Thiếu điện lan rộng, ĐCSTQ ém nhẹm nguyên nhân?

Trần Kiên

Nguồn ảnh: Weibo/ @你好长沙

Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc đang lan rộng từ miền nam sang miền trung và  phía bắc Trung Quốc. Điều này đã đưa ra cảnh báo về việc thiếu hụt nguồn cung điện và dẫn đến tình trạng cắt giảm điện.

Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc đã viện dẫn một số lý do thiếu điện về công nghiệp, khí hậu và than đá. Tuy nhiên, họ lại né tránh nhắc đến lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc của Bắc Kinh năm ngoái và các vấn đề tiêu thụ điện 5G nhạy cảm.

Epochtimes đưa tin, kể từ tháng 5 năm nay, nhiều thành phố ở Quảng Đông, bao gồm Đông Hoản, Phật Sơn, Huệ Châu… đã cắt điện. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở các tỉnh phía Nam bao gồm Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Hải Nam. Hiện tại, tình trạng thiếu điện kiểu này đã mở rộng đến Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông, An Huy, Hồ Bắc và các tỉnh khác.

Trang web “Tin tức kinh doanh Trung Quốc” lấy thành phố Đông Hoản, Quảng Đông làm ví dụ. Ngày 19/5, công ty Lưới điện Quảng Đông, Cục cung cấp điện Đông Hoản đã đưa ra thông báo, yêu cầu tất cả các khách hàng công nghiệp trên địa bàn thực hiện “Phương án sử dụng điện có trật tự” từ mở điện 6 ngày ngắt một ngày, thành mở điện 5 ngày ngắt 2 ngày. Đối với các doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị cắt điện 48 giờ. 

Một tổng giám đốc của doanh nghiệp sản xuất giày ở Đông Hoản cho biết, thành phố bất ngờ áp đặt mức điện sử dụng với các doanh nghiệp sản xuất. Công ty buộc phải thuê tạm máy phát điện chạy bằng dầu diesel, nhưng hóa đơn tiền điện đã tăng hơn gấp đôi. Ngoài ra, còn phải xây một căn phòng cách âm tạm thời do tiếng ồn của động cơ diesel làm phiền người dân.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các thành phố khác ở Quảng Đông. Ví dụ, Công ty Vật liệu mới Thành Đức ở Phật Sơn phải gửi thông báo cho các đại lý, cho biết công ty sẽ thực hiện mở điện 5 ngày cắt 2 ngày theo kế hoạch của nhà nước và dự kiến ​​rằng Tổng sản lượng sẽ giảm khoảng 20%.

Trước vấn đề thiếu điện ở nhiều nơi, bà Mạnh Vĩ, người phát ngôn của Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc, lần đầu tiên tuyên bố trong phản hồi hôm 17/6 rằng nguyên nhân là do “sự phục hồi nhanh chóng của công nghiệp, sản xuất đã kích thích tăng trưởng tiêu thụ điện; thời tiết nhiệt độ cao đã làm tăng phụ tải điện; dẫn đến không đủ sản lượng thủy điện.”

Tuy nhiên, vào tháng 12/2020, trong đợt đại dịch Covid-19, Trung Quốc cũng bị cắt điện trên diện rộng, chính phủ áp dụng cái gọi là “sử dụng điện có trật tự.” Khi đó, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang và nhiều tỉnh, thành phố khác bị thiếu điện, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của cư dân.

Ngày 17/6, bà Mạnh Vĩ nói rằng một yếu tố khác của việc cắt giảm điện là khó khăn về việc mua và vận chuyển than ở Vân Nam, dẫn đến việc các nhà máy nhiệt điện phát điện không tới một nửa, ngoài ra là việc đại tu các tổ máy trước mùa hè cao điểm. Điều này càng hạn chế khả năng cung cấp điện. 

Một điều mà bà Mạnh Vĩ không đề cập đến là, chỉ vài ngày trước đợt cắt điện nhiều nơi ở Trung Quốc vào tháng 12/2020, ĐCSTQ đã chính thức cấm các công ty nước này nhập khẩu than từ Úc với mục đích trả đũa việc Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19. Điều này hẳn có liên quan đến công suất của các nhà máy nhiệt điện.  

Một vấn đề khác là mạng lưới 5G của ĐCSTQ. Theo dữ liệu từ IT Times của Trung Quốc, mức tiêu thụ điện năng trung bình của một người thuê trạm gốc 5G ngoài trời là khoảng 3,8 Kilo Wat, cao hơn gấp ba lần so với trạm gốc 4G. Theo tính toán; đến năm 2026, mức tiêu thụ điện của các trạm gốc 5G sẽ khiến mức tiêu thụ điện của toàn xã hội tăng lên 2,1%.

Trước khi cắt điện quy mô lớn vào năm 2020, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng “cần phải đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới như mạng 5G và trung tâm dữ liệu”. Dữ liệu chính thức cho thấy tính đến cuối năm 2020, có hơn 718.000 trạm gốc 5G ở Trung Quốc đại lục, đạt được phủ sóng đầy đủ của mạng 5G ở tất cả các thành phố trên cấp tỉnh. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến thiếu điện ở Trung Quốc.

Related posts