‘Thảm kịch nợ lương’ phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa người dân và ĐCSTQ

Vũ Dương

Người lao động Trung Quốc khổ sở với việc đòi nợ lương cuối năm (ảnh: Youtube/中國禁聞).

Ở Trung Quốc vào dịp cuối năm thường phát sinh nhiều thảm kịch bắt nguồn từ việc đòi nợ tiền lương, và hiện tượng này đang diễn biến ngày càng tồi tệ. Vào cuối năm ngoái, chính quyền Trung Quốc tuyên bố giải quyết nợ lương là một lời hứa trịnh trọng của chính phủ đối với người lao động. Có người nói rằng ĐCSTQ chính là nguồn gốc của mọi thảm kịch, trong đó có các thảm kịch từ nợ lương.

Hiện mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân Trung Quốc đã trở nên vô cùng gay gắt, và việc dối gạt dân chúng của giới cầm quyền trong vấn đề giải quyết nợ lương đã khiến mâu thuẫn leo thang đến một cấp độ mới rất khó hóa giải, bài viết dưới đây trên Epochtimes cho thấy rõ điều này.

Tổng hợp tin tức từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc và cộng đồng mạng, vào ngày 11/2, ngay trong đêm giao thừa, một vụ thảm sát cả nhà đã xảy ra tại thị trấn Bảo Thái, huyện Bình Nghĩa, tỉnh Sơn Đông. Thôn dân địa phương họ Lưu vì đòi nợ lương 6000 Nhân dân tệ (NDT) đã ra tay thảm sát cả nhà 6 người của ông Lâm, hiện trường thê thảm đến mức không ai dám nhìn. Họ Lưu vì sợ tội cũng đã tự sát ngay trong ngày gây án.

Ngày 9/2, có một vụ thảm sát xảy ra tại huyện Thần Khê, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam. Chủ thầu vì nợ lương một thôn dân họ Hà làm phụ hồ 10.000 NDT, nên đã họ Hà dùng chùy sắt đánh trọng thương vợ con chủ thầu, hai đứa cháu nhỏ của chủ thầu cũng bị đánh chết. Họ Hà đã bị cảnh sát bắt vào chiều ngày hôm sau (10/2).

Ngày 5/2, trên WeChat lan truyền video tự quay của một thợ vẽ người Hồ Bắc, anh nói trong video rằng anh vẽ tranh màu cho chùa Long Nữ ở Sâm Châu, Hồ Nam, anh muốn về quê đón năm mới, nhưng không đòi được tiền lương. Anh nói trong đau đớn rằng: “Bây giờ dù có đánh chết họ thì họ cũng vẫn nói không có tiền. Tôi đã tìm đến chính phủ, Cục Lao động, Cục Tôn giáo, thậm chí tôi cũng đã tìm đến các phòng ban trong khu phố này, nơi nào có thẩm quyền có thể giải quyết tôi cũng đều tìm đến cả, nhưng hiện giờ chính là không có ai quản chuyện này. Tôi không biết nên phải làm gì nữa, cảm thấy thật chua xót. Giờ tôi nghĩ không được thông, tôi đã tính đến chuyện tự sát. Tôi cảm thấy thế giới này thật quá bất công”. Sau đó, trên mạng lan truyền thông tin rằng thợ vẽ này đã tự sát.

ĐCSTQ chính là ngọn nguồn của mọi vấn đề

Ông Thái, một dân lao động Hồ Bắc chia sẻ với thời báo Epochtimes, “Đoạn video dài hai phút này được đăng bởi một anh chàng 21 tuổi ở thị trấn Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc trước lúc tự sát. Khi đó cũng chẳng ai nghĩ rằng cậu ấy sẽ tự sát, nhưng hôm nay có tin nói rằng cậu ấy đã tự sát rồi”. Ông Thái cho biết, với dân lao động chân tay mà nói, trường hợp đòi nợ lương một cách cực đoan như vậy, kể cả hai trường hợp nêu trên sẽ ngày càng nhiều. Ngọn nguồn của vấn đề này chính là nằm ở chính quyền [của ĐCSTQ]”.

Ông Thái nói: “Hầu hết là do nhà chức trách [ĐCSTQ] không trả tiền cho chủ thầu, thường thì chủ thầu trực tiếp thuê người làm. Nếu chủ thầu thất tín, ông ta sau này sẽ rất khó thuê được người làm. Vậy nên, chủ thầu cơ bản là giữ lời hứa, không dám nợ lương của người làm”.

Tình trạng nợ lương nghiêm trọng nhất vẫn là các dự án công của nhà nước do các bộ phận chức năng trong chính phủ thực hiện. “Ví như xây dựng trường học và sân thể thao, các dự án này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính là sẽ phát sinh tình huống nợ lương của người lao động. Các dự án công này là của chính phủ, chính phủ không ngại làm sự tình tệ hơn [khi chây ỳ trả nợ]. Họ không trả tiền cho chủ đầu tư [xây dựng công trình], như thế chủ đầu tư sẽ không có tiền để trả cho tổng thầu, bản thân tổng thầu cũng không có tiền đành phải nợ tiền chủ thầu lao động. Chủ thầu không nhận được tiền thì lấy đâu ra tiền trả cho người lao động đây? Do đó vấn đề cuối cùng vẫn nằm ở chính phủ, chứ không phải chủ đầu tư xây dựng công trình. Nhưng trong báo cáo của nhà chức trách thường chỉ đề cập đến tranh chấp kinh tế giữa tổng thầu và chủ thầu lao động”, ông Thái giải thích.

Ông Thái cho rằng tin tức về trường hợp chủ thầu leo lên cần trục tháp ở Cam Nam, tỉnh Cam Túc chính là tình huống như vậy, thực chất chính là do chủ thầu không đòi được tiền. “Hãy nghĩ xem, chủ thầu muốn nhảy cần trục tháp tự sát. Ông ta lấy đâu ra tiền để trả cho người lao động, bởi tổng thầu không có tiền trả cho chủ thầu, chủ thầu không thể trả lương cho người lao động. Ngọn nguồn của mọi vấn đề này vẫn là từ chính phủ mà ra”.

Ông Thái nói rằng thảm kịch từ đòi nợ lượng đối với người dân lao động là rất phổ biến. Những người đòi lương có lối hành xử cực đoan kia ấy là bởi họ đã bị dồn đến chân tường, không còn đường sống nữa, bởi nếu còn đường sống, tất nhiên họ sẽ sống tiếp. Ông nói: “Bản thân tôi cũng là dân lao động. Đến hôm nay, tôi mới nhận được chưa đến một nửa số lương. Khổ lắm, khổ lắm, thật sự khổ lắm!”.

‘Đòi nợ ác ý‘, thuật ngữ mới của ĐCSTQ

Ngày 5/2, một nhà thầu ở thành phố Hợp Tác, tỉnh Cam Túc đã trèo lên cần trục tháp cao 50 mét ở một công trường để đòi tiền dự án, nếu không đòi được ông ta sẽ nhảy xuống tự sát. Cuối cùng, mặc dù nhà thầu này đã đòi được nợ, nhưng ông đã bị chính quyền tạm giữ hành chính 10 ngày vì có hành vi “đòi nợ ác ý”.

Báo cáo của nhà chức trách tuyên bố rằng không có sự khoan nhượng cho hành vi đòi nợ ác ý như vậy. Lời lẽ này của nhà chức trách đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của dư luận: “Nợ thì phải trả, đó là lẽ đương nhiên”. Sau đó, chính quyền tỉnh Cam Túc đã lên tiếng “đính chính” và cho rằng báo cáo của phía cảnh sát đã dùng từ không thích đáng.

Thuật ngữ “đòi nợ ác ý” mấy năm trước đã được chính phủ sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nó là một thuật ngữ định tính nhằm vào những người buộc phải dùng đến các phương thức cực đoan trong việc đòi nợ.

Ông Thái nói: “Tôi biết rằng có mấy chủ thầu chính phủ không trả tiền cho họ. Ngày 20/12 âm lịch họ đã bao vây tòa nhà chính phủ, và bị bắt nhốt vài ngày. Cán bộ đập bàn mắng tổng thầu sao dám để cho cấp dưới bao vây chính quyền. Tổng thầu nói, các ông không trả lương thì chúng tôi làm việc thế nào. Nếu muốn nhà chức trách lập tức trả tiền lương, chủ thầu sẽ phải đến đồn cảnh sát ở tạm đó mấy hôm. Điều này đã từng diễn đi diễn lại nhiều lần, nhưng lần này nó đã lên men trên các phương tiện truyền thông”.

Ông Thái nói rằng nhà chức trách bắt giữ những người đòi lương với lý do phá hoại trật tự công cộng, duy hộ quyền lợi bất hợp pháp với mục đích giết gà dọa khỉ. “Người lao động không có cách nào khác để dẫn khởi sự quan tâm từ dư luận bên ngoài”. Hơn nữa, chủ thầu này rất dễ bị tất cả tổng thầu khác tẩy chay, “Không chỉ bị tạm giam 10 ngày, mà sau này họ cũng sẽ rất khó tìm được mối làm ăn trong tương lai, chính là vì chính quyền đã liệt họ vào danh sách đen, vì vậy hầu hết các tổng thầu đều không dám hợp tác với họ nữa”.

Ngày 8/1, chủ xe một chiếc cần cẩu họ Lương trên công trường sân bay quận Phúc Miên, thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, đã bị tạm giữ hành chính 5 ngày vì tội gây rối trật tự của đơn vị. Theo báo cáo, một nhóm những người lao động trong đó có ông Lương đã giăng biểu ngữ tại lối ra vào công trường của Công ty TNHH Tập đoàn Nhất Dã Trung Quốc, đòi bên xây dựng trả hơn 30.000 NDT tiền dự án. Ngày hôm sau (9/1), khi bên xây dựng sân bay đang kết toán số tiền dự án còn lại cho ông Lương, ông Lương đã bị chính quyền tạm giữ 5 ngày.

ĐCSTQ, ‘con ma nhà họ hứa’

Ngày 4/12 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng “chính quyền các cấp và các tổ chức doanh nghiệp nhà nước không được thiếu nợ tiền lương người lao động với bất kỳ lý do nào”.

Vào tháng 11 năm ngoái, ĐCSTQ đã phát động cái gọi là chiến dịch mùa đông đặc biệt nhằm loại bỏ tận gốc tình trạng nợ lương ở nhiều tỉnh thành, giải quyết vấn đề nợ lương trong một thời hạn nhất định. ĐCSTQ yêu cầu trong khoảng thời gian từ ngày 6/11/2020 đến Tết Nguyên Đán 2021, tất cả trường hợp nợ lương trong các dự án đầu tư của chính phủ, các dự án doanh nghiệp nhà nước, các dự án liên doanh giữa chính phủ và xã hội toàn bộ đều phải được giải quyết triệt để cuối năm 2020, các trường hợp nợ lương khác đều phải được giải quyết xong xuôi trước Tết Nguyên Đán 2021. Nhà chức trách nói rằng giải quyết vấn đề nợ lương là một lời hứa long trọng của chính phủ.

Tuy nhiên, các thảm kịch đòi nợ lương nói trên lại xảy ra trong chính thời gian này. Ông Thái nói rằng các quan chức “cao giọng chỉ để đánh lừa người dân”.

Một điển hình khác là bắt đầu từ mùa đông năm ngoái, Quốc vụ viện ĐCSTQ đã ra văn bản, Cục Lao động bắt đầu cưỡng chế thực thi cái gọi là chính sách mới chặn đứng tình trạng thiếu nợ lương. Thao tác cụ thể là cấp cho mỗi người lao động vào công trường một thẻ ngân hàng. Trong danh sách trả lương, nhà thầu sẽ chỉ định số chứng minh thư, số điện thoại và số thẻ ngân hàng tương ứng của họ (mỗi công trường tương ứng với một ngân hàng khác nhau, những người lao động chân tay là có tính lưu động, nên họ cần phải có rất nhiều thẻ), lương của từng người bao nhiêu đều được lưu lại, cuối cùng phòng tài vụ đem bảng lương đến cục quản lý lao động, tiền được chuyển thẳng từ ngân hàng vào thẻ ngân hàng của người lao động, không chuyển cho chủ thầu nhằm chấm dứt tình trạng nợ lương.

Ông Thái nói rằng chính sách này bề mặt thì đảm bảo rằng người lao động có thể nhận được tiền lương của họ, nhưng thật khó để nói mục đích đằng sau chính sách này là gì. “Trên thực tế, nếu chính phủ có thể trả tiền kịp thời cho chủ thầu, tất nhiên chủ  thầu sẽ rất vui khi được trao nó cho người lao động. Bằng cách này, sự nhiệt tình của người lao động trong công việc cũng sẽ nâng cao”. 

Hiện giờ làm ra cái chính sách này, “Có một điểm là mỗi cá nhân hàng tháng có bao nhiêu thu nhập đều không chạy đi đâu được, đều bị chính phủ kiểm soát hết, tiếp theo phải chăng họ sẽ đánh thuế thu nhập cá nhân đối với những người lao động có mức lương cao. Đánh thuế bao nhiêu, họ không giải thích cặn kẽ chính sách đó cho những người lao động, họ cũng không cấp bảo hiểm hưu trí cho chúng tôi, do đó việc đánh thuế này thật sự rất vô lý và rất không công bằng. Những người lao động tay chân đều là người dân tầng đáy của xã hội không có văn hóa hoặc trình độ văn hóa thấp, họ [chính phủ] không nghĩ gì đến tầng lớp này, mà chỉ nghĩ làm sao bòn rút được tiền của người dân”.

Tất nhiên, để đảm bảo hàng tháng nhận được tiền lương, người lao động sẽ phải giao ra số chứng minh thư, số điện thoại và số thẻ ngân hàng, vậy là tất cả thông tin của người lao động cũng bị ĐCSTQ kiểm soát. Ông Thái cho biết, “Thực ra, chính sách này đã được thí điểm vào nửa đầu năm ngoái, vào tháng 6 năm ngoái, nó đã được triển khai trên một công trường ở thành phố Hoàng Cương của tỉnh Hồ Bắc. Đó là một dự án công, ngân hàng chỉ trả cho tôi tổng cộng 8.000 NDT, nhưng theo hợp đồng của tôi với chủ thầu (hợp đồng miệng), tiền lương không chỉ ở mức này thôi”.

“Tất cả chúng tôi đều là thỏa thuận miệng, không có hợp đồng. Nó khác xa với văn minh của các nước phương Tây. Hệ thống đăng ký hộ khẩu kép thành thị và nông thôn của ĐCSTQ còn kinh khủng hơn nạn phân biệt chủng tộc của Nam Phi”, ông nói.

Mâu thuẫn giữa dân và ĐCSTQ đã không thể hóa giải

Ông Thái cho biết, tiền lương, hợp đồng và các khoản chi phí khác của người lao động Trung Quốc được kết toán hàng năm theo âm lịch, chính là từ mùng 1 của tháng Giêng đến đêm 30/12 âm lịch. “Đến lúc này, phải phân phát tiền lương cho người lao động để họ về quê ăn Tết; các hợp đồng (hợp đồng công trình và hợp đồng ở trọ) năm tới cũng được ký kết vào thời gian này, bao gồm cả chi phí máy móc, chi phí vật liệu [xi măng, đá, nhựa đường, xe cộ, và phí thiệt hại], v.v, riêng những khoản tiền này, còn có khoản tiền làm ruộng nữa, tất cả đều có thể bị khất nợ”.

Ông nói, tại sao mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền ngày càng gay gắt như vậy? Chính phủ không coi trọng chữ tín và không tuân thủ hợp đồng. “Nó luôn trì hoãn việc trả lương cho người lao động cho đến giao thừa. Nó cố tình hạ mức lương xuống bằng cách, chẳng hạn như lúc đầu đã thỏa thuận là 100 NDT, nhưng bây giờ nó chỉ đưa có 90 NDT. Bạn không muốn nhận cũng phải nhận. Nguyên nhân cả xã hội không giữ chữ tín không phải ở nhà thầu mà là do ĐCSTQ không tuân thủ hợp đồng”.

Ngoài ra, pháp luật của nó quy định rất chặt, một ngày làm bao nhiêu giờ, một tháng được nghỉ mấy ngày, ở đây nó có sự phân chia trong hệ thống và ngoài hệ thống, đãi ngộ của người lao động sống ở thành thị và nông thôn cũng khác nhau. “Đảng viên ĐCSTQ trong hệ thống thì làm việc 8 giờ 1 ngày, 5 ngày 1 tuần. Những ai không thuộc hệ thống của nó, gồm cả nhân viên trong các công ty công nghệ trả lương cao thì áp dụng văn hóa làm việc ‘996’ ((làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần), trong khi phần lớn dân lao động tay chân phải làm việc 9 giờ 1 ngày, nhưng họ chỉ nhận được 8 giờ lương, đa phần đều là như vậy, các công trình công đều là như vậy cả”.

Ngoài ra, chỉ có tiền của nhân viên chính phủ là không được phép nợ. “Ai cũng có thể bị khất nợ, nhưng cục thuế không thể thu thiếu một đồng. ĐCSTQ vô sỉ cùng cực, xã hội Trung Quốc nếu không thay da đổi thịt, thì những người lao động tay chân hoàn toàn không có cơ hội trở mình”.

Ông Thái nói, mọi người có biết mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân đã gay gắt đến mức độ nào rồi  không? Ví dụ như khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, “Rõ ràng nhà chức trách biết rằng dịch bệnh đã bùng phát, nhưng họ lại ngang nhiên phong tỏa tin tức, một mực khẳng định dịch bệnh sẽ không lây nhiễm từ người sang người, lại còn tổ chức ca múa mừng cảnh thái bình, không cho người dân biết có dịch bệnh. Thậm chí họ còn tổ chức “vạn gia yến” ở khu phố Bách Bộ Đình, thậm chí họ còn làm ra một cuộc tụ tập quần chúng quy mô lớn với hơn 400.000 người đến tháp Hoàng Hạc thúc giục chính quyền khai mạc ‘Lưỡng hội’, cuối cùng toàn bộ thành phố Vũ Hán đều bị phong tỏa, toàn bộ tỉnh Hồ Bắc đều bị phong tỏa, khiến người dân sống không bằng chết trong vài tháng đó!”.

“Nó [ĐCSTQ] dối gạt chúng tôi mỗi ngày, thảm họa loại này nó cũng dám lừa dối người dân chúng tôi, như vậy thử hỏi người dân liệu có buông tha nó không? Mối huyết hải thâm thù này có thể hóa giải không? Mâu thuẫn này thật sự không có cách nào hóa giải được. Mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền đã hết sức gay gắt, nó nói thế nào là một chuyện, còn cảm nhận thực tế của chúng tôi lại là một chuyện khác”, ông Thái nói, và cho biết, 80% người dân Trung Quốc hiện giờ đã không còn tin vào cái chính quyền này nữa.

Related posts