Băng qua mưa bom bão đạn để giải cứu động vật ở Ukraine

Huyền Anh

Băng qua mưa bom bão đạn để giải cứu động vật ở Ukraine
Một người phụ nữ bế mèo cưng của mình khi di tản băng qua một cây cầu bị phá hủy khỏi thành phố Irpin, phía tây bắc Kyiv, vào ngày 7/3/2022. (Ảnh Getty Images)

Tổ chức Bảo vệ Động vật PETA, vốn đã mất rất nhiều thời gian để thúc đẩy chế độ ăn chay và các lựa chọn thay thế thịt, trong hai tuần qua đã dũng cảm băng qua mưa bom bão đạn để giải cứu vật nuôi như chó và mèo bị bỏ lại, trong bối cảnh Nga tiếp tục xâm lược Ukraine.

Bà Petya Petrova, điều phối viên các chiến dịch của PETA ở Đông Âu, đã nói chuyện với The Epoch Times vào ngày 2/3. Chuyến xe tải của bà đang trên đường đến Lviv và các thị trấn lân cận để giải cứu động vật thất lạc và bỏ rơi, cũng như vật nuôi và chủ sở hữu của chúng để đưa chúng trở lại biên giới.

Đặc biệt, bà Petrova còn hợp tác với Viva!, một khu bảo tồn động vật nằm ngay bên ngoài Warsaw.

“Tôi rất quyết tâm trong chuyến đi này”, bà Petrova, một người phụ nữ gốc Bulgaria, cho biết. “Động vật không nghĩ về biên giới, chúng sợ hãi, đói khát, hoảng loạn và chỉ muốn mọi tiếng ồn và sự hỗn loạn ngừng lại”.

Một người tị nạn Ukraine ôm mèo cưng của mình khi cô và những người khác biên giới Hy Lạp-Bulgaria tại Promachonas, vào ngày 7/3/2022. (Ảnh Getty Images)

Vào ngày 4/3, sau 12 tiếng chờ đợi ở biên giới Ba Lan trên một chiếc xe chở đầy chó và mèo, bà Petrova đã nói chuyện lại với The Epoch Times, xác nhận rằng bà đã trở về an toàn. Vào ngày 6/3, bà thông tin với The Epoch Times rằng đang sẵn sàng cho một chuyến đi khác tới Ukraine.

Bà Petrova là một trong những nhân viên cứu hộ may mắn khi cố gắng tiếp cận những nạn nhân bất lực nhất trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, gồm cả những động vật trong vườn thú vẫn bị mắc kẹt trong lồng.

Ít nhất sáu nhân viên cứu hộ động vật đã bị giết trong tuần này, khi đang làm nhiệm vụ giúp đỡ hàng nghìn động vật Ukraine bị vướng vào bạo lực chiến tranh, bà Petrova cho hay.

Ba trong số các tình nguyện viên được cho là đã bị bắn chết trong ô tô của họ vào thứ Bảy (5/3) sau khi giao thức ăn cho một nơi trú ẩn dành cho chó từ thị trấn Bucha.

Nơi trú ẩn, cách thủ đô Kyiv chỉ 18 dặm, đã không có thức ăn trong ba ngày. Một trong số đó là cô Anastasiia Yalanskaya, 26 tuổi cùng chồng cô nói với Global News có trụ sở tại Canada rằn,g cô đang ở gần nhà thì chiếc xe cô đang đi gặp phải tiếng nổ lớn.

Các quốc gia có chung đường biên giới với Ukraine bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Litva, Romania, Ba Lan và Slovakia đã đồng ý cho phép nhập cảnh động vật Ukraine mà không cần giấy tờ, theo PETA.

Bulgaria cũng đang đưa các động vật Ukraine không cần giấy tờ theo thỏa thuận khẩn cấp với PETA. Tuy nhiên biên giới và các quốc gia xa xôi chỉ là nơi trú ẩn tạm thời của các loài động vật Ukraine. 

Bà Petrova nói với The Epoch Times rằng, mục tiêu cuối cùng là đưa chúng đến Tây Âu trừ các quốc gia Trung Âu như Ba Lan, Anh, Ý và những nước khác đang yêu cầu cung cấp giấy tờ kiểm dịch. Bởi vì điều này cản trở nỗ lực của các nhóm cứu hộ động vật.

Việc Vương quốc Anh từ chối dỡ bỏ các mức thuế hải quan đã đặc biệt gây phẫn nộ từ những người ủng hộ động vật.

Ông Jason Yorke, người điều hành một nhóm cứu hộ chó nhỏ ở Anh, đăng trên Facebook: “Tôi cảm thấy đau đớn vì trong thời điểm xung đột nghiêm trọng này, chúng ta không thể vượt qua và đưa sự trợ giúp này đến nơi cần thiết”.

Một người phụ nữ mang theo một con thỏ cưng khi rời khỏi chuyến tàu đến từ Kyiv tại ga xe lửa chính Przemysl vào ngày 23/2/2022, ở Ba Lan. (Ảnh Getty Images)

Ông Yorke cho biết, mặc dù Vương quốc Anh có một bộ luật đặc biệt cho “viện trợ nhân đạo”, nhưng nó không phân loại thức ăn cho vật nuôi theo danh mục.

Ông là tình nguyện viên của Dogbus, một tổ chức vận chuyển và cứu hộ động vật có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Bà Petrova nói: “Một nhóm bác sĩ thú y vẫn ở biên giới làm việc suốt ngày đêm để kiểm tra những con vật được giải cứu. Không ai trong số họ có bất kỳ dấu hiệu của bệnh tật, chỉ bị thương do chiến đấu, suy dinh dưỡng và mất nước mà thôi”.

Trước khi PETA và các tổ chức khác đến, những người cứu hộ động vật cá nhân đã lên mạng xã hội kêu gọi cung cấp thức ăn và nước uống cho những con vật và đăng tải những bức ảnh chúng đang túm tụm trong những nơi trú ẩn tạm bợ.

Khi nhiều người di tản khỏi Kyiv, ông Andrea Cisternino, một người dân địa phương nổi tiếng với công việc cứu hộ động vật, đã ở lại chăm sóc và giải cứu động vật — tuần trước đăng trên trang Facebook cá nhân về những khó khăn trong việc giữ cho động vật bình tĩnh trong các vụ đánh bom vào sáng sớm, các trại pháo binh, và máy bay.

“Chúng tôi sống trong lo lắng nhưng luôn cố gắng tích cực”, ông cho biết.

Trong 13 năm qua, ông Cisternino, một nhiếp ảnh gia gốc Ý, đã điều hành một khu bảo tồn động vật cho hơn 400 loài động vật, bao gồm vật nuôi trong nhà cũng như dê, gà và cừu.

Kể từ ngày 6/3, ông Cisternino báo cáo chúng vẫn còn sống.

Trong khi nhiều người dân Ukraine mang theo động vật khi di tản, nhiều người đã bỏ chúng lại. Theo ông Cisternino, một số người điều hành các trại động vật cũng rời đi mà không cung cấp bất kỳ điều khoản nào cho những con vật chỗ họ đang ở, khiến một số tình nguyện viên ở lại và làm những gì họ có thể cho những con vật bị bỏ rơi tại các trại tạm trú. Ngựa và các động vật lớn đã bị bỏ lại.

Bà Petrova cho biết, nhiều chủ sở hữu vật nuôi đã tháo chạy khỏi Ukraine mà không có ô tô và đã đi bộ hàng chục cây số để đưa vật nuôi của họ ra khỏi đất nước.

Bà Satabdi Sharma nói với The Epoch Times rằng, bà đã đi bộ 36 dặm (tương đương 67 km) đến biên giới với con mèo hổ Crimsee bên dưới áo khoác. “Tôi gục ngã ở biên giới”, bà nói, “đến nơi thì mọi người cho tôi ăn và thay nhau giữ Crimsee giúp tôi”. Các binh sĩ Ukraine hỗ trợ một dân thường, trong khi nhiều người băng qua một cây cầu bị phá hủy, để sơ tán khỏi Irpin, một thành phố phía tây bắc Kyiv, sau trận pháo kích lớn ngày 5/3/2022. (Ảnh AFP / Getty Images)

Những con vật khác không may mắn như vậy. Bà Petrova cho biết, một số con chó đã chết vì kiệt sức khi cùng chủ đi bộ quãng đường dài tới biên giới. Số khác đã chết vì căng thẳng cấp tính gây ra bởi tiếng nổ lớn từ bom và tên lửa. 

Cùng ngày khi bà Petrova đi từ Đức đến Ukraine, một người dân Berlin đã tự nguyện chở 20.000 tấn thức ăn cho vật nuôi vào Ukraine. Nhiều trung tâm cứu hộ động vật ở các quốc gia có biên giới đang giúp đỡ, bao gồm cả Casa lui Patrocle ở Romania, nơi đã điều động xe cấp cứu động vật đến biên giới để giúp chủ sở hữu vật nuôi và động vật “không phân biệt giống loài”.

Những người cứu hộ động vật trên toàn cầu nói, họ ước rằng có thể đến Ukraine và giúp đỡ những con vật và người dân ở đó.

Một trong số họ là ông Mohammed Aljaleel, tài xế xe cứu thương ở Aleppo, Syria, người đã truyền cảm hứng cho cuốn sách ảnh “Người mèo của Aleppo” đã nuôi hàng trăm con mèo và chó bị lạc trong Chiến tranh Syria.

Ông Aljaleel, hiện đang điều hành một khu bảo tồn mèo ở Syria, nói với The Epoch Times, ông lo lắng rằng người dân Ukraine sẽ phải chịu đựng một cuộc chiến tranh bất tận như người Syria.

“Chiến tranh là cụm từ gây ra cho chúng ta những nỗi đau”, ông Aljaleel nói, “nó gây ra tổn hại lớn cho trẻ em, vật nuôi và những người lớn tuổi”.

Và cả những nhân viên cứu hộ động vật.

Bài đăng trên Instagram cuối cùng của bà Yalanskaya chỉ vài giờ trước khi bà bị giết, là bức ảnh bà đang mỉm cười khi ngồi bên cạnh những túi thức ăn cho chó mà bà đang phân phát.

Các khoản đóng góp có thể được thực hiện tại đây để giúp PETA trong nỗ lực giải cứu động vật tại Ukraine. Các tổ chức sau đây cũng là các tổ chức hợp pháp giúp đỡ động vật ở Ukraine cần quyên góp:

He Patrocles

Dogbus

Quỹ quốc tế về phúc lợi động vật

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts