Hoàng Thu
Bài bình luận của tác giả Nhan Thuần Câu trên Vision Times.
ĐCSTQ đã trả đũa việc BBC đưa tin về việc lạm dụng phụ nữ trong các trại tập trung ở Tân Cương, bằng cách cấm phát sóng đài này tại Trung Quốc. Tiếp nối đại lục, Đài phát thanh Hồng Kông cũng hủy bỏ tất cả các lịch phát sóng truyền thống của BBC.
Không có hai hệ thống chính trị ở một quốc gia. Đài phát thanh Hồng Kông hiện tại không còn là Đài phát thanh Hồng Kông mà chúng ta đã biết hàng chục năm nay nữa, nó đã bắt đầu thay đổi.
Kể từ bây giờ, Hồng Kông trở thành tâm điểm cuộc chiến dư luận của ĐCSTQ. Không chỉ các phương tiện truyền thông bị làm cho tan nát và các trường học bị ‘tẩy não’, mà tại các địa điểm công cộng nói chung, những nội dung tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ cũng bao trùm tất cả để thống trị văn hóa tư tưởng.
Cuộc chiến dư luận của ĐCSTQ có thể được chia thành hai hình thức, một là ‘xây tường’ và hai là ‘rửa nền’. Việc ‘xây tường’ là để ngăn chặn mọi tư tưởng, ý thức mà họ cho là có hại cho bức tường, còn việc ‘rửa nền’ là để làm sạch những tàn dư văn hóa “có hại” bên trong bức tường đã xây, và cần phải duy trì sự độc tài này một cách hoàn hảo.
Sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với dư luận xã hội, thứ nhất là thể hiện ở việc lan rộng các nội dung tuyên truyền, thứ hai là thể chế hóa không giới hạn trong một thời gian dài, thứ ba là sử dụng những công cụ vô đạo đức để đạt được các mục tiêu.
Việc Hồng Kông và Đài Loan ngừng phát sóng đài BBC là phát súng đầu tiên của chính quyền ĐCSTQ đối với các tổ chức nhà nước tại Hồng Kông.
Đồng hành cùng nó là lời tuyên thệ của các cơ quan chính phủ, ‘chính trị hóa’ các tổ chức nghiên cứu đại học và tẩy não các trường tiểu học và trung học. Các cơ quan kiểm duyệt và cả các tổ chức tư nhân nói chung, sẽ buộc phải thích nghi với môi trường chính trị mới, đồng thời có nhiều biện pháp hạn chế và trừng phạt đối với lời nói và hành động của mỗi thành viên trong tổ chức.
Mục tiêu sâu xa của ĐCSTQ là biến đổi tâm trí của người dân, điều mà các nước phương Tây khó phát hiện. Các nước phương Tây có truyền thống tự do ngôn luận, các hệ tư tưởng truyền thống khác nhau cùng tồn tại. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã sử dụng bầu không khí tự do của xã hội phương Tây để lây lan vi rút của chủ nghĩa cộng sản.
Vào những năm 1960, tư tưởng xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở phương Tây, phong trào hòa bình phản chiến ở Hoa Kỳ, phong trào sinh viên ở Pháp, Hồng quân ở Nhật Bản đều nổi lên mạnh mẽ. Trong Cách mạng Văn hóa, những người trẻ tuổi phương Tây ủng hộ Mao Trạch Đông đã sử dụng lý thuyết cách mạng vô sản của Mao để lý giải cho mâu thuẫn xã hội gây ra bởi chủ nghĩa tư bản và ủng hộ đấu tranh chính trị.
Song với những giá trị phổ quát đã ăn sâu vào tâm trí người dân, lý thuyết cộng sản chỉ có thể kích động một số ít những kẻ cuồng tín cánh tả và không bao giờ có thể làm lung lay nền móng của chủ nghĩa tư bản.
Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã vào những năm 1990, các giá trị phổ quát đã chiếm ưu thế. Học giả người Mỹ Fukuyama thậm chí còn đưa ra mệnh đề “sự kết thúc của lịch sử”, khiến xã hội phương Tây nới lỏng cảnh giác và ít chú ý tới Bắc Kinh.
Vào thời điểm này, sức mạnh quốc gia của ĐCSTQ đã trỗi dậy, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Anh, ĐCSTQ đã sử dụng môi trường văn hóa tự do của chủ nghĩa tư bản và sức mạnh kinh tế để tiếp cận các nước phương Tây. Các Viện Khổng Tử và nhiều hiệp hội đồng hương đã mọc lên, chinh phục các thành phố và vùng lãnh thổ ở các nước phương Tây, ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội.
Trong nhiều năm, hệ tư tưởng cánh tả của Hoa Kỳ đã lan rộng và hệ tư tưởng bảo thủ (conservative – bảo tồn truyền thống) đã bị gạt ra ngoài lề, mà phần lớn nguyên nhân là do tư tưởng của ĐCSTQ thâm nhập vào.
Những năm gần đây, các cuộc chiến ý thức hệ của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ. Cựu tổng thống Trump khi còn đương chức đã thực hiện nhiều biện pháp hành chính nhằm cắt đứt nanh vuốt của ĐCSTQ, bây giờ đến lượt tân tổng thống Biden. Việc làm thế nào để ngăn chặn cuộc tấn công ý thức hệ của ĐCSTQ phụ thuộc vào các hành động thực tiễn.
Tại Đài Loan, một lượng lớn tài liệu tuyên truyền của ĐCSTQ đã được đưa vào, bao gồm cả sách và tạp chí. Chính phủ Đài Loan cũng đang cố gắng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, nhưng một số cá nhân trí thức đã tăng cường tiếp tay cho ĐCSTQ.
Ngay từ đầu, nếu Trung Quốc đại lục cũng cho phép mở rộng không gian ngôn luận, dung nạp các hệ tư tưởng khác nhau và thực hiện cạnh tranh công bằng, thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, cuộc chiến dư luận của ĐCSTQ đã vươn tới mọi tầng lớp nhân dân, trong khi ‘cơn bão’ ý kiến của người dân lại không tới được tai các lãnh đạo ĐCSTQ, đó chính là đấu tranh không lành mạnh. ĐCSTQ luôn bênh vực bạn, nhưng bạn lại không thể bảo vệ chính mình ở mọi nơi, vậy thì rõ ràng là bạn chỉ vì sự tiện lợi của đối phương mà “nâng đá, tự đánh vào chân mình”.
Hầu hết những người Hong Kong chuẩn bị tản cư xa xứ là để bảo vệ con cái của họ. Những người không thể rời đi trong lúc này, cần nghiêm túc suy nghĩ cách đối phó với việc tẩy não của ĐCSTQ. Các bậc cha mẹ phải đấu tranh với ĐCSTQ vì thế hệ trẻ tương lai. Một khi đứa trẻ mất đi trái tim thuần khiết của mình thì sẽ rất khó tìm lại. Khi cha mẹ và con cái có những suy nghĩ trái ngược nhau, điều đó sẽ khiến các bậc cha mẹ vô cùng đau lòng.
Vậy làm thế nào để chống lại sự ‘tẩy não’ của ĐCSTQ? Bạn hãy chú ý đến những thay đổi trong suy nghĩ của trẻ, cung cấp những thông tin khác với sách giáo khoa, thường xuyên trao đổi về kiến thức đã học trên lớp với trẻ, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi nếu có ý kiến riêng. Điều quan trọng nhất là bạn không thể bỏ mặc việc con cái đến trường, rộng mở cánh cửa tâm hồn của con bạn cho ĐCSTQ. Hãy quan tâm đến việc học tập của con, giúp con luôn cảnh giác, nuôi dưỡng trong con một thế giới quan có giá trị phổ quát và giúp con xây dựng một nhân cách độc lập.
Không có gì quan trọng hơn việc bảo vệ sự độc lập về nhân cách cũng như trái tim trong sáng của trẻ em. Cuộc đấu tranh của chúng ta với ĐCSTQ phải bắt đầu từ cấp độ tinh thần.