Thanh Hải
Các chuyên gia cho rằng việc Mỹ, Anh trang bị cho Úc tàu ngầm hạt nhân là một “bước đi thông minh” và nó sẽ có hiệu quả trong việc chống lại sự xâm lược trên biển của Bắc Kinh, theo trang Epoch Times.
Thông qua quan hệ đối tác an ninh mới mang tên AUKUS, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ trang bị cho Úc một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Cựu đại tá hải quân Trung Quốc và các chuyên gia quân sự từ Đài Loan nói rằng AUKUS là một “bước đi thông minh” và nó sẽ có hiệu quả trong việc chống lại sự xâm lược trên biển của Bắc Kinh.
Thành lập một thành trì quân sự
Cheng Yao, cựu trung tá của trung tâm chỉ huy hải quân Trung Quốc, nói với thời báo Epoch Times rằng động thái của AUKUS là rất thông minh. Nó tạo thành một thành trì quân sự, với Úc, Nhật Bản và Guam, chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh vào Thái Bình Dương.
Cựu trung tá Yao nói rằng từ quan điểm quân sự, Hoa Kỳ cần giúp đỡ Úc. Vị trí địa lý của Australia đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên và vươn ra Thái Bình Dương.
Vị này lưu ý, với sự mở rộng nhanh chóng của hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây, bắt buộc phải thành lập một liên minh chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, đây rõ ràng là chiến lược của Mỹ.
Chặn quân đội ĐCSTQ đằng sau chuỗi đảo đầu tiên
Về mối đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan, Cheng Yao cho rằng để xâm lược Đài Loan, trước tiên Bắc Kinh phải loại Mỹ khỏi chuỗi đảo đầu tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện không có khả năng làm điều đó. Nhưng trong 18 tháng hoặc lâu hơn, họ có thể. Do đó, mốc thời gian 18 tháng của AUKUS giải quyết khả năng này.
Tiến sĩ Tsung ‐ Chi Yu, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Fu Hsing Kang tại Đại học Quốc phòng, Đài Loan, nói với Epoch Times rằng AUKUS nhắm trực tiếp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo Tiến sĩ Yu, Nhật Bản đã tăng cường phòng thủ ở phía nam và đã hình thành một phiên bản Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Phòng tuyến Maginot. Tuy nhiên, một mắt xích yếu là Kênh Bashi, nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đó là một con đường quan trọng cho các tàu ngầm của ĐCSTQ.
Thỏa thuận AUKUS cấp cho Australia khả năng dưới nước đường dài để bảo vệ Kênh Bashi. Điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ tổng thể dọc theo Chuỗi Đảo Đầu tiên.
Hàng loạt sự kiện được lên kế hoạch tốt
Tiến sĩ Yu cho rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan ngày càng mạnh mẽ hơn, từ từ và đều đặn. Nó tương tự như chiến thuật của ĐCSTQ ở Biển Đông – dần dần chiếm các đảo theo từng bước nhỏ – để ngăn chặn mức độ đối đầu ngày càng cao từ Hoa Kỳ và các đồng minh.
Hàng loạt sự kiện đã xảy ra. Đầu tiên, Hoa Kỳ đang xem xét đổi tên “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” thành “Văn phòng Đại diện Đài Loan”.
Thứ hai, các quan chức ngoại giao cấp cao và quan chức an ninh quốc gia của Đài Loan đã đến thăm Hoa Kỳ để hội đàm Kênh Đặc biệt vào giữa tháng Chín. Thứ ba, hội nghị thượng đỉnh QUAD tại Washington DC được lên kế hoạch vào cuối tháng 9.
Tất cả những điều này chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang thực hiện một loạt các sự kiện được lên kế hoạch tốt để chống lại mối đe dọa của Bắc Kinh.
Tiến sĩ Yu cho biết vì ông Tập đang tìm cách giữ quyền lực vào năm tới, ông ta hết sức thận trọng để không mắc bất kỳ sai lầm nào trong các vấn đề quân sự, đối ngoại và Đài Loan. “Nếu xảy ra sai sót, ông ta sẽ không thể giữ được quyền lực. Vì vậy, ông Tập sẽ không thực hiện bất kỳ động thái tấn công nào. Trong khi các động thái của Mỹ là để kích động ông Tập phạm sai lầm. Bất cứ điều gì xảy ra sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của [ĐCSTQ]”.
Bảo vệ kênh Bashi quan trọng đối với Châu Âu
Su Ziyun, Giám đốc Viện Chiến lược và Công nghiệp Quân sự tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, nói với thời báo Epoch Times rằng một trong những lý do khiến Anh và Mỹ muốn trang bị cho Australia tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là khả năng đi xa dưới nướ để bảo vệ Kênh Bashi.
Điều này giải thích tại sao Máy bay Giám sát Hàng hải P-8A Poseidon của Hoa Kỳ đã hoạt động quanh Kênh Bashi, để bảo đảmcác tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của ĐCSTQ không đi qua đó và đi vào Biển Philippines để đe dọa đất liền Hoa Kỳ.
Vương quốc Anh cũng muốn ngăn chặn sự bành trướng hàng hải của ĐCSTQ. Nếu ĐCSTQ kiểm soát Biển Đông, thì ĐCSTQ kiểm soát con đường hàng hải đến Châu Âu qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez. Điều đó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu. Ngoài ra, nó còn là để ngăn chặn các tên lửa xuyên lục địa của ĐCSTQ đến châu Âu.
Ngoài ra, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là nền tảng quan trọng để Vương quốc Anh tái gia nhập thị trường toàn cầu sau khi nước này rời Liên minh châu Âu. London đã triển khai hai tàu chiến thường trực đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Thủ tướng Anh Johnson gần đây tuyên bố rằng Vương quốc Anh sẽ theo sát Hoa Kỳ trong lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh.