Nước thành viên Litva (Lithuania) của EU bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trả đũa về kinh tế vì kiên định xây dựng quan hệ hữu nghị với Đài Loan, nhưng dường như những chiêu trò cay độc liên tục của Bắc Kinh không mang lại hiệu quả.
Theo Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Nhà nước Litva (LRT), tăng trưởng xuất khẩu của Litva trong năm 2021 vẫn được đảm bảo bất chấp thực trạng leo thang giá năng lượng, sự bùng phát COVID-19 và căng thẳng địa chính trị.
Theo một phân tích về số liệu thống kê thương mại của cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ Litva, xuất khẩu hàng hóa của Litva năm 2021 tăng 20,5% (chưa bao gồm 16,4% tăng trưởng về dầu mỏ), trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu về cơ bản ổn định trong cả năm, nhưng quý 2/2021 đã ghi nhận mức tăng trưởng cao đáng kể, mức tăng trưởng hàng năm từ xuất khẩu hàng hóa do Litva sản xuất cao đến 25,9 % (chưa bao gồm 20,7% sản phẩm dầu mỏ), trong khi xuất khẩu [nói chung] cũng tăng 12,7% (chưa bao gồm 10,6% sản phẩm dầu mỏ).
Thông tin chỉ ra, hàng hóa Litva sản xuất xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 30%, đặc biệt giảm mạnh nhất trong quý 4/2021, cao tới 36,1% (không bao gồm nông sản), còn thị trường Đài Loan cũng không thể bù lại lượng thất thoát từ Trung Quốc. Tuy xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Litva tăng 7,8% nhưng trong đó tại thị trường Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 0,8%, còn Đài Loan chiếm khoảng 0,1%, tác động đến chỉ số tăng trưởng nhập khẩu năm ngoái có thể nói không đáng kể.
Các nước xuất khẩu chính của Litva chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu của họ vào năm 2021 là Đức, Mỹ, Ba Lan, Latvia và Hà Lan; trong khi các nước chế biến và tái xuất nguyên liệu chính chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu là Nga, Latvia, Ba Lan, Estonia và Belarus. Xuất khẩu hóa chất và sản phẩm hóa chất có tác động lớn nhất đến chỉ số xuất khẩu, chiếm gần 1/3 mức tăng trưởng, các mặt hàng khác bao gồm ngành xăng dầu và đồ gia dụng.
Chuyên gia phân tích Jone Kalendien của Tổ chức Nghiên cứu và Phân tích Doanh nghiệp Litva (Enterprise Litva’s Research and Analysis Division) cho biết, tình hình xuất khẩu của Litva là tốt nhất trong 10 năm qua, cho thấy tính thích ứng cao với môi trường kinh tế và địa chính trị đầy thách thức.
Liên quan đến thông tin gần đây cho rằng Trung Quốc lại chặn thịt bò của Litva, theo số liệu của EU thì xuất khẩu thịt bò của Litva sang Trung Quốc trong tháng 12/2021 giảm khoảng 91% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thực tế năm trước đó Trung Quốc chỉ nhập khẩu từ Litva 775 tấn thịt bò nên tác động không đáng kể.
Chuyên gia Úc: Vẫn thịnh vượng khi tách khỏi Trung Quốc
Trước đây, ĐCSTQ đã sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để buộc Úc phục tùng nhưng Úc chưa bao giờ nhượng bộ. Một tổ chức tư vấn của Úc bình luận rằng Bắc Kinh đã sử dụng các rào cản thương mại để bắt nạt Úc, ngoài ra cũng dùng thủ đoạn “sói chiến” để răn đe các nước khác, nhưng tất cả đều thất bại.
Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu của tổ chức tư vấn của Úc là Trung tâm Perth USAsia, đã viết trên tạp chí Foreign Policy rằng Úc đã cho thế giới thấy mô hình kiểu mẫu khi tách rời khỏi Trung Quốc, chứng minh thủ đoạn bắt nạt Úc là thất bại chưa từng có.
Wilson cho biết quy mô của hành động ép buộc thương mại chưa từng có của ĐCSTQ đối với Úc cho thấy một thử nghiệm thú vị: Điều gì sẽ xảy ra khi nước này đột ngột tách khỏi nền kinh tế Trung Quốc? Với việc Trung Quốc chiếm gần 40% xuất khẩu của Úc, suy đoán thông thường có thể thấy cái giá khá nặng của việc Canberra chống lại Trung Quốc!
Nhưng ông Wilson cho biết chi phí tách nền kinh tế Úc khỏi Trung Quốc thực sự thấp hơn nhiều so với dự kiến của bất kỳ ai. Theo ước tính của Bộ Tài chính Úc, trong năm đầu tiên của lệnh trừng phạt từ ĐCSTQ, các ngành bị ảnh hưởng của Úc đã mất 5,4 tỷ đô la Úc trong xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên họ đã phát triển được thị trường mới với khoảng 4,4 tỷ đô la Úc, mặc dù hao hụt 1 tỷ đô la Úc nhưng con số đó chỉ chiếm 0,25% xuất khẩu của Úc. Ngoài ra, do giá quặng sắt tăng vọt khiến xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc thực tế đã tăng 10% kể từ khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Thực tế đó khiến chuyên gia Wilson tin rằng khả năng phục hồi của Úc giờ đây có thể truyền cảm hứng cho các nước khác, cũng cho thế giới thấy rằng nền kinh tế Úc vẫn phát triển bình thường sau khi “nói KHÔNG” với Bắc Kinh.
Vương Quân, Vision Times