EU sẽ đẩy mạnh các giải pháp ứng phó giá năng lượng tăng cao
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vào tuần tới sẽ họp bàn để đẩy mạnh các biện pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước xu hướng giá năng lượng tăng cao kỷ lục.
Giá nhiêu liệu tại châu Âu và toàn cầu tăng cao đã đang làm giảm sản xuất công nghiệp và tăng gánh nặng chi phí năng lượng lên người tiêu dùng.
Trước thực trạng này, các nhà lãnh đạo EU sẽ họp vào ngày 21 và 22/10 tới đây để thảo luận về thực trạng tăng giá năng lượng và “bộ giải pháp” mà Ủy ban châu Âu (EC) mới ban hành trong tuần này, trong đó đã khẳng định những biện pháp mà các chính phủ các quốc gia thành viên EU có thể sử dụng để cung cấp trợ cấp ngay lập tức cho người tiêu dùng.
Reuters cho biết họ đã tiếp cận được bản thảo kết luận của cuộc họp EU sắp tới, trong đó sẽ đề nghị EC và các quốc gia thành viên EU sử dụng “bộ giải pháp” để cung cấp trợ cấp ngắn hạn cho những người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp EU.
Tính đến thứ Tư tuần này, 20 quốc gia thành viên EU đã soạn thảo các biện pháp như vậy, trong đó bao gồm việc định mức trần giá năng lượng, cắt giảm thuế năng lượng và tiến hành trợ cấp cho những hộ gia đình thu nhập thấp.
Số lượng các quốc gia ban hành các biện pháp như vậy đang tăng thêm. Trong đó, Đức có kế hoạch cắt bỏ khoản phí trả thêm trong các hóa đơn phí năng lượng của khách hàng.
Ủy ban châu Âu nói rằng cơ quan này cũng sẽ đánh giá các biện pháp mà EU có thể thực hiện trong dài hạn để bảo vệ các quốc gia thành viên ứng phó với tăng giá năng lượng, trong đó có biện pháp mua chung xăng dầu.
Trong bản dự thảo kết luận cuộc họp, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ yêu cầu EC phải “xem xét đến các biện pháp trung hạn và dài hạn để giảm thiểu những biến động tăng giá quá mức, tăng khả năng mau chống hồi phục của EU và đảm bảo chuyển đổi xanh thành công”.
Các bộ trưởng EU dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 26/10 để xúc tiến thực hiện nhanh các biện pháp mà các lãnh đạo EU đã thống nhất được trong cuộc họp 2 ngày vào 21 và 22/10.
Như Ngọc (Theo Reuters)
Myanmar” Tướng Min Hlaing không được tham dự thưởng đỉnh ASEAN
Đây là một động thái vô tiền khoáng hậu của khối ASEAN gồm 10 quốc gia này, một tổ chức thường tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.
ASEAN nói quân đội đã không làm đủ để chấm dứt trình trạng bất ổn ở Myanmar.
Hồi tháng Tám, Tướng Min Aung Hlaing tự phong là thủ tướng và tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Myanmar sẽ được kéo dài vì giao tranh giữa quân đội và các lực lượng phản đối đảo chính quân đội vẫn tiếp diễn.
ASEAN nói trong một thông cáo rằng cuộc họp khẩn cấp giữa các bộ trưởng ngoại giao các nước trong khối đã không đạt được sự đồng thuận về việc quân đội Myanmar có được đại diện cho nước này tại hội nghị thượng đỉnh hay không.
Tổ chức này nói các lãnh đạo quân đội Myanmar từ chối thực hiện cam kết sẽ đối thoại và giảm căng thẳng, và nói đại diện của ASEAN bị cấm gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân sự bị bỏ tù.
Thông cáo do Brunei, nước chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh, đưa ra nói rằng tình hình ở Myanmar “có ảnh hưởng tới an ninh khu vực cũng như sự đoàn kết, uy tín và trọng tâm của ASEAN”.
Hồi tháng Tư, ASEAN thúc giục Tướng Min Aung Hlaing chấm dứt tình trạng đàn áp bạo lực ở nước này và thả các tù nhân chính trị.
Jonathan Head, phóng viên BBC tại Bangkok, nói quyết định không mời vị tướng quân sự tới hội nghị thượng đỉnh, sự kiện mà Tổng thống Joe Biden và các lãnh đạo quốc tế khác sẽ tới dự, là một cú đánh mạnh vào hy vọng được quốc tế công nhận của chính phủ quân sự Myanmar.
Phóng viên BBC nói thêm hiện chưa có chỉ dấu nào rằng quân đội sẽ sẵn sàng giảm việc sử dụng vũ lực đối với phe đối lập và bắt đầu vào bàn đàm phán với họ.
ASEAN không nêu tên đại diện Myanmar mà họ sẽ mời tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Myanmar sau vụ đảo chính hồi tháng Hai. Các lực lượng an ninh đáp trả bằng vũ lực tàn bạo, giết hại trên 1000 người và bắt giữ trên 6000 người, theo Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Mỹ đề nghị bồi thường cho gia đình của những thường dân Afghanistan bị giết nhầm
Bộ Quốc phòng Mỹ đã đang đề nghị trả một khoản tiền chia buồn nhất định cho những gia đình của 10 thường dân Afghanistan bị thiệt mạng trong vụ Mỹ không kích bằng máy bay không người lái vào một địa điểm gần sân bay Kabul hồi cuối tháng Tám. Vụ không kích này diễn ra vài ngày sau khi 13 lính Mỹ bị thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết tại cổng sân bay Kabul hôm 26/8.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã đưa ra cam kết, trong đó bao gồm đề xuất về “các khoản thanh toán chia buồn hảo tâm”. Ngoài ra, cơ quan này cũng đang làm việc cùng Bộ Ngoại giao Mỹ để hỗ trợ các thành viên gia đình của các nạn nhân vô tội được định cư tại Mỹ nếu họ có nguyện vọng.
Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby vào cuối ngày thứ Sáu (15/10, giờ địa phương) cho biết Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Colin Kahl, chuyên trách về chính sách, hôm thứ Năm (14/10) đã tổ chức họp trực tuyến với ông Steven Kwon, nhà sáng lập và chủ tịch của tổ chức Dinh dưỡng và Giáo Quốc tế.
Tổ chức cứu trợ do ông Kwon đứng đầu này đã thuê công dân Afghanistan Zemari Ahmadi làm việc. Ahmadi là một trong 10 nạn nhận vô tội đã bị thiệt mạng trong vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ hôm 29/8.
Phát ngôn viên Kirby cho biết Ahmadi và 9 người Afghanistan bị chết trong vụ không kích hôm 29/8 là những nạn nhân vô tội, không liên quan đến nhóm khủng bố ISIS-K, cũng như không phải là mối đe dọa đối với lực lượng Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ tháng trước đã xác nhận vụ không kích bằng máy bay không người lái hôm 29/8 vào một địa điểm gần sân bay Kabul đã giết chết 10 thường dân, trong đó có 7 trẻ em. Bộ này cũng đã nói rằng vụ tấn công đó là “sai lầm bi thảm”.
Đức Thiện (Theo Reuters)