Hòa giải 2 nước Mỹ?

Nguyễn thị Cỏ May

Báo chí Huê Kỳ kiểm duyệt ông Tổng thống sắp mãn nhiệm một cách vô cùng “ngoạn mục” làm dấy lên câu hỏi về quyền của báo chí mà ngày nay, nổi bậc là quyền của mạng xã hội?

Thật ra rất khó nói một cách dứt khoát quyết định của các công ty thông tin kỹ thuật số dứt điểm ông Trump một cách độc đoán như vậy là đúng hay sai? Nhưng khóa miệng ông Tổng thống nhơn danh tránh bạo loạn công cộng không tránh khỏi nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của xã hội dân chủ tự do của chúng ta!

Trước hơn ai hết, Bà Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố: “Chúng tôi bị sốc khi thấy các xí nghiệp tư của Huê Kỳ quản lý hệ thống truyền thông trên mạng đã quyết định cấm ông Trump sử dụng phương tiện của họ. Ông này có dùng Tweeter để chửi bới, phỉ báng, phổ biến những điều trái sự thật và gần đây từ chối nhìn nhận sự thất cử của ông,… cho rằng tất cả đều là sự thật đi nữa, nhưng đó có phải thật sự là thẩm quyền của ông chủ xí nghiệp truyền thông Tweeter, Facebook, ban phát hay thu hồi lời nói của một người làm chánh trị, một lãnh đạo chánh quyền trong một nước dân chủ hay không?”.

Cả Âu Châu đều lên tiếng phản đối cách xử lý của các công ty truyền thông kỹ thuật số của Huê Kỳ đối với ông Trump vì nó khó tránh phương hại đến nền dân chủ tự do. Nó không khác   Nhân Dân Nhật Báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Liền đó, Âu Châu tuyên bố Âu Châu sẽ có đáp số đem lại những bảo đảm cho người dân.

Âu Châu phản ứng mạnh về tính cách độc đoán của các công ty thông tin kỹ thuật số như Tweeter, Facebook,…vì khuôn khổ họ hoạt động có hợp pháp hay không mà họ tự cho có quyết định tuyệt đối về quyền diễn đạt của người sử dụng, cả những chánh khách?

Trong lúc đó, ở Huê Kỳ, điều này hợp lệ. Tòa án Tối cao đã nhắc lại những xí nghiệp tư nhơn không bị Tu chánh án I bảo đảm quyền tự do diễn đạt chi phối. Người sử dụng có thể thưa ra tòa khi bị cắt thông tin của  một cách độc đoán như trường hợp bị “phân biệt đối xử”. Ông Trump cũng có quyền làm như vậy!

Dư luận Pháp bắt đầu nhìn lại ông Biden đắc cử

Sự đắc cử của ông Bien là một tấm gương sáng chói về những hậu quả tai hại của nền Dân chủ. Đúng vậy vì đây là những sự việc cụ thể: thẩm phán, Dân Chủ hay Cộng Hòa, cả những người được ông Trump bổ nhiệm, đều bác bỏ cả sáu mươi hồ sơ khiếu nại về bầu cử gian lận, cho rằng thiếu bằng chứng. Tòa án Tối cao từ chối can thiệp. Tuy nhiên một thực tế cho thấy có hằng triệu người Mỹ bị truyền thông qua mạng xã hội bưng bít và phản thông tin  làm cho họ hiểu là không có gian lận trong kết quả bầu cử.

Điều tệ hại là những dân cử vì tham vọng riêng cũng lên tiếng phủ nhận sự thật. Vậy từ nay thử hỏi làm sao có thể đối thoại giữa những người từ khước những sự kiện đó? Làm thế nào duy trì một cuộc đối thoại có thể phong phú trên cơ sở những sự kiện được mọi người chấp nhận trong lúc mạng truyền thông lại phổ biến dối trá và vu khống với một mức độ và khả năng chưa từng có? Điều bất lợi là mọi thứ vì đó sẽ tự nó có giá trị, sự thật đội nón ra đi trước những tham vọng và những huyền thoại. Và nền dân chủ sẽ không đủ sức đề kháng.

Quyền tự do diễn đạt, ai cũng biết, nó là cột trụ của nền dân chủ, trong bối cảnh một cuộc cách mạng công nghệ mà mọi người chưa ước tính được hết những hậu quả.

Chúng ta có chấp nhận hay không quyết định của xí nghiệp Tweeter, Facebook, Google, nhưng có một điều chắc chắn là quyết định đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi mà câu trả lời là tương lai của nền dân chủ tự do sẽ đối đầu với một “thế giới hậu-sự thật” có thể nhiều may rủi.

Có hai nước Mỹ chống nhau

Thực tế cho thấy rõ hệ thống dân chủ Mỹ đang khủng hoảng. Năm 2016, Trump có 63 triêu phiếu, năm 2020, ông được 74 triệu phiếu, Biden được 81 triệu nên thắng cử. Trump và phe Cộng Hòa phủ nhận sự đắc cử của Biden nên rõ ràng là hiện nay có 2 nước Mỹ chống nhau quyết liệt.

Ngoài sự rạng nức về chánh trị còn có thêm sự rạng nức bên trong mỗi phe cánh. Có gì giống nhau ở phe dân chủ, giữa nhà báo NYT, Washington Post, giới chức đại học, giới dân cử như bà Alexandria  Ocasio-Cortez và dân chúng ủng hộ Biden? Có điểm gì chung giữa những người Cộng Hòa tôn trọng luật pháp, trật tự và những người theo Trump quả quyết rằng bầu cửa gian lận và sự gian lận làm hại nền dân chủ? 

Từ đó khó phục hồi nền Dân chủ Mỹ và khó hòa giải nhơn dân Mỹ với nhau trong một sớm một chiều!

Những tổ chức khuynh tả như Black Lives Matter, AntiFar xuất hiện, làm đảo lộn trật tự xã hội đưa đến hậu quả là người ta không còn đủ tin ở giá trị của những định chế dân chủ nữa.

Cụ thể có 1/3 cử tri của Trump vẫn quả quyết kết quả bầu cử bị đánh cấp mặc dầu Tòa án và lưỡng viện Quốc Hội công nhận.

Khi người dân đặt lại vấn đề về những giá trị xã hội thì người ta bắt đầu làm suy yếu nghiêm trọng những giá trị của dân chủ vì hai thứ đó liên hệ chặt chẽ với nhau!

Nhìn chung nước Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng về những giá trị toàn xã hội.

Thí dụ từ tháng 7/2020, báo NYT phổ biến cách viết mới dành cho dân da đen và dân da trắng.  Khi viết da đen thì phải viết hoa Black, cón viết da trắng thì chỉ cần viết chữ thường mà thôi white. Bà Chủ tịch Hạ viện Pelosi đề nghị từ ngữ mới cho Hạ Viện, xóa đi cách dùng “ chỉ đàn ông chỉ đàn bà”, với nhiều từ nữa, nhằm thanh toán sự phân biệc giống cái và đực trong tiếng nói và chữ viết đã có từ xưa.

Chỉ 2 sự thay đổi rất nhỏ này, trong cách nói và viết thông thường, cũng đã đủ làm đảo ngược những qui chiếu xã hội.

Vậy ở một cách nhìn nào đó, người ta hiểu được những người Cộng Hòa bỏ phiếu cho ông Trump là để bảo vệ nước Mỹ thiệt của họ có, chống lại chủ trương thay đổi dộc đoán của những người Dân Chủ. Xa hơn là họ bảo vệ nước Mỹ của họ như họ biết, họ thương!

Mà đúng thôi vì nước Mỹ trong tương lai không xa sẽ không còn là nước Mỹ của ông Tổng thống Joe Biden hay ông Trump nữa mà sẽ là nước “Mỹ bá tánh”, nước Mỹ đa chủng tộc như bản thân bà  Phó Tổng thống Kamala Harris!

Nguyễn thị Cỏ

Related posts