Bắc Kinh bào mòn tự do ngôn luận bằng ‘Internet văn minh’

Anders Corr

Một người đàn ông đi ngang qua văn phòng của Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc ở Bắc Kinh, hôm 08/07/2021. (Ảnh: Thomas Peter//Reuters)Trung Quốc

Trung Cộng muốn tước đoạt quyền tự do của quý vị.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đang “văn minh hóa” mạng Internet trong bổn quốc của mình đồng thời đề xướng các cuộc trấn áp tương tự trên toàn cầu. Những hiện trạng này sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai coi trọng quyền tự do trên mạng của họ.

Theo ông Trang Vinh Văn, giám đốc Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đang có kế hoạch thiết lập một mạng Internet “văn minh” định hình lại ngôn ngữ mạng, nhằm truyền bá sâu rộng hơn, tường tận hơn tuyên truyền của Trung Cộng đến những người dân lướt mạng hàng ngày của Trung Quốc. Ông Trang cho biết trong bài viết vào ngày 27/10 trên trang web của CAC rằng điều này sẽ kiến tạo Trung Quốc thành một “xã hội theo xã hội chủ nghĩa hiện đại”.

Chính quyền Bắc Kinh không chỉ tìm cách chỉnh lý toàn bộ nội dung trên mạng Internet của Trung Quốc, mà còn gây ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet trên thế giới bằng cách quảng bá các tiêu chuẩn mới tại Liên Hiệp Quốc. Hồi đầu tháng Mười, BBC đã tiết lộ với Nghị viện Anh rằng các đề nghị với Liên Hiệp Quốc vốn được dẫn đầu bởi Bắc Kinh nhằm tìm cách cung cấp các biện pháp để “kìm hãm luồng [thông tin] của truyền thông quốc tế”. Đề nghị “IP mới” của Bắc Kinh sẽ yêu cầu người dùng đăng ký với cơ quan quản lý để sử dụng Internet, sau đó [họ] có thể hủy bỏ đăng ký của những người dùng mà họ không thích vì bất kể lý do gì.

Trụ sở Truyền thông Chính phủ (GCHQ), vốn là cơ quan gián điệp mạng của Anh cũng tuyên bố rằng sự kiểm soát Internet ngày càng tăng của Bắc Kinh, cùng với hành vi bất lương của Trung Cộng qua đánh cắp IP, tuyên truyền xuyên tạc và kiểm duyệt, có nguy cơ “hủy hoại” siêu xa lộ thông tin của thế giới.

Hiển nhiên, Trung Cộng muốn chúng ta làm theo những gì nhà cầm quyền này nói, chứ không phải những gì họ làm.

tự do ngôn luận ở trung quốc
Cảnh sát mạng Trung Quốc trong một bức hình không đề ngày tháng. (Ảnh: The Epoch Times)

Những gì Trung Quốc đổi mới về kiểm soát không gian mạng đã gây hậu quả trên toàn cầu, và điều đó đang đột phá mau lẹ. Theo ông Trang, các công ty Internet nên nâng cao tính tự giác bằng tấn công phi kỹ thuật dưới dạng gia tăng các hình mẫu “tốt đẹp” hơn là các hành vi như bắt nạt trên mạng. Những đe dọa trên mạng của Trung Cộng, chẳng hạn như nhiều tài khoản ngoại giao phối hợp của Trung Quốc trên Twitter được miễn trừ điều này.

Bài viết của ông Trang phản ánh các hướng dẫn do Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành hồi tháng Chín. Các hướng dẫn này cũng đẩy mạnh việc xây dựng mạng Internet “văn minh” trong đó không gian mạng sẽ được sử dụng cho tuyên truyền của Trung Cộng đồng thời tăng cường sự giám sát của chính quyền đối với tin tức, phát sóng trực tiếp (livestream) cùng các nền tảng trực tuyến khác. Dư luận sẽ trợ giúp việc giám sát này, tức là, nếu phát hiện ra bất kỳ sự vi phạm nào của những người bạn trên mạng, thì phải báo cáo với chính quyền. Đã có thành viên nào trong gia đình chợt nhìn lướt qua vai của bạn chưa? Hãy chờ tiếng gõ cửa nha.

“Chủ nghĩa hư vô lịch sử” (historical nihilism), vốn sử dụng lịch sử để chỉ trích vai trò lãnh đạo của Trung Cộng, cũng như bất kỳ tranh luận nào về “tính tất yếu” của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, sẽ bị ngăn chặn trên mạng Internet phản địa đàng tương lai của Trung Cộng, nhường chỗ cho việc quảng bá các giá trị đạo đức của xã hội chủ nghĩa và người lao động cộng sản mẫu mực. 

Vào ngày 26/10, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã công bố bản dự thảo cập nhật các quy tắc, theo đó sẽ ngăn cấm người dùng mạng xã hội đăng ký lại tài khoản của họ bằng cùng một tên trên bất kỳ nền tảng nào. Điều này sẽ đóng lại những gì từng là một lối thoát hiếm hoi khỏi sự kiểm soát trực tuyến ngày càng tăng của Trung Cộng. Các quy tắc mới này cũng sẽ yêu cầu các nền tảng trực tuyến hiển thị vị trí của người dùng trên trang của họ, khiến họ dễ trở thành mục tiêu cho cảnh sát địa phương. Quý vị vừa đăng một bức hình của nhóm nhạc nam yêu thích? Hãy chờ đeo còng tay (loại được sử dụng để thực thi pháp luật, không phải vật trang trí đâu).

Người dùng trong nước sẽ phải hiển thị thành phố hoặc tỉnh của họ và người dùng quốc tế sẽ được yêu cầu hiển thị quốc gia của họ.

Năm 2017, Trung Quốc bắt đầu yêu cầu người dùng Internet, bao gồm người sử dụng tiểu blog (tức Weibo) và trò chuyện trực tuyến, để xác minh danh tính của họ bằng ID (thẻ căn cước), số điện thoại di động, và các giấy tờ khác. Những yêu cầu này được dựa trên luật an ninh mạng được Trung Cộng ban hành năm 2017, vốn quy định một mạng Internet “trong sạch và lành mạnh”, đã hủy bỏ không chỉ tiếng nói của phe bất đồng chính kiến, mà còn cả những lời đàm tiếu về người nổi tiếng cũng như phân tích thị trường chứng khoán. Các ban nhạc rock bị phản đối – trừ khi họ mặc trang phục phù hợp (theo chủ nghĩa Mao ư?) và đưa những ý tưởng cộng sản cũ rích vào những giai điệu mới. Quẩy lên nào, các đồng chí ơi.

Mùa thu này, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn khuyến khích các nền tảng trực tuyến và các nhà quản lý nội dung tăng cường kiểm duyệt, kể cả tự kiểm duyệt bởi tất cả người dùng. Cơ quan này đã nỗ lực giảm bớt việc sử dụng thuật toán của các nhà điều hành ứng dụng, có lẽ là thuộc thành phần không có đặc quyền tuyên truyền của Trung Cộng. Một thông báo gồm 10 điểm đã lệnh cho các quản trị viên trực tuyến giảm tiếp xúc với những người nổi tiếng và câu lạc bộ người hâm mộ trực tuyến, cũng như [nội dung] bạo lực và thô tục.

Hồi tháng Tám, cơ quan này cũng ra mắt một chiến dịch đàn áp các ký giả công dân và các nhà phân tích chứng khoán vốn “hiểu sai các chính sách kinh tế cũng như dự đoán sự sụp đổ và ảm đạm trên thị trường tài chính”. Các tài khoản “truyền thông cá nhân” độc lập bị cáo buộc đã lan truyền tin giả và tin đồn để tống tiền các công ty được nhắm mục tiêu. Hãy chờ những dự đoán tài chính cực kỳ lạc quan sẽ có kết cục giống như mấy ban nhạc nam theo chủ nghĩa Mao kia.

Cùng với các cuộc trấn áp gần đây của Bắc Kinh đối với các ngành như công nghệ, giáo dục và giải trí ở Trung Quốc, cuộc chiến chống tự do Internet trên quy mô toàn cầu của Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đang đưa tân thế giới của những người máy cộng sản vào máy điện toán cạnh bên quý vị. Trừ khi Internet “chưa được văn minh hóa” hồi thăng.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Ông là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt vào năm 2021 có nhan đề “The Concentration of Power” (“Tập Trung Quyền Lực”) và “No Trespassing” (“Không Xâm Phạm”), đồng thời đã biên tập cuốn sách “Great Powers, Grand Strategies” (Những Quyền Lực Lớn, Những Chiến Lược Lớn).

Từ Huệ biên dịch

Related posts