‘Từ có thể’ trong tiếng Việt – Tamar Lê

Các nhà ngữ học có đề cập đến ‘từ có thể ’ (potential words) trong mỗi ngôn ngữ loài người. Trong tiếng Anh, có chữ ‘brunch’ là kết hợp hai chữ breakfast and lunch, chữ ‘spoodle’ là kết hợp chữ spaniel và poodle, nhưng không thể có chữ ‘ngon’ hay ‘nhu’ vì phụ âm ‘ng’ và ‘nh’ không đứng đầu vần của một chữ trong tiếng Anh. Vì vặy nếu tên của bạn là Nga, Nghiệp, hay Nhung, Nho thì khó cho người Anh phát âm. Cái tên NGỌC thật dễ thương thì họ đọc thành ‘NỌC’, thì thật là buồn.

Tiếng Việt mình cũng vậy, có nhiều chữ không thấy trong tiếng Việt nhưng có thể xẩy ra, như chữ ‘nghép’, ‘bượng’, ‘phột’ ‘xuần’ v.v… và hình như cũng không thấy trong tự điển Việt Nam (???), nhưng chúng ta không ngạc nhiên nếu thấy chúng xuất hiện trong tương lai. Chúng là ‘từ có thể’ (potential words), tuy bây giờ không có nhưng nếu ai phát âm hay viết ra thì người Việt nhận biết rằng ‘đó là chữ Việt’ vì chúng nằm trong cơ bản âm ngữ học của tiếng Việt (Vietnamese phonology).

Trái lại chúng ta sẽ không bao giờ thấy những chữ sau đây xuất hiện trong tiếng Việt, hiện tại và sau này vì chúng không phải là ‘Từ có thể’ (potential words) trong tiếng Việt, thí dụ như mình có chữ ‘lúc’, ‘lục’ nhưng không có chữ ‘lùc’ hay ‘lũc, vì trong tiếng Việt chỉ có hai dấu ‘sắc’ và ‘nặng’ được dùng đứng trước một phụ âm mạnh (explosive sounds).

Thật vậy trong tiếng Việt, những chữ trong open syllable, consonant + vowel  (CV), không có phụ âm đứng cuối như ma, mà. mã, mà, má, mạ thì được có sáu ̉ dấu, nhưng với những chữ với closed syllable (VC), chấm dứt bởi ‘hard strong’ phụ âm, thì chỉ ̣được HAI dấu thôi (dấu sắc và dấu nặng) như trong chữ ‘tiếp’ , ‘mụt’ , ‘họp’ và ‘hót’…

Tương tự, chúng ta sẽ không bao giờ có những chữ như ‘smai’, ‘stố’, hay ‘lớsp’ và ‘brâu’ trong tiếng Việt vì tiếng Việt (ngoại trừ từ tiếng khác đến) mình không có hai phụ âm đứng cạnh nhau như trong tiếng Anh. Do đó những chữ này không phải là ‘từ có thể’ (potential words) trong tiếng Việt. Mình hay đọc ‘slow’  thành ‘xì’ rồi ‘lâu’, nghe ghê quá. Còn trong tiếng Nhật MacDonald được chyển hoán là makudonarudo.

Thôi thì chuyện trò ca hát cho vui vào cuối tuần.

Related posts