Tiết lộ chấn động: Hơn 19,5 nghìn thi thể từ trận lũ lụt chưa được hỏa táng ở nhà tang lễ Trịnh Châu?

Phụng Minh

Ngày 26/7, ngày “đầu thất” của các nạn nhân thiệt mạng trên tuyến số 5 tàu điện ngầm Trịnh Châu, ý chỉ ngày thứ 7 đầu tiên sau khi người chết tạ thế. Vào ngày này, người thân và bạn bè của người đã khuất đã tổ chức lễ tưởng niệm người đã khuất để bày tỏ lòng thương tiếc (ảnh: Twitter).

Ngày 30/7, một người dùng mạng Twitter tên “David” đã đăng tải một thông tin chấn động, tuy chưa được kiểm chứng và khó có cách nào kiểm chứng nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của người Hoa.

Bài đăng viết: “Cảm ơn người bạn Trung Quốc dũng cảm đã gửi thông tin. Hiện tại, nhà tang lễ ở quận 27, thành phố Trịnh Châu đã chất đầy 19.577 thi thể của người chết do mưa lũ chưa kịp hỏa táng. Hiện tại, công tác an ninh của nhà tang lễ là chuyện quan trọng nhất của ĐCSTQ. Những con số vẫn chưa phản ánh hết tổng số nạn nhân, các bạn Trung Quốc hãy tiếp tục cố gắng hết mình để khám phá ra chân tướng và ghi nhớ từng món nợ máu của ĐCSTQ”.

Một người có tài khoản tên “Hiệu giác” đặt câu hỏi: “Bao nhiêu người chết trong trận lũ lụt ở Hà Nam? Mới đây, một nhân viên của Nhà tang lễ 27 Trịnh Châu tiết lộ rằng họ đã chất đầy 19.577 thi thể chưa kịp thiêu vì lũ lụt! Vậy còn bao nhiêu nhà tang lễ khác ở Trịnh Châu thì sao? Tình hình toàn tỉnh Hà Nam thì còn như thế nào?”.

Về vấn đề này, dư luận trên mạng nói tiếng Hoa đã thảo luận rất nhiều.

Vào ngày 27/7, một video khác được tung ra, cho thấy các toa tàu điện ngầm nghi là của Tuyến số 5 đã được vận chuyển đến đường cao tốc cách xa thành phố, cửa sổ các toa đầu đều được che kín bằng vải đen, và điểm đến cụ thể vẫn chưa được biết.

Người dùng tên “Jeremy Holden” viết: “Nếu chỉ có ít người chết như vậy, nhà tang lễ ở Trịnh Châu có cần huy động cái gọi là ‘một phương hoạn nạn, bát phương trợ giúp’ hay không. Theo nhân viên nhà tang lễ tham gia dọn dẹp đường hầm Bắc Kinh – Quảng Châu, họ đã nhận được 19.577 thi thể. Những xác chết đã được hỏa táng, và đây chưa phải là tất cả, có thể thấy rằng phỉ tặc ĐCSTQ đã gây ra bao nhiêu thảm họa khi âm thầm xả lũ!”.

Người dùng tên “Kunmi” cho biết: “Lò hỏa táng di động đã đến. Đấy là chưa kể thi thể các nạn nhân của các thị trấn và làng mạc khác nhau vẫn chưa được thống kê”.

Người dùng tên “HelenTian” nói: “Một nhà tang lễ ở Trịnh Châu còn như vậy thì tất cả các nhà tang lễ ở đó sẽ là bao nhiêu. Đã hỏa táng bao nhiêu rồi? Không phải nghe nói còn có đội tang lễ di động từ nơi khác đến trợ giúp sao? Than ôi .. . “.

Tại Trung Quốc, tin tức này không thể được xác nhận. Nhưng một số người đã đưa tin lên Twitter cho biết: Nhà tang lễ Truy Bác ở Sơn Đông đã sử dụng một chiếc xe tải lớn để vận chuyển xác chết ở Trịnh Châu. Điều này cho thấy nhà tang lễ Trịnh Châu không thể xử lý quá nhiều xác chết, vì vậy họ cần quân tiếp viện từ những nơi khác. Theo thông tin công khai trên Internet, khối lượng hỏa táng hàng năm của nhà tang lễ quận 27 Trịnh Châu là khoảng 13.000 người.

Ngày 26/7, ngày “đầu thất” của các nạn nhân thiệt mạng trên tuyến số 5 tàu điện ngầm Trịnh Châu ( ý chỉ ngày thứ 7 đầu tiên sau khi người chết tạ thế), vào ngày này, người thân và bạn bè của người đã khuất đã tổ chức lễ tưởng niệm người đã khuất để bày tỏ lòng thương tiếc, có thể thấy rất nhiều người đã đến tham gia sự kiện, các bó hoa được mang được xếp cả một hàng dài, tràn ra cả vỉa hè ở ga tàu điện ngầm.

Vào ngày 2/8, chính quyền tỉnh Hà Nam đã tổ chức một cuộc họp báo, Phó Thống đốc tỉnh Hà Nam cho biết tại cuộc họp rằng 302 người đã thiệt mạng và 50 người mất tích ở tỉnh Hà Nam do lũ lụt. Trong đó, 292 người thiệt mạng và 47 người mất tích ở thành phố Trịnh Châu.

Nếu số người chết vì lũ lụt trên địa bàn tỉnh chỉ là 302 người như chính quyền Hà Nam công bố thì công chúng hoài nghi rằng tại sao lại cần các nhà tang lễ ở các vùng khác đến hỗ trợ? 

Trong chương trình ngày 5 tháng 8, phóng viên công dân Tô Tiểu Hòa đã thống kê những báo cáo thiếu hụt và gian lận về số người chết do những thảm họa lớn trong lịch sử của chính quyền Trung Quốc. Ví dụ, vào tháng 8/1975, hồ chứa nước Trú Mã Điếm ở tỉnh Hà Nam bị vỡ đập, lúc đó số người chết được báo cáo lên chính quyền trung ương chỉ là vài trăm người, vài năm mới nói là có tới 240.000 người chết. Ngày 28/7/1976, sau trận động đất ở Đường Sơn, báo cáo con số người thiệt mạng lên cấp trên là ít hơn 10.000 người, nhưng kết quả cũng là hơn 240.000 người chết. Trong Nạn đói lớn 1959-1961, số người chết vì đói được báo cáo vào thời điểm đó là hơn 10.000 người, tuy nhiên, tài liệu lưu trữ của ĐCSTQ lại ghi nhận ít nhất hơn 5 triệu người.

Related posts