LƯƠNG THIỆN, ĐÂU CẦN PHẢI LÀM GÌ TO TÁT! – Bùi Chiến Thắng

LƯƠNG THIỆN, ĐÂU CẦN PHẢI LÀM GÌ TO TÁT! – Bùi Chiến Thắng

Người cha từ từ tháo dây giày, cởi giày ra và luồn chân vào đôi dép ông già đưa qua. Một đôi dép mà trong mắt cô con gái, chắc chắn là đồ nhặt từ thùng rác, cô suýt nữa hét lên như thế. Cô con gái lo lắng thấp thỏm, nhìn đôi tay ông lão vụng về đánh đôi giày. Cô nói nhỏ với bố rằng:

-“Đôi giày của bố còn bẩn hơn lúc chưa đánh”.

Người mẹ cũng khẽ cằn nhằn theo:

-“Chẳng phải thường ngày anh vẫn tự đánh giày sao? Sao hôm nay lại để người khác đánh giày cho? Mà đánh giày thì cũng phải tìm người thợ tốt chứ!”

Người cha mỉm cười và nói:

-“Ông già đó rõ ràng là một người mới vào nghề, từng này tuổi rồi mà ông ấy còn phải ra ngoài làm nghề này, nhất định phải có lý do bất đắc dĩ. Đưa tay ra ăn xin là việc không ai muốn và cũng không hay lắm, nên tôi muốn giúp một chút, ít nhất có thể để ông ấy không phải đi ăn xin. Điều này có gì là sai đâu? Không có nhiều tiền cũng có thể mua được vài cái bánh bao cũng đủ cho ông ấy ăn qua ngày”.

Người mẹ và cô con gái nhận thấy thấy lời người cha nói cũng có tình có lý, đặc biệt là cô con gái từ nhỏ đã thấy cha hay làm những việc giúp người thế này nên cũng thôi không nói gì. Được cha mỉm cười khích lệ , cô thậm chí còn có ý định bỏ đôi giày dưới chân mình ra đánh liều đưa ông lão. Nhưng nhìn đôi dép của ông cụ, cô thực sự không thể hạ quyết tâm được, cô thì thầm vào tai cha, rồi lặng lẽ rời đi.

Ông lão mang đôi giày đã đánh bóng qua. Đôi giày quả nhiên trông như bị bôi bẩn, như bị phủ một lớp dầu đánh xi dày. Người cha nhìn vậy, cười nói: -“Ông nhìn này, ông hình như vẫn chưa biết cách đánh giày, để tôi chỉ cho ông nhé!”

Ông già xin lỗi và ngượng ngùng cười, gật đầu. Có thể thấy ông cũng thực sự không hài lòng với khả năng của mình.

Người cha kiên nhẫn tỉ mỉ chỉ từng chút cho ông lão, đồng thời cẩn thận và chậm rãi dùng đôi giày của mình để mô tả cách làm cho ông lão. Sau đó, người cha cởi giày ra khỏi chân vợ và để ông già thực hành lại một lần. Ông lão ngượng ngùng nói:

-“Cả đời tôi chưa từng đi giày da, nên không biết phải xử lý thế nào”.

Cô con gái quay trở lại, trên tay cầm theo mấy đôi dép mới, và đưa chúng cho ông lão, cô nói:

-“Cháu tặng ông, giờ cháu nhờ ông đánh giúp đôi giày của cháu”.

Ông lão trang trọng, chăm chú dùng kỹ thuật mới học được và đánh đôi giày cho cô gái sạch bong. Trong quá trình đánh giày, cô gái nói với ông lão về tâm lý của các khách hàng. Ví như quần áo, đầu tóc và gương mặt sạch sẽ gây được thiện cảm với khách hàng, v.v. Ông lão vừa đánh giày, vừa lắng nghe và gật gù đồng ý. Cuối cùng ông cũng hiểu lý do tại sao việc kinh doanh của mình không tiến triển được.

Gió rất nhẹ và nắng rất ấm áp, hôm đó mọi người đều rất thân thiện. Ông lão đánh giày rất vui vì may mắn gặp được một gia đình nhân hậu. Và cả gia đình ba người uống trà cũng rất hạnh phúc, họ lại càng hiểu thêm rằng lương thiện không phải chỉ tìm kiếm những việc thật to lớn, mà chính là xảy ra ở xung quanh chúng ta.

Nguồn: Những Câu Chuyện Nhân Văn

Related posts