Mỹ sẽ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Mỹ sẽ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Oval Office tại Nhà Trắng hôm 01/09/2021. (Ảnh Getty Images)

Hôm 30/5, Tổng thống Joe Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ không gửi các hệ thống tên lửa tầm xa tới Ukraine, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán và báo cáo rằng chính quyền đã cho phép thực hiện động thái này.

Trong cuộc họp báo ngày 30/5 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời báo chí rằng: “Tôi sẽ không gửi bất cứ thứ gì có thể bắn vào Nga”. Câu trả lời đưa ra chấm dứt các đồn đoán rằng Mỹ sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho cuộc chiến uỷ nhiệm tại Ukraine.

Tuần trước, một số hãng truyền thông đưa tin rằng Nhà Trắng đang chuẩn bị gửi tới Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa, tiên tiến mà trong vài ngày gần đây các quan chức ở Kyiv đã yêu cầu. Theo thông tin từ truyền thông, Nhà Trắng sẽ gửi Hệ thống tên lửa đa nòng (MLRS) hoặc Hệ thống tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) cho quân đội Ukraine.

Những vũ khí đó sẽ thể hiện sự cải tiến rõ rệt so với vũ khí mà lực lượng Ukraine hiện có. MLRS có thể bắn tên lửa vào các mục tiêu cách xa hàng trăm dặm, có nghĩa là Kyiv có khả năng tấn công các mục tiêu hoặc cơ sở hạ tầng bên trong nước Nga; điều này sẽ dẫn đến sự leo thang trong cuộc xung đột vốn đã kéo dài tới gần 100 ngày qua.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc ông John Kirby cho biết: “Chắc chắn chúng tôi lưu tâm và nhận thức được những yêu cầu riêng tư và công khai của người Ukraine về việc có được một hệ thống tên lửa đa nòng. Nhưng tôi sẽ không làm gì khi chưa có quyết định về việc này”, ông Kirby nói với các phóng viên tuần trước.

Đầu tháng này, Quốc hội đã thông qua gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD, bao gồm cả vũ khí, cho Ukraine. Quyết định được trở thành luật sau khi được Tổng thống Joe Bien ký, thu hút sự chỉ trích của một số ít đảng viên Đảng Cộng hoà.

Trên lãnh thổ Ukraine, quân đội Nga đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông thành phố Sievierodonetsk, theo thống đốc địa phương này, người mô tả cuộc giao tranh ác liệt vào ngày 30/5 đã biến thành phố thành một đống đổ nát. Thành phố hiện đã trở thành tâm điểm trong cuộc tấn công của Moscow.

Đồng thời, Liên minh châu Âu đã tìm cách khiến Moscow phải trả giá đắt vì xâm lược Ukraine thông qua trừng phạt nặng hơn: cấm nhập khẩu dầu, khí từ Nga. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU tới dự hội nghị thượng đỉnh thừa nhận rằng họ khó có thể thông qua một vòng trừng phạt mới do một số thành viên không đồng ý với lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trong khi các cuộc pháo kích liên tục Sievierodonetsk đổ nát, quân đội Ukraine từ chối chối rút quân đã làm chậm lại bước tấn công và mở rộng phạm vi tấn công của Nga trên khắp khu vực Donbas.

Thống đốc vùng Luhansk Serhiy Gaidai cho biết quân đội Nga đã tiến vào khu vực rìa đông nam và đông bắc của thành phố.

Người Nga “sử dụng các chiến thuật giống nhau lặp đi lặp lại. Họ bắn pháo trong vài giờ — trong ba, bốn, năm giờ liên tiếp — và sau đó tấn công”, ông nói. “Họ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi họ đột phá vào một nơi nào đó”.

Thanh Đoàn

Related posts