gọi là “duy vật biện chứng”, bảo rằng đó là “phương pháp luận giải khoa học và khách quan nhất”. Sau đó Marx áp dụng phép duy vật biện chứng này để lý giải tiến trình phát triển của xã hội loài người (tức lịch sử), gọi đó là “duy vật sử quan”, phương pháp biện giải lịch sử nhân loại khoa học nhất. Vì cho mình là khoa học hơn nên Marx mới đặt tên triết học của mình là “chủ nghĩa xã hội khoa học”.
  • Bởi thế câu của NPT là một lặp, câu thừa nhưng hoàn toàn vô nghĩa: Viết thế thì chẳng khác gì viết: “sử dụng phương pháp luận giải khoa học để luận giải một cách khoa học” hay “sử dụng phương pháp luận giải quy luật khách quan của sự phát triển xã hội để luận giải về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội”?
  • Thời đại này mà còn tán những chuyện như “sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản;” hay “sứ mệnh lịch sử và phương hướng đấu tranh của giai cấp công nhân hướng tới xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh” thì hết nước nói, miễn bàn.

3. Sau khi nói đến những chuyên như Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời v.v… và về “cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn thử thách” để “giành thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ”, nghĩa là toàn chuyện “biết rồi,khổ quá, nói hoài”, NPT và viết về “hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới” và đến đây lại viết:

Đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Song đó hoàn toàn không phải là sự thay đổi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả hơn bằng những quan niệm đúng đắn và những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới tư duy là nhằm loại bỏ những quan niệm sai lầm, khắc phục những nhận thức lạc hậu, lỗi thời về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong điều kiện mới.’

Nhận xét và thắc mắc:

  • Như thế thì có gì đáng để gọi là “đổi mới tư duy” đồng thời NPT không hiểu nổi ý nghĩa của chữ “lạc hậu”, “lỗi thời”. Theo Từ Điển Tiếng Việt thì:
  • Lạc hậu: 1. Bị ở lại phía sau, không theo kịp đà phát triển chung. 2. Đã trở nên cũ, không còn thích hợp với hoàn cảnh, yêu cầu, điều kiện mới.
  • Lỗi thời: Thuộc về thời cũ, không còn thích hợp với thời nay và đã trở thành lạc hậu.
  • Đã gọi là “nhận thức lạc hậu lỗi thời” thì phải có “nhận thức tiên tiến” để làm chuẩn. Mong rằng NPT sẽ chỉ ra ai là người nhận thức được như thế, và đâu là những nhận thức như thế?
  • Marx sống cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, Lenin thì cỡ thế kỷ, do đó chỉ có chuyện tư tưởng của hai ông này “lạc hậu lỗi thời” so với điều kiện xã hội hôm nay. Chẳng làm gì có chuyện người của thời hôm nay mà lại “nhận thức lạc hậu lỗi thời” với chủ nghĩa ra đời cách đây hơn thế kỷ!
  • Nhận thức tiên tiến nhất, đúng đắn nhất là: chủ nghĩa đó đã lạc hậu, đã lỗi thời, hãy cho nó trở thành quá khứ. Mà cả khi Marx còn sống thì chủ nghĩa ông ta đã lỗi thời: ông ta tiên đoán cách mạng vô sản sẽ diễn ra ở Nga, Anh, Đức thế nhưng chuyện này lại không diễn ra.

NPT còn viết nhiều nhưng chừng đó cũng đủ, quanh đi quẩn lại cũng những lý luận ngây ngô, cứng nhắc, do đó tưởng cũng nên kết thúc ở đây.

[1] http://www.phuong11govap.gov.vn/toi-la-nguoi-cong-san-nhu-the-nay-nay.html

Related posts