Thiện Đức
Theo Sound of Hope, có quan điểm cho rằng tình hình thay đổi của Hoa Kỳ sẽ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lợi dụng và Bắc Kinh có thể sử dụng vũ lực với Đài Loan trong 6 năm, 3 năm hoặc thậm chí trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Tuy nhiên, hai chuyên gia Nhạc Sơn và Dao Thành cho rằng ĐCSTQ có thể sẽ không dùng vũ lực mà dùng cách khác để “thôn tính” Đài Loan.
Nhà bình luận Nhạc Sơn trong một bài viết trên The Epoch Times vào ngày 14/4 cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng cả những lời đe dọa về văn hóa và quân sự đối với Đài Loan, chẳng hạn như Tập Cận Bình gần đây đã đến Phúc Kiến, trong khi nói về “lòng trắc ẩn”, ông thăm lực lượng cảnh sát vũ trang và tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh. Theo ông Nhạc, đây là một chiến lược hai mặt của ĐCSTQ. Việc máy bay quân sự Trung Quốc liên tục gây rối gần đây, và Bắc Kinh gia tăng các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan, đó chỉ là một hành động nhằm gây sức ép lên quốc đảo của ĐCSTQ.
Bài viết của ông Nhạc cho rằng ở Trung Quốc cổ đại, nghệ thuật chiến tranh ưu việt là “bao vây nhưng không tấn công”, “giặc đầu hàng mà không cần chiến đấu”, và những người lính không phải đổ máu. Mặc dù ĐCSTQ là một lực lượng tàn nhẫn, nó cũng đã bắt chước những chiến thuật này.
Theo ông Nhạc Sơn, khả năng lớn nhất là ĐCSTQ sẽ chọn cách bao vây hòn đảo nhằm dùng áp lực “bóp nghẹt” Đài Loan.
Ông Nhạc cho rằng lộ trình chinh phục Đài Loan có thể có của Tập Cận Bình là: Trong quá trình bao vây, ĐCSTQ sẽ sử dụng các phương tiện ngoại giao và kinh tế để đàn áp, tiếp tục xâm nhập Đài Loan thông qua Mặt trận Thống nhất, mua chuộc các chính trị gia và chờ cho xã hội Đài Loan mất đi khả năng phản kháng. ĐCSTQ sẽ làm cho cấu trúc chính trị của Đài Loan phát triển trong áp lực từ bên ngoài và nóng dần từ bên trong, làm cho nội bộ của Đài Loan trở nên hỗn loạn và buộc giới tinh hoa đối lập với ĐCSTQ trong xã hội Đài Loan mất tự tin và chuyển hướng. Cuối cùng, đảng cầm quyền của Đài Loan sẽ đầu hàng chế độ độc tài của ĐCSTQ và đạt được cái gọi là “thống nhất hòa bình”. Ông Nhạc cho rằng đây là một phần trong lộ trình giấc mơ Đế chế Đỏ của Tập Cận Bình.
Bài báo chỉ ra rằng, Đài Loan có những lợi thế nhất định để hóa giải các “đòn tấn công” từ Bắc Kinh. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 80% người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ hòn đảo quê hương trước các cuộc xâm lược từ Bắc Kinh.
Ông Nhạc gợi ý, Đài Loan cần chuẩn bị cho chiến tranh nóng, nhưng cũng phải đề phòng những nhát dao mềm từ phía ĐCSTQ. Trong y học Trung Quốc có nói “chính khí tồn nội, tà bất khả can” (cơ thể có đủ sức đề kháng thì mầm bệnh không thể xâm nhập). Câu này cũng có thể được sử dụng cho bán đảo Đài Loan hiện tại. Tuy nhiên, Đài Loan luôn có thể khiến cho ngọn cờ đẫm máu của ĐCSTQ giương lên, đây là kết quả sau một thời gian lâu dài người dân Đài Loan, đặc biệt là các chính trị gia Đài Loan, không thực sự nhận ra bản chất xấu xa của ĐCSTQ.
Trong bài viết của mình, ông Nhạc chỉ ra rằng Đài Loan có thể tự vệ tốt trong tương lai hay không không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của thách thức, mà còn phụ thuộc vào việc các chính trị gia Đài Loan có thể trở thành trụ cột hay không và chính phủ có thực sự được lòng dân hay không. Với việc Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, một tổ chức nổi tiếng với các thủ đoạn chính trị đặc biệt “gian manh”, thay đổi chiến thuật để trở nên nguy hiểm hơn, thì tinh thần chống cộng của các chính trị gia của Đài Loan là không đủ, mà lòng dân mới là yếu tố quyết định.
Dao Thành, cựu sĩ quan tham mưu của Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, cũng có quan điểm tương tự ông Nhạc. Cách đây vài ngày, ông đã viết và chỉ ra rằng ĐCSTQ e ngại việc mở các cuộc đổ bộ lên đảo Đài Loan, chủ yếu là vì tình hình quốc tế không thuận lợi, nguy cơ từ cuộc tấn công quân sự hòn đảo quá lớn, không có cơ hội thắng lợi tuyệt đối. Do đó, phương pháp mà ĐCSTQ nhắm tới là bao vây thay vì tấn công. Việc bao vây, đàn áp ngoại giao và kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Đài Loan và gây bất ổn xã hội. Tình trạng hỗn loạn xã hội sẽ thay đổi cục diện chính trị của Đài Loan và buộc đảng cầm quyền của Đài Loan phải công nhận quyền sở hữu của ĐCSTQ đối với hòn đảo. Sau đó, ĐCSTQ sẽ sử dụng chiêu bài “một quốc gia hai chế độ” đối với hòn đảo, và đó là lúc lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc đạt được mục đích của mình.
Ông Dao Thành nói rằng phong tỏa Đài Loan là một trong những phương tiện giúp ĐCSTQ đạt mục đích với chi phí thấp nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hồi đầu tháng Hai, ông Dao Thành đề xuất rằng, để tự vệ, chính phủ Đài Loan phải bắt đầu từ quốc phòng của mình, không thể chỉ dựa vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, quan trọng hơn là phải tận dụng tốt những lợi thế của nền dân chủ và nhấn mạnh tính chính nghĩa của mình.
Ông Dao Thành nói: “Nghệ thuật chiến tranh là ưu tiên hàng đầu. Lợi thế của Đài Loan nằm ở vị trí lịch sử đặc biệt và hệ thống dân chủ”. Ông Dao cho rằng, mặc dù Trung Quốc đang có nền kinh tế phát triển, nhưng cuộc sống trong xã hội Đài Loan vẫn khiến người Trung Quốc đại lục khao khát, chính phủ Đài Loan nên sử dụng các phương pháp khác để đẩy lùi và phá vỡ hệ thống của ĐCSTQ.
Ông Dao Thành cho rằng ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ cuộc chiến tình báo chống lại Đài Loan. ĐCSTQ đã sử dụng nhiều cách khác nhau để can thiệp vào nền kinh tế và chính trị của Đài Loan. Chính phủ Đài Loan nên ngăn chặn nghiêm ngặt sự xâm nhập ý thức hệ của ĐCSTQ và không nên đánh giá thấp các phương pháp phá hoại của Mặt trận thống nhất Trung Quốc.