Bình luận: Có một chương trình quân sự bí ẩn đằng sau tình trạng mất điện ở Trung Quốc?

Phụng Minh

Trung Quốc mất điện quy mô lớn (ảnh: Weibo).

Đằng sau tình trạng mất điện diện rộng ở Trung Quốc hiện nay là gì? Có phải là do thiếu nguồn cung than, hay để phục vụ cho một chương trình quân đội bí mật nào đó? Giáo sư Tạ Điền (Frank Tian) từ Đại học Nam Carolina đã có bài bình luận trên tờ The Epoch Times hôm 5/10, trong đó ông đưa ra một góc nhìn độc đáo về vấn đề này.

Tình trạng thiếu điện ngày càng gia tăng ở Trung Quốc đã lan sang Bắc Kinh và Thượng Hải, trong khi cư dân ở đông bắc Trung Quốc – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất – đang tích trữ nến để dự phòng. 

Giáo sư Tạ Điền chia sẻ, ông vẫn nhớ như in cái mùa đông buốt giá vào những năm 1960 ở Liêu Ninh, một tỉnh ven biển giáp ranh với Bắc Triều Tiên, thời ông còn sống ở Trung Quốc. Ông cho biết, khi đó ở các trường tiểu học địa phương, các phòng học trở nên lạnh cóng và học sinh thay nhau đốt lò đốt củi sưởi ấm chống lại cái lạnh.

Ai có thể nghĩ rằng việc phân phối điện nhỏ giọt vẫn có thể xảy ra ở Trung Quốc ngày nay? Sẽ không có gì là lạ nếu Triều Tiên trải qua hoàn cảnh loại này bởi vì điều đó rất tương tự những gì Trung Quốc từng trải qua trong những năm 1960. Nhưng thật khó để tin rằng “siêu cường thứ hai” thế giới hiện nay lại lâm vào cảnh thiếu điện. Đông bắc Trung Quốc, khu vực lạnh nhất ở Trung Quốc, sẽ cần đến than hoặc điện để sưởi ấm bởi nến sẽ không cung cấp đủ hơi ấm trong sinh hoạt. 

Nhiều nhà phân tích tin rằng nguyên nhân đằng sau việc Trung Quốc cắt điện là: tẩy chay Úc và mặt hàng than nhập khẩu từ nước này, nâng giá than, giảm lượng phát thải khí carbon để bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và thâm hụt do giá điện thấp. Nhưng rất ít chuyên gia đề cập đến cuộc đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực trong chính quyền, mở đường cho việc tăng giá, cạnh tranh Trung-Mỹ, và những thứ khác.

Giáo sư Tạ Điền tin rằng có hai lý do buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải phân phối lại điện, thậm chí đến mức phải hy sinh sự ổn định kinh tế và xã hội: đó là để duy trì quyền lực của Tập Cận Bình và hỗ trợ chính quyền chuẩn bị cho chiến tranh.

Ông Tập muốn nắm giữ quyền lực càng lâu càng tốt và bảo đảm đặc quyền quốc tế của mình.

Hội nghị biến đổi khí hậu COP26, do Anh phối hợp với Italia chủ trì, sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 12/11 tại  Glasgow, Vương quốc Anh. Ông Tập đã không ra khỏi Trung Quốc trong hơn 600 ngày, và có lẽ ông ấy đã sẵn sàng để kết thúc kỷ lục này.

Theo giáo sư Tạ, bằng cách giải quyết vấn đề khí hậu, ông Tập hy vọng rằng điều này sẽ nâng cao hình tượng quốc tế của Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ của châu Âu. Do đó, ông Tập sẽ xuất hiện một cách chính diện trước các nhà lãnh đạo thế giới khác nếu ông đưa ra cam kết rằng Trung Quốc sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon, mức tiêu thụ điện năng và mức độ ô nhiễm trong vòng một tháng, cho dù bằng mọi giá.

Ông Tạ cho rằng, đây là lý do bề mặt nhất cho việc ĐCSTQ cắt điện hiện nay, nhưng vẫn còn nguyên nhân khác sâu xa hơn đằng sau. 

Chương trình nghị sự bí ẩn

Hiện tại, việc cắt điện đã ảnh hưởng đến 20 tỉnh, hầu hết ở các vùng ven biển, miền Đông và Đông Bắc Trung Quốc. Nói cách khác, chúng đều là các tỉnh và thành phố hạng nhất. Có vẻ như Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh những khu vực giàu có và phát triển kinh tế nhất. Nhưng tại sao vậy?

Giáo sư Tạ nhận định, bản thân tuyên bố thiếu điện là một sự lừa dối trắng trợn. Theo số liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố: “Trong tháng 8, tỷ lệ sản xuất than thô trong các ngành công nghiệp trên quy mô chỉ định đã thay đổi từ giảm sang tăng; tốc độ tăng sản lượng khai thác dầu thô ở mức ổn định; tỷ lệ sản xuất khí đốt tự nhiên tăng lên; và mức tăng sản lượng điện tương đối thu hẹp. So với mức tháng 8/2019, tốc độ tăng trưởng sản lượng than thô bình quân hai năm đã chuyển từ âm sang dương, sản lượng khai thác dầu thô duy trì ở mức ổn định, sản xuất khí đốt tự nhiên và điện tăng khá nhanh”.

Theo số liệu chính thức, Trong tháng 8, 738,3 tỷ kilowatt giờ điện đã được tạo ra, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; từ tháng 1 đến tháng 8, sản lượng điện sản xuất là 5.399,4 tỷ kWh, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước hoặc tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2019 – tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,7%/năm trong vòng hai năm qua.

Dữ liệu cũng cho thấy rõ ràng rằng tốc độ tăng trưởng của hầu hết các lĩnh vực năng lượng riêng lẻ – nhiệt điện, hạt nhân, gió và năng lượng mặt trời – đã chậm lại, nhưng tổng lượng điện sản xuất vẫn đang tăng lên!

Đánh giá dựa trên số liệu Từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021, sản lượng điện bình quân ngày trong tháng 10 năm 2020 là 19,7 tỷ kWh, thấp nhất trong 12 tháng và thấp hơn 4 tỷ kWh so với con số gần nhất là 23,8 tỷ kWh vào tháng 8/2021.

Thật thú vị là vào tháng 10 năm ngoái, khi sản lượng điện trung bình hàng tháng giảm xuống mức thấp nhất trong 12 tháng qua, Bắc Kinh lại không áp đặt các biện pháp hạn chế điện năng như vậy. Nhưng bây giờ, tại sao lại cần phải làm như vậy sau khi sản lượng điện đã gia tăng hơn 20% so với mức thấp nhất của nó? Điều này thật phi lý, theo giáo sư Tạ.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng điện của Trung Quốc trong quý 3 thực sự đang tiếp tục tăng, chỉ là với tốc độ chậm hơn. Nhưng các nhà máy và doanh nghiệp ở các tỉnh và thành phố hạng nhất này lại không được hưởng lợi từ nguồn cung điện dồi dào này.

Vậy lượng sản xuất điện hàng loạt của Trung Quốc đã đi đâu sau khi Bắc Kinh cắt điện? ĐCSTQ liệu có đang che giấu điều gì đó với công chúng hay không? Giáo sư Tạ đặt câu hỏi. 

Theo vị học giả gốc Hoa, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự cấp ba của Trung Quốc là những ứng cử viên có khả năng nhất cho hoạt động tiêu thụ điện công suất lớn hàng loạt. Như nhiều người đã biết, Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất vũ khí chính của mình đến các khu vực miền núi ở miền trung Trung Quốc. Nó tương tự như cách Mỹ đã chọn Oak Ridge, Tennessee, làm địa điểm cho nhà máy thử nghiệm plutonium và nhà máy làm giàu uranium thuộc Dự án Manhattan – dự án nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II vào năm 1942, do nguồn cung điện ẩn giấu và ổn định bởi con sông ở một khu vực chưa phát triển. 

Giáo sư Tạ nhận định, Bắc Kinh hạn chế phân phối điện vào thời điểm này? Đó là vì Bắc Kinh muốn nâng cao vị thế quốc tế và chuẩn bị cho chiến tranh — điều này cho thấy ĐCSTQ đang khao khát nắm giữ quyền lực như thế nào.

Related posts