Khác nhau một trời một vực: Đài Loan đứng thứ 5 thế giới về tự do trực tuyến, Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại

Tâm Tuệ

Đội quân kiểm duyệt mạng Internet của ĐCSTQ (ảnh: Youtube/NTD).

Hòn đảo dân chủ Đài Loan đã xếp hạng thứ 5 toàn cầu về tự do trực tuyến, theo báo cáo hàng năm mới nhất từ ​​Cơ quan giám sát Freedom House có trụ sở tại Washington.

Báo cáo cho biết Đài Loan lần đầu tiên được đưa vào chỉ số với tư cách là một quốc gia có một trong những “môi trường trực tuyến tự do nhất” trong khu vực với khả năng truy cập hợp lý, nội dung đa dạng.

Mặc dù cơ quan tư pháp độc lập của Đài Loan bảo vệ quyền tự do ngôn luận, xã hội dân sự, lĩnh vực công nghệ và chính phủ đã thực hiện “hành động sáng tạo” để chống lại một chiến dịch thông tin sai lệch lớn có nguồn gốc từ ĐCSTQ.

Truy cập Internet có giá cả phải chăng được phổ biến rộng rãi với gần 10.000 điểm phát sóng trên khắp đất nước cung cấp Wi-Fi miễn phí.

Tiến bộ dân chủ toàn cầu

Nhà hoạt động nhân quyền của Đài Loan Yang Hsien-hung cho biết Đài Loan đang đi đầu trong tiến bộ dân chủ toàn cầu.

Ông Yang nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ: “Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ và lực lượng người hâm mộ là các tiểu phấn hồng của họ thường chỉ trích liên minh Mỹ – Đài là một thế lực chống Trung Quốc, nhưng thực sự thì Đài Loan đại diện cho một xu hướng quốc tế và là hiện thân của các giá trị phổ quát [nhân quyền, dân chủ và pháp quyền]”. Ông Yang nói nói tiếp: “Việc Đài Loan đứng ở vị trí thứ năm cho thấy dân chủ, tự do và nhân quyền đều đang được chú trọng và tiến triển [ở đây]”.

Ngược lại, bên kia eo biển Đài Loan là Trung Quốc, chính sách Internet của nước này vẫn “áp bức sâu sắc”, mọi thông tin sự thật hầu như bị che đậy. Người dân Trung Quốc không được tiếp xúc với thông tin từ thế giới bên ngoài, đồng thời chịu sự tuyên truyền một chiều của ĐCSTQ. Đây được xem là một chiến thuật tẩy não để khống chế người dân nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực của ĐCSTQ.

Freedom House nhận thấy, với việc ĐCSTQ cầm quyền, nó thực hiện các cuộc đàn áp quy định sâu rộng đối với các công ty công nghệ bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết, ví như qua lời nói trực tuyến, chặn nền tảng giao tiếp được mã hóa Signal và ứng dụng âm thanh Clubhouse, đặt ra các hạn chế mới đối với nội dung tự xuất bản và truy tố các nhà hoạt động bị phát hiện sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để trốn tránh sự kiểm duyệt của chính phủ.

Sự khác biệt giữa 2 bên bờ eo biển là rất lớn, nếu ở Đài Loan, là tôn vinh giá trị truyền thống, ủng hộ tự do tín ngưỡng, nhân quyền, thì ở Trung Quốc lại hoàn toàn ngược lại, đó là phá hủy văn hóa truyền thống, đàn áp tự do tín ngưỡng, chà đạp nhân quyền…v.v.

ĐCSTQ kiểm soát chặt Internet nhằm mục tiêu chính trị, duy trì quyền lực

Ông Trịnh Ân Sủng, người đứng đầu tổ chức quan sát dân chủ Đài Loan, nói rằng trái ngược với Đài Loan, Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ sự giàu có và quyền lực của khu vực tư nhân, cũng như xói mòn những gì còn lại của quyền riêng tư cá nhân.

“Đây là một mục tiêu chính trị”, chuyên gia nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ, “Báo cáo của Freedom House đã không ngừng phơi bày thực tế rằng một điều gì đó bề ngoài có vẻ là thay đổi quy định tương tự như ở phương Tây nhưng thực sự nó đang nhằm mục đích chính trị đằng sau nó”.

Ông nói: “Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng họ là một cường quốc đang trỗi dậy và muốn linh hoạt hóa cơ chế thể chế của mình. Cách tiếp cận của họ đối với tự do internet dựa trên ý tưởng rằng người Trung Quốc không coi trọng quyền riêng tư và điều này làm cho giá trị của họ khác với [phương Tây]”.

989 triệu người dùng internet của Trung Quốc phần lớn bị hạn chế đối với nội dung có sẵn sau Bức tường lửa lớn của sự kiểm duyệt của chính phủ, trong khi bất kỳ nhà khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng nào đều phải được phê duyệt chính thức cho việc mua thiết bị mới.

“Ban Tuyên giáo Trung ương đóng vai trò hàng đầu trong việc thực thi các ưu tiên chính trị và tư tưởng của ĐCSTQ thông qua quy định trực tuyến”, chuyên gia Trịnh nói.

Báo cáo của Freedom House cho biết: “Nội dung được nhắm mục tiêu để chặn, bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội lớn, thường chứa những lời phê bình về các cá nhân, chính sách hoặc sự kiện được coi là không thể thiếu đối với hệ thống độc đảng”.

“Phạm vi của nội dung bị ảnh hưởng đang không ngừng tăng lên, khiến người dùng Trung Quốc chỉ có thể truy cập vào phiên bản internet bị kiểm duyệt, giám sát và thao túng cao”, trích dẫn ước tính khoảng 6,6 tỷ đô-la Mỹ được ĐCSTQ chi cho việc kiểm duyệt trên toàn quốc kể từ năm 2018.

Related posts