Anh thắt chặt visa chống gián điệp Trung Quốc

An Liên

Ảnh chụp màn hình Youtube/Al Jazeera English

Báo chí Anh đưa tin Vương quốc Anh sẽ công bố chính sách mới vào ngày 15/2 nhằm thắt chặt thị thực đối với sinh viên hoặc nhà nghiên cứu Trung Quốc “tình nghi tham gia vào các hoạt động gián điệp”, và các thị thực hiện tại thậm chí có thể bị thu hồi. Chính sách này có thể ngăn cản hàng nghìn học giả và nhà nghiên cứu Trung Quốc vào Vương quốc Anh, theo Epoch Times.

“The Times” đưa tin vào ngày 31/1 rằng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và an ninh quốc gia của đất nước, Vương quốc Anh sẽ thắt chặt hạn chế khuôn khổ học thuật của sinh viên Trung Quốc trong các trường đại học.

Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh đã thông báo cho các trường đại học của Anh rằng họ sẽ tiến hành đánh giá an ninh đối với người nước ngoài đang học tập hoặc làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Các chuyên gia Trung Quốc tham gia nghiên cứu và phát triển trong các công ty Anh cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ.

Xem xét hoặc thu hồi thị thực Trung Quốc liên quan đến 44 lĩnh vực nhạy cảm

Các biện pháp hạn chế thị thực này bao gồm 44 lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, hóa học, vật lý, toán học, khoa học máy tính và một loạt lĩnh vực kỹ thuật khác. Dự kiến, các biện pháp này được cho là sẽ cấm hàng nghìn nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại Anh, và nếu họ gây rủi ro cho an ninh của Vương quốc Anh thị thực của họ sẽ bị thu hồi.

“The Times” đưa tin rằng Cơ quan tình báo Anh – Trụ sở Truyền thông Chính phủ (GCHQ) đã cảnh báo các trường đại học nước này rằng những người từ “các quốc gia đối địch” đã đánh cắp dữ liệu cá nhân, dữ liệu nghiên cứu và tài sản trí tuệ” ở Vương quốc Anh, và sử dụng chúng cho “lợi ích quân sự, thương mại và độc tài”.

Theo chương trình phê duyệt công nghệ học thuật hiện tại của Anh “Atas”, nếu sinh viên nước ngoài muốn tham gia học tập hoặc nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm, họ cần phải đăng ký chứng chỉ “Atas”. Tuy nhiên, sinh viên từ Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore không cần phải nộp đơn.

Trong năm 2018 – 2019, có 7.330 sinh viên tốt nghiệp từ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, hầu hết trong số đó tham gia vào các chủ đề nhạy cảm yêu cầu chứng chỉ “Atas”. Cũng trong năm đó, 3.560 công dân Trung Quốc đã làm giảng viên và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về các môn nhạy cảm tại các trường đại học của Anh, những người này sẽ bị kiểm tra khi thị thực của họ được gia hạn.

Ngoài giới học thuật, các nhân viên Trung Quốc tham gia nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực liên quan trong các công ty của Anh cũng phải đăng ký chứng chỉ “Atas” lần đầu. Ứng viên phải báo cáo thông tin cơ bản và chi tiết về lĩnh vực nghiên cứu. Kể từ cuối năm ngoái, họ cũng phải tiết lộ mối quan hệ của mình với quân đội ĐCS Trung Quốc.

Chương trình “Atas” từng tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng nó đã được mở rộng vào năm ngoái để bao gồm “công nghệ quân sự thông thường tiên tiến” như máy bay và vũ khí mạng. Chính phủ Anh không tiết lộ số lượng ứng viên bị từ chối.

“Vương quốc Anh nhận ra mối đe dọa từ quân đội Trung Quốc”

Sam Armstrong, giám đốc truyền thông của Henry Jackson Society, một tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại, cho rằng sự thay đổi trong chính sách của Vương Quốc Anh cho thấy nước này đã nhận ra rõ ràng “quy mô của thách thức từ quân đội Trung Quốc”. “Trong một thời gian dài, các trường đại học ở Anh đã bỏ qua những rủi ro do gián điệp đóng giả là nhà nghiên cứu khoa học và vô tình góp phần vào tham vọng quân sự của ĐCSTQ”.

Một báo cáo do Viện Henry Jackson công bố vào năm ngoái cho thấy, 900 sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp quân sự của ĐCSTQ đã tham gia các khóa học sau đại học tại 33 trường đại học chuyên sâu về nghiên cứu của Anh.

Vào tháng 6 năm ngoái, chính quyền TT Trump đã thông báo rằng các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc có dính líu với quân đội Trung Quốc sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước này. Cũng trong năm ngoái, các công tố viên liên bang Hoa Kỳ đã đệ trình hơn một chục vụ án hình sự liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Các trường hợp mới nhất bao gồm Trần Cương, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), bị cáo buộc gian lận chuyển khoản ngân hàng, không gửi báo cáo tài khoản ngân hàng và tài chính nước ngoài, che giấu liên hệ với các cơ quan chính phủ Trung Quốc và khai báo gian dối với các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.

Vào tháng 12 năm ngoái, Châu Vũ (Yu Zhou) – một người Trung Quốc đã làm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Columbus, Ohio và vợ Trần Lệ (Li Chen), đã nhận tội ăn cắp bí mật thương mại y tế và kiếm lợi từ chúng.

Vào tháng 11 năm ngoái, Trịnh Tụng Quốc (Song Guo Zheng), một chuyên gia về bệnh thấp khớp và miễn dịch học tại Trường Y Đại học Bang Ohio, bị nghi ngờ gian lận khi nhận khoản trợ cấp liên bang khoảng 4,1 triệu đô-la Mỹ từ Viện Y tế Quốc gia (NIH), nhưung không nói với NIH về mối quan hệ hợp tác của ông với ĐCSTQ và các khoản trợ cấp bổ sung do phía Trung Quốc cung cấp cho ông, đồng thời nói dối điều tra viên.

Vào tháng 11 năm ngoái, Tôn Vĩ (Wei Sun), một kỹ sư người Trung Quốc từng làm việc cho nhà thầu quốc phòng Raytheon của Mỹ, đã bị Tòa án quận của Mỹ kết án 38 tháng tù giam. Tôn Vĩ thừa nhận mình đã vi phạm Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí của Mỹ (AECA).

Related posts