‘Chủ nghĩa anh hùng’ của Ukraine đang dần thay đổi cục diện chính trị thế giới

Mạn Vũ

Tổng thống Ukraine Zelensky, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh ghép từ nhiều nguồn.

Lời toà soạn: ‘Chiến sự Ukraine’ là loạt bài đưa ra phân tích, góc nhìn của các chuyên gia có uy tín; đồng thời cũng kèm theo những chia sẻ mang hơi hướng văn hoá, đời sống để quý độc giả có một cái nhìn khách quan, đa chiều về tình hình ở Ukraine.

Ngày 24/2, Thượng nghị sĩ bang Texas là Ted Cruz nhận phỏng vấn của Fox News, trong đó ông chia sẻ rằng: Năm 2014 sở dĩ Putin chiếm Crưm mà không chiếm Kiev bởi vì Nga có đường ống đi qua nơi đây rồi sang Đức. Nếu Nga xâm lược Ukraine, nước này sẽ cắt đường ống đó.

Sau khi chiếm Crưm, vào năm 2015 Nga bắt đầu xây dựng hệ thống Nord Stream vòng hướng bắc để tránh Ukraine. Năm 2019, Nga xây được 90% thì bị Trump trừng phạt nên phải dừng.

Đến khi Biden lên nắm quyền, tổng thống Mỹ đã gỡ lệnh trừng phạt để ‘chú gấu Nga’ hoàn thành nốt đường ống Nord Stream dẫn khí thiên nhiên qua Đức rồi từ châu Âu chảy về những đồng euro. Câu chuyện Nga xâm lược Ukraine bắt đầu từ đây…

Tháng 8/2021, Mỹ bị mất thể diện khi rút quân khỏi Afghanistan, Putin nhận thấy nước Mỹ đang suy yếu. Đến Olympic mùa đông năm nay, Putin đến Bắc Kinh và Chủ tịch Tập Cận Bình chịu mua dầu của Nga với giá cao hơn thị trường. Putin đang có trong tay khoảng 630 tỷ đô-la Mỹ ngoại hối, cộng thêm cánh tả châu Âu và Mỹ đang suy yếu và lục đục nội bộ… ‘thiên thời địa lợi’ đủ cả, thế là Putin quyết định đi nước cờ mạo hiểm.

Ngày 24/2, Nga xâm lược Ukraine.

Putin đã đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga và sự chuẩn bị của mình, nhưng lại đánh giá quá thấp ‘nhân hoà’ tức sự kháng cự ngoan cường của Tổng thống Zelensky và người dân Ukraine. Bằng chứng là trải qua khoảng 2 tuần giao chiến nhưng Nga vẫn chưa chiếm được toàn bộ Ukraine.

Ban đầu các nền dân chủ lớn như Anh, Mỹ đồng ý che chở cho chính phủ lưu vong nhưng Tổng thống Zelensky không cần, và hiện tại ông vẫn ở Kiev chỉ huy chiến đấu.

Mới đây, ngày 7/3, Fox News đăng tin bài nói rằng Tổng thống Zelensky cung cấp vị trí của mình là ở phố Bankova thuộc thủ đô Kiev  đồng thời khẳng định: “Tôi không ẩn trốn, tôi không sợ bất cứ ai”.

Người dân Ukraine cũng chiến đấu vô cùng ngoan cường. Phóng viên của VOA từng phỏng vấn một nhóm tài xế xe tải từ Ba Lan trở về để chiến đấu cho tổ quốc, những người đó chia sẻ rằng: “Chúng tôi phải bảo vệ tổ quốc của mình. Nếu không là chúng tôi thì còn ai làm điều này chứ? Kẻ sợ chính người là người Nga chứ không phải chúng tôi”.

“Tướng sĩ một lòng phụ tử”, cả tổng thống và người dân Ukraine đã triển hiện cho thế giới thấy: Thế nào là chủ nghĩa anh hùng.

Trong Thiên Lượng luận chính đăng ngày 9/3, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có nhìn nhận rằng: chính chủ nghĩa anh hùng của ‘tướng sĩ’ Ukraine đã thay đổi cục diện địa chính trị thế giới.

Đầu tiên, Giáo sư Chương chia sẻ, trong một phiên điều trần trước Quốc hội ngày 8/3, giám đốc cục tình báo trung ương Mỹ CIA là William Burns phân tích: Putin đã có 4 đánh giá sai lầm trong cuộc chiến ở Ukraine.

Thứ nhất, Putin cho rằng Ukraine mềm yếu và dễ bắt nạt, tức là chỉ cần doạ là Ukraine từ bỏ phản kháng, nhưng không ngờ tổng thống và người dân nơi đây chiến đấu vô cùng kiên cường.

Thứ hai, Putin cho rằng Pháp, Đức và các nước châu Âu không có biểu quyết thống nhất, nhưng tổng thống Nga đã tính sai. Hiện nay các nước châu Âu đang đoàn kết lại để phản đối với Putin.

Thứ ba, Putin cho rằng nếu Nga xâm lược Ukraine chắc chắn sẽ bị trừng phạt, nên ông đã chuẩn bị 630 tỷ đô-la Mỹ để ứng phó. Không ngờ rằng, Âu – Mỹ đã loại Nga ra khỏi SWIFT, khiến nước số tiền trên trở thành giấy vụn.

Thứ tư, Putin cho rằng quân đội Nga hiện đại hoá, có thể đánh nhanh thắng nhanh nhưng trải qua 2 tuần chiến sự, Putin vẫn không chiếm được toàn bộ Ukraine.

Ngoài đó ra, Âu – Mỹ còn cấm nhập khẩu dầu của Nga, khiến kinh tế nước này chịu tổn thất nghiêm trọng.

Giáo sư Chương đánh giá, sự việc ở Ukraine cho thấy rằng, chủ nghĩa anh hùng có sức lan toả. Zelensky đã thể hiện được khí khái anh hùng, các nền dân chủ sẵn sàng tiếp nhận tổng thống Ukraine nhưng ông nhất quyết ở lại Kiev, trực tiếp phát biểu, trực tiếp chỉ huy chiến đấu.

Cũng trong hôm 8/3, Zelensky đã có bài phát biểu, trong đó có một đoạn như sau: 

“Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng cả trên biển, trên không và mặt đất. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu vì đất đai của mình với bất kể giá nào, bất cứ ở đâu trong rừng, trên cánh đồng, trên bờ biển, trên đường phố”. 

Khi Tổng thống Zelensky vừa dứt lời lập tức nhận được những tràng pháo tay từ các đại biểu tham dự.

Sau đó Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố không nhập khẩu dầu và khí thiên nhiên của Nga nữa.

Giáo sư Chương nhìn nhận, chủ nghĩa anh hùng thật sự có tác dụng lan toả. 

Vì sao Âu – Mỹ loại Nga ra khỏi SWIFT? Bởi vì Zelensky kiên trì với chủ nghĩa anh hùng.

Vì sao Mỹ cấm nhập khẩu dầu và khí thiên nhiên của Nga? Chính vì người dân Ukraine kiên trì với chủ nghĩa anh hùng.

Là một người có tinh thần nhân văn, Giáo sư Chương cho rằng bản thân chủ nghĩa anh hùng chính là biến số lớn nhất trong Chiến tranh Nga – Ukraine. Putin, Tập Cận Bình, thậm chí cả Âu – Mỹ ban đầu cũng không ngờ tới.

Thấy chủ nghĩa anh hùng trước mắt, nếu các nền dân chủ tỏ ra quá sợ sệt thì sẽ bị mọi người coi thường, bởi vì các kênh truyền thông dòng chính ở Mỹ và các nước châu Âu đều đưa tin. Người dân các nước thấy khí khái anh hùng của Zelensky, họ sẽ thắc mắc ‘tại sao tổng thống nước mình lại sợ sệt đến vậy’, do đó những lãnh đạo của các nền dân chủ đành phải cứng rắn lên, ngay cả khi bị Nga doạ không cung cấp dầu và khí thiên nhiên.

Giáo sư Chương cho rằng, chủ nghĩa anh hùng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến địa chính trị trong tương lai, bởi vì sự kiên trì đó không chỉ bảo vệ được đất nước Ukraine, mà còn có thể tạo thành sự thay đổi chính trị của nước Nga.

Giáo sư Chương đánh giá, nếu sa lầy ở Ukraine, hình ảnh mạnh mẽ của Putin sẽ sụp đổ. Điều này sẽ là cái cớ cho các đối thủ chính trị công kích ông. Nếu Putin dùng vũ khí hạt nhân thì dễ dẫn đến đảo chính, vì các tướng lĩnh không muốn ‘tuẫn tử’ (cùng chết) với Putin. Dù cho Nga có chiếm được Ukraine lập nên chính phủ bù nhìn thì nhìn vào sự phản kháng của người dân Ukraine, chắc chắn chính phủ bù nhìn sẽ bị đầu phiếu phổ thông lật đổ.

Trên thực tế, ĐCSTQ chỉ có một đồng minh lớn là Nga, khi ‘chú gấu Nga’ suy bại, ĐCSTQ sẽ mất một nơi nương tựa, trở thành ‘đơn thương độc mã’. Giáo sư Chương nhận định rằng, sự kiên trì chủ nghĩa anh hùng của tổng thống và người dân Ukraine sẽ dần dần thay đổi cục diện địa chính trị thế giới.

Related posts