Phụng Minh
Theo tờ Epoch Times, quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ đã dần xấu đi trong thời gian gần đây. Khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị được các phóng viên hỏi vài ngày trước rằng, “Liệu có cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm nay không?”, câu trả lời của ông khá thú vị.
Ngày 3/7, tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới lần thứ 9 diễn ra tại Đại học Thanh Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tham dự lễ khai mạc diễn đàn và có bài phát biểu quan trọng. Sau khi phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vương Nghị bước xuống và một phóng viên của Đài truyền hình vệ tinh Thâm Quyến đã tiến tới đặt hỏi: “Liệu năm nay có tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ không?”, ông Vương chỉ ậm ừ rồi nói một câu: “Phải xem thành ý của Hoa Kỳ tới đâu”.
Nhà bình luận về vấn đề thời sự Viên Dương cho biết trong một bài báo rằng các cuộc gặp cấp cao của giữa ông Tập với ông Biden, hay giữa ông Blinken với Dương Khiết Trì hoặc Vương Nghị, hiện chưa có thông tin nào thêm và cũng không có dấu hiệu tiến triển, chủ yếu là do chính phía Trung Quốc đã gây ra. Giờ ông Vương lại nói muốn xem thành ý của Hoa Kỳ, điều này thật chẳng khác gì tự mình gây nên chuyện rồi lại đẩy trách nhiệm giải quyết cho người khác, vừa trịch thượng vừa dằn dỗi trẻ con.
Trung Quốc đã phá hủy tự do báo chí ở Hồng Kông bằng việc đàn áp Apple Daily, mục đích ban đầu là đánh đòn phủ đầu trước với Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Âu, hoặc là một loại trút giận, cố tình khiêu khích các nước phương Tây. Loại suy nghĩ của Trung Quốc khá kỳ lạ cho rằng chính phủ của các quốc gia dân chủ khác nhau có thể không có sự thay thế nào ngoài việc chấp nhận Trung Quốc. Qua đó, chính quyền Trung Quốc lại một lần nữa làm rối tung một cơ hội khác để giảm nhiệt quan hệ Trung-Mỹ.
Đáng thẹn là sau khi Financial Times đưa tin vào ngày 23/6 rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thảo luận về khả năng có một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp G20 vào tuần tới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngay lập tức nói rõ rằng ông Blinken không có kế hoạch gặp ông Vương Nghị trong cuộc họp ngoại trưởng G20.
Vào ngày 29/6, các ngoại trưởng G20 đã tổ chức một cuộc gặp trực tiếp tại Ý lần đầu tiên sau hai năm. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 là một trong số ít các dịp mà Trung Quốc có thể tham gia các cuộc họp trên trường quốc tế. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã không đích thân đến mà chỉ tham gia trực tuyến qua cuộc gọi video, điều này càng nêu bật tình huống khó xử trong ngoại giao của ĐCSTQ.
Ông Viên Dương tin rằng Vương Nghị có thể phải đối mặt với sự bối rối lớn hơn tại cuộc họp ngoại trưởng G20 lần này, nên ông ấy đã né tránh bằng cách tham gia cuộc họp qua video để ngăn chặn sự bối rối trực diện. ĐCSTQ một lần nữa gây rắc rối ở Hồng Kông, tiếp tục khiêu khích ở eo biển Đài Loan và từ chối thừa nhận các vấn đề nhân quyền như cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Những vấn đề này có thể được các nước khác nhau chỉ trích tại hội nghị, nên ông Vương Nghị đơn giản là không thể đến địa điểm họp để không tự chuốc lấy ngại ngùng.
Vào ngày 1/7, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nói về “các thế lực bên ngoài” trong bài phát biểu nhân kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập ĐCSTQ, ông đe dọa “Không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nước ngoài nào bắt nạt, đàn áp hoặc nô dịch” và “bất cứ ai dám nghĩ đến làm được điều này chắc chắn sẽ phải đổ máu trước Vạn Lý Trường Thành bằng xương bằng thịt của hơn 1,4 tỷ người Trung Quốc”.
Đáp lại, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Closing Bell của CNBC, đã tố cáo bài phát biểu của Tập Cận Bình là vô lối và ngụy biện.
Khi được hỏi về việc ĐCSTQ lạm dụng nhân quyền, bà Raimundo nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh của mình và cùng “đứng lên” chống lại ĐCSTQ.