Bình luận: Chiến tranh Ukraina liệu có thúc đẩy ông Tập đẩy nhanh việc xâm lược Đài Loan?

Trần Phong

Chuyên gia Hal Brands – Giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins và là học giả tại tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ – có bài bình luận với tựa đề: Cuộc xâm lược của Putin ở Ukraina có thể lôi kéo ông Tập tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan, đăng trên trang Bloomberg. Dưới đây là góc nhìn của ông.

Một trong những câu hỏi lớn nhất của cuộc chiến Ukraina liên quan đến căng thẳng cách xa nửa vòng trái đất: Trung Quốc sẽ rút ra bài học gì từ cuộc xâm lược của Nga?

Các nhà quan sát phương Tây hy vọng rằng cuộc xâm lược đang chùn bước của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraina sẽ khiến Trung Quốc kiềm chế và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng Bắc Kinh có thể “hành đồng nhanh hơn” hơn khi sử dụng vũ lực một cách thô bạo và dứt khoát hơn với hy vọng tránh được vũng lầy mà Moscow đã vấp phải.

Rút ra bài học từ các cuộc chiến là một truyền thống lâu đời. Vào đầu thế kỷ 20, các nhà quan sát phương Tây đã xem xét kỹ lưỡng cuộc chiến tranh Nga-Nhật để tìm ra những gợi ý về nguyên nhân của các cuộc xung đột hiện đại. Trong Chiến tranh Lạnh, các bài học rút ra từ các cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chuẩn bị của Moscow và Washington cho một cuộc đọ sức siêu cường nhưng may mắn là đã không xảy ra.

Ngày nay, các nhà quan sát Trung Quốc chắc chắn đang xem xét kỹ lưỡng các sự kiện trên chiến trường cũng như phản ứng của toàn cầu đối với cuộc tấn công của ông Putin. Có hai điều trái chiều được rút ra.

Điều thứ nhất, được các quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài và một số nhà phân tích đưa ra, là sự chiến tranh Ukraina có thể cảnh báo Bắc Kinh. Trong trường hợp này, các quan chức Trung Quốc sẽ thấy khó có thể chinh phục một quốc gia đang chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc.

Ông Tập cũng phải ngạc nhiên trước hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ. Cơ quan này đã có thể lấy được bất cứ tin tức nào thậm chí cả những thông tin về cuộc đột kích chiến lược của ông Putin. Điều này cảnh báo rằng Mỹ cũng có thể nắm được thông tin của Trung Quốc. Những đòn trừng phạt về kinh tế mà các nước dân chủ đã nhắm vào Matxcơva, sự kêu gọi đoàn kết để đáp trả một cuộc tấn công vô cớ và thực tế là cuộc xâm lược, tất cả đều đang kiến cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương lớn hơn, mạnh mẽ hơn, và đang thu hút sự chú ý của ông Tập.

Nếu xét từ một khía cạnh tích cực, một cuộc chiến đẫm máu ở châu u có thể giúp duy trì hòa bình ở châu Á. Nó có thể buộc chính phủ của ông Tập phải xem xét lại toàn bộ các giả định về việc Quân đội Trung Quốc sẽ cần thực thi như thế nào nếu tấn công Đài Loan và những hậu quả mà cuộc chiến có thể gây ra đối với Bắc Kinh.

Đây chắc chắn là bài học mà các quan chức phương Tây muốn ông Tập rút ra. Nếu các nền dân chủ đã gây choáng váng khi nhất loạt ủng hộ Ukraina, thì chắc chắn ông Tập cũng đã phải sửng sốt. Hoặc có lẽ ông Tập đang rút ra một bài học khác hơn nữa.

Ông Tập có lẽ đã nhận thấy rằng Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác đã cung cấp vũ khí, sự huấn luyện và tiền bạc cho quân đội Ukraina nhưng lại hạn chế tham gia cuộc giao tranh. Bắc Kinh có thể không ấn tượng với các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow, do châu u miễn cưỡng thực hiện các hành động mạnh mẽ, chẳng hạn như cần phải nhanh chóng ngừng mua năng lượng của Nga. Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc biết rằng nền kinh tế rộng lớn và đa dạng hơn của họ sẽ khó có thể bị bóp nghẹt như nền kinh tế Nga.

Và có thể, theo quan điểm của ông Tập, sai lầm của ông Putin không phải là quyết định xâm lược Ukraina – mà là ông Putin đã tiến hành cuộc xâm lược một cách thiếu kiên quyết, nên đã tạo cơ hội cho người Ukraina chống trả và Washington cùng các nước đồng minh có cơ hội trừng phạt Moscow.

Cách lập luận này có thể đẩy ông Tập sang một hướng nguy hiểm hơn. Nó có thể thuyết phục ông ấy rằng điểm then chốt để chiến thắng trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Đài Loan là sử dụng lực lượng áp đảo – làm tê liệt các trại tên lửa, phối hợp tấn công mạng, các chiến dịch ám sát và lật đổ, sau đó là một cuộc xâm lược quy mô lớn, mang tính quyết định – để phá vỡ sự kháng cự của Đài Loan trước thời điểm Mỹ và các quốc gia khác có thể hành động.

Lập luận này dường như phù hợp với truyền thống quân sự Trung Quốc, vốn từ lâu đã nhấn mạnh đến các cuộc tấn công bất ngờ, và cũng phù hợp với các ghi chép học thuyết về sự cần thiết để khẳng định quyền kiểm soát một cuộc chiến trong những khoảnh khắc sớm nhất. Một trong những ấn phẩm quân sự nổi tiếng của Trung Quốc đúc kết rằng: “Nắm bắt thế chủ động trên chiến trường, làm tê liệt bộ máy chỉ huy quân sự của kẻ thù và làm lung lay ý chí của đối phương.”

Không thể tránh khỏi có một số phỏng đoán ở đây. Ngay cả những nhà quan sát tài năng của Trung Quốc cũng phải vật lộn để tiên lượng hướng đi của chế độ và những dự định của ông Tập. Bài học mà Trung Quốc có thể rút ra từ Ukraina khi xảy ra xung đột là: Nga cuối cùng thành công hay thất bại mới là điều quan trọng.

Hai điều được phác thảo ở đây thậm chí chưa hẳn là có tính mâu thuẫn. Những khó khăn của ông Putin có thể khiến ông Tập phải tạm dừng ý định xâm lược Đài Loan, đồng thời cũng có thể thúc đẩy Quân đội Trung Quốc mạnh mẽ hơn trong các cuộc tấn công trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu ông Tập đưa quân làm cái gọi là “thống nhất” Đài Loan như ông từng phát biểu trước công chúng và quân đội Trung Quốc tăng cường chuẩn bị, thì “thúc đẩy nhanh cuộc tấn công cũng giống như việc từ từ hành động.

Các nhà quan sát Mỹ cần phải cảnh giác với các tình huống ngược lại khi cho rằng các đối thủ của họ cũng có cách nhìn nhận như họ. Khi ủng hộ Ukraina, các nền dân chủ trên thế giới có thể nghĩ rằng họ đang thuyết phục ông Tập không xâm lược Đài Loan. Nhưng có thể là ngược lại, họ chỉ đơn giản là khuyến khích ông Tập làm điều đó nhanh hơn và tốt hơn.

Nguồn: bloomberg

Related posts