Hải Vy
Những rắc rối của Evergrande đã khơi gợi lại ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008-2009. Thất bại sắp tới của Evergrande dù chưa mang lại chuỗi hệ lụy khủng khiếp đó cho Trung Quốc, nhưng sức đe dọa của nó đủ lớn để thu hút sự chú ý của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, bởi vì Evergrande có thể chỉ là dấu hiệu ban đầu, cảnh báo cho nhiều rắc rối tương tự sắp xảy ra.
Dưới đây là bài phân tích “Bom nợ Evergrande là dấu hiệu cho những nguy cơ khác sắp xảy ra?” của nhà kinh tế trưởng Milton Ezrati, đăng tải trên tờ Epoch Times.
Evergrande, trước đây là Tập đoàn Hằng Đại, ở một khía cạnh nào đó, đây là một sản phẩm điển hình của một nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Chắc chắn rằng, cho đến gần đây, câu chuyện của Evergrande là một trong những câu chuyện lan truyền nhanh chóng với món nợ khổng lồ. Tận dụng tối đa tốc độ tăng trưởng chóng mặt của Trung Quốc, vào năm 1996 ở tỉnh Quảng Đông, Evergrande đã mở rộng sang thị trường bất động sản bằng nguồn vốn vay, hiện nó đang tham gia vào khoảng 2.800 dự án bất động sản thương mại và nhà ở tại nhiều thành phố của Trung Quốc.
Evergrande đã sử dụng lợi nhuận từ các dự án ban đầu và công ty này vẫn còn vay mượn nhiều hơn để mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác, bao gồm xe điện, du lịch, quản lý bệnh viện, truyền thông, phim ảnh v..v. Miễn là Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng, mọi thứ sẽ hòa trộn vào nhau. Ví dụ, từ năm 2010 đến năm 2018, doanh thu của công ty đã tăng lên mức ngoạn mục 33% một năm.
Nhưng, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại trong những năm gần đây, mọi thứ bắt đầu trở nên không ổn. Năm 2019, [kinh tế Trung Quốc] tăng trưởng chậm hơn so với những năm còn lại, một phần do “chiến tranh thương mại” với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về cơ bản, việc tăng trưởng với tốc độ nhanh như vậy một cách vô thời hạn là không thể.
Tất nhiên, COVID-19 đã khiến những hoạt động kinh doanh năm 2020 bị ngưng trệ. Trong khoảng thời gian hai năm đó, doanh thu hàng năm của Evergrande chỉ tăng 4,3%, một sự thay đổi rõ rệt so với những con số lịch sử của công ty.
Nhưng khi dòng doanh thu chuyển sang mức nhỏ giọt thì gánh nặng nợ nần vẫn tồn đọng. Thật vậy, con số nợ nần đã tăng lên khi ban lãnh đạo đi vay mượn để bù đắp khoản thiếu hụt doanh thu.
Theo các báo cáo gần đây nhất, công ty có khoản nợ phải trả hơn 300 tỷ USD. Năm 2020, tài sản của công ty còn cao hơn một chút so với con số này, nhưng không còn nghi ngờ gì giá trị thương hiệu đã giảm, dù nỗ lực huy động tiền của công ty có lớn đến đâu, và trên thực tế, công ty này đang vỡ nợ. [Evergrande đã trở nên] không có khả năng giải quyết các khoản vay của mình cho các chủ nợ, nhà cung cấp cũng như khách hàng, thậm chí không rõ rằng công ty này có đủ nguồn lực để trả khoản lãi cho một phần nợ của mình hay không.
Tất cả những người trực tiếp liên kết với Evergrande giờ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Giá trị cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 85% so với cùng thời điểm vào năm ngoái. Các cuộc thảo luận trong giới tài chính cho rằng, những người nắm giữ trái phiếu có thể sẽ phải chấp nhận chỉ được hoàn lại khoảng 75%. Hơn nữa, công ty có khoảng 1,5 triệu dự án chưa hoàn thành mà người mua nhà và nhà đầu tư đã thanh toán. Nếu Evergrande thất bại, thì những người này có thể mất số tiền họ đã trả cũng như tài sản mà đáng lẽ họ phải được sở hữu.
Những sự mất mát này thật đáng buồn, nhưng [theo sau đó] còn nhiều hơn thế nữa, và đó là điều khiến Bắc Kinh lo lắng.
Tương tự tình hình của Mỹ trong năm 2008-2009, toàn bộ hệ thống tài chính của Trung Quốc đang gặp rủi ro, kéo theo cả nền kinh tế của nước này.
Đầu tiên, Evergrande thực sự rất lớn, đây là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc. Đông đảo người dân và doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia [vào “quả bom nợ” này]. Nguy hiểm hơn nữa là nỗi sợ hãi rủi ro sẽ cảnh tỉnh những người khác. Khi nỗi sợ hãi và sự do dự ngày càng lan rộng, thị trường tài chính sẽ đóng băng và nền kinh tế cũng vậy. Đây là những gì đã xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 2008 và khiến các nhà chức trách phải lo lắng. Đúng vậy, những rắc rối này đã dẫn đến cuộc suy thoái lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.
Có thể câu chuyện Evergrande của Trung Quốc vẫn chưa đạt đến tình trạng như vậy nhưng xét cho cùng, khả năng sự việc như vậy xảy ra là có thật và đang cận kề. Bắc Kinh sẽ phải hành động.
Hiện tại, các nhà chức trách Trung Quốc dường như đang chơi trò chơi chờ đợi và quan sát, với hy vọng rằng Evergrande sẽ vượt qua, hoặc nỗi sợ hãi sẽ không lan rộng như trong cuộc khủng hoảng của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro sẽ phải gánh chịu là quá lớn nếu Bắc Kinh tiếp tục trì hoãn hành động. Rốt cuộc, sự ổn định và thịnh vượng là những lời hứa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra để “hợp pháp hóa” sự cai trị của mình, nhưng rồi bức tranh thực tế cho thấy hai khẩu hiệu “ổn định” và “thịnh vượng” rốt cuộc chỉ là lời nói dối.
Nếu khi đó, cách tiếp cận theo kiểu tự do là quá rủi ro, thì kinh nghiệm của Mỹ dường như sẽ đưa ra cho Bắc Kinh bốn lựa chọn: 1) bao phủ thị trường tài chính với tính thanh khoản do ngân hàng trung ương tạo ra; 2) vay trực tiếp từ chính phủ cho các công ty gặp khó khăn; 3) buộc phải bán một công ty đang gặp khó khăn; và 4) một kiểu tổ chức lại do chính phủ chỉ đạo.
Vì có nhiều khả năng tình hình Evergrande sẽ trở nên tồi tệ hơn, Bắc Kinh có thể sẽ chuyển sang nới lỏng tiền tệ cũng như chuyển sang các khoản vay khẩn cấp từ chính phủ, hoặc thậm chí áp đặt chúng lên các doanh nghiệp khác và ép buộc doanh số. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng ‘bom nợ’ Evergrande qua đi mà không có nhu cầu sử dụng những biện pháp này, chúng vẫn có thể sẽ sớm cần đến. Rốt cuộc, nhiều công ty Trung Quốc đã khuất phục, như Evergrande, trước những cám dỗ về tận dụng của môi trường tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, để rồi bị ảnh hưởng trong tương lai khi tốc độ tăng trưởng giảm sút, kéo theo mối đe dọa cho sự ổn định kinh tế và tài chính.