Chu Hiểu Huy: Lời nói của Tổng thống Kazakhstan khiến ông Putin và ông Tập Cận Bình xấu hổ

Minh Anh

Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Youtube/Новости на Первом Канале).

Bài phát biểu thẳng thắn của tổng thống Kazakhstan Tokayev đã khiến cả ông Putin và ông Tập cảm thấy xấu hổ.

Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 6, phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg lần thứ 25 đã được tổ chức tại St.Petersburg, Nga kết hợp giữa các phương thức trực tuyến và ngoại tuyến. Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ai Cập Sisi và Tổng thống Kazakhstan Tokayev đã tham dự cuộc họp toàn thể của diễn đàn, trong khi ông Tập Cận Bình tham dự và có bài phát biểu qua video.

Trong bài phát biểu của mình, ông Putin đã công kích các biên pháp trừng phạt điên cuồng của phương Tây nhằm vào Nga, nói rằng Nga có khả năng “đáp trả bất kỳ thách thức nào”. Về cuộc chiến Ukraine, ông Putin nói rằng theo luật pháp quốc tế, hành động của Nga là “hoàn toàn hợp pháp”. Câu trả lời của ông Putin không hề gây ngạc nhiên.

Khi xem bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, ông tránh nói về chiến tranh Ukraine mà nói về việc tăng cường hợp tác kinh tế, nói rằng ông muốn thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế, “từ bỏ tách rời, cắt giảm nguồn cung, các biện pháp trừng phạt đơn phương, gây áp lực cực hạn, và xóa bỏ các rào cản thương mại”. Tác giả bài viết tự hỏi liệu trong thâm tâm ông Tập có biết rằng việc tách châu Âu và Hoa Kỳ khỏi Bắc Kinh và gây áp lực lên họ hoàn toàn là lỗi của ĐCSTQ hay không. Bên cạnh nhân quyền, Hồng Kông và các vấn đề khác, có bao nhiêu công ty nước ngoài đã sợ hãi trước chính sách “Zero Covid” cực đoan? Và một khi họ rời đi, dây chuyền công nghiệp sẽ được chuyển giao, họ chắc chắn sẽ không thể trở lại trong một thời gian ngắn.

Về vấn đề chiến tranh Ukraine, khác với sự đề cao của ông Putin và sự né tránh của ông Tập Cận Bình, Tổng thống Kazakhstan Tokayev, người đã tham gia trực tiếp với ông Putin và ngồi cạnh ông, lại bày tỏ quan điểm khác. Trước mặt ông Putin và mọi người, ông tuyên bố Kazakhstan sẽ không công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk.

Ông Tokayev giải thích lý do của mình, ông chỉ ra rằng nền tảng của trật tự quốc tế hiện tại là Hiến chương Liên hợp quốc, và hai nguyên tắc chính của Liên hợp quốc, toàn vẹn quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, thực sự mâu thuẫn với nhau. Một số người cho rằng sự toàn vẹn của các quốc gia là bất khả xâm phạm, trong khi những người khác tin rằng một bộ phận người dân nhất định trong bất kỳ cấu trúc quốc gia nào cũng có quyền thành lập nhà nước của mình và ly khai khỏi một quốc gia. Nếu quyền tự quyết của các dân tộc được cho phép, thì thay vì 193 quốc gia, sẽ có 500 đến 600 quốc gia trên trái đất, “Đây là lý do tại sao chúng tôi không công nhận Đài Loan, Kosovo, Nam Ossetia, Abkhazia, cũng như Luhansk Và Donetsk”.

Ông Tokayev đã bày tỏ một cách uyển chuyển quan điểm của mình rằng ông không tán thành việc Nga xâm lược Ukraine, nhưng ông cũng nói rằng ông sẽ tiếp tục mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Nga. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, sẽ duy trì mối quan hệ ngoại giao với phương Tây và từng bước hội nhập với phương Tây, Kazakhstan hoan nghênh các hoạt động trao đổi toàn diện với phương Tây, kể cả trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ và văn hóa.

Sự bộc trực và thẳng thắn của ông Tokayev trước mọi người khiến ông Putin và ông Tập Cận Bình không tránh khỏi đôi chút ngượng ngùng. Ông Putin cảm thấy bối rối vì ngay sau khi ông nói rằng hành động của Nga là “hoàn toàn hợp pháp”, ông Tokayev đã hát ngược lại trước công chúng và giải thích lý do phản đối bằng cách viện dẫn những mâu thuẫn trong Hiến chương Liên hợp quốc để thể hiện thái độ nhất quán của mình về các vấn đề tương tự, điều này là chính đáng và có cơ sở. Tất nhiên, điều này khiến ông Putin không nói nên lời.

Theo báo cáo của Hãng thông tấn quốc tế Kazakhstan, một số nhận xét chỉ ra rằng ông Tokayev không công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk khi có sự hiện diện của ông Putin, và việc ông giữ khoảng cách với Nga về vấn đề Ukraine là rất rõ ràng, và Nga đã cảm nhận được điều đó từ lâu. Trước khi ông Tokayev tham dự diễn đàn, một số nhà lập pháp Nga và những người làm truyền thông đã bày tỏ sự không hài lòng với cách tiếp cận của Kazakhstan.

Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Nga Andrei Kondrasov vào ngày 15/6, ông Tokayev đã làm rõ một số hiểu lầm của người Nga. Ông nói rằng ở Nga, một số người đã bóp méo sự thật và nói rằng Nga đã “cứu” Kazakhstan, và bây giờ Kazakhstan “nợ” Nga, “tôi nghĩ điều này là hoàn toàn không hợp lý và xa rời thực tế”. Ông cho rằng Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã cử quân đội đến giúp Kazakhstan dập tắt “cuộc nổi dậy” vào tháng Giêng, chứ không phải Nga, vì Kazakhstan cũng là một bên tham gia tích cực vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể.

Phát biểu của ông Tokayev khiến ông Putin xấu hổ và bất lực, xét cho cùng, trong bối cảnh phương Tây trừng phạt Nga mạnh tay, việc Tổng thống Kazakhstan có mặt tham dự diễn đàn đã giữ thể diện cho ông Putin, tuy bài phát biểu của ông tương đối khoa trương, nhưng ông không lùi bước về vấn đề nguyên tắc, có lẽ cũng là cần thiết để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Sự thẳng thắn như vậy có vẻ chân thật hơn đối với ông Putin hơn là sự hai mặt của ĐCSTQ.

Tuy ông Tokayev khiến ông Putin xấu hổ, nhưng cũng khiến ông Tập Cận Bình xấu hổ. Bởi vì khi nói đến Ukraine, Bắc Kinh đã thể hiện sự hai mặt của mình. Một mặt, các nhà chức trách Bắc Kinh, những người nói rằng họ ủng hộ Nga, đã không tham dự diễn đàn kinh tế cũng như không thực hiện các cam kết của họ, rõ ràng là đang muốn né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây; mặt khác, Bắc Kinh không tuân theo Hiến chương Liên hợp quốc như họ nói, cho đến nay, Trung Quốc không cáo buộc Nga xâm lược Ukraine, thay vào đó, các phương tiện truyền thông đã bôi nhọ Tổng thống Ukraine Zelensky và tiếp tay cho quân đội Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn e ngại việc tuyên bố công khai việc công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk.

Bằng cách này, lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, vốn không có nguyên tắc cơ bản và chỉ có lợi ích, càng xấu hổ hơn khi đối mặt với sự thẳng thắn của ông Tokayev. Và một ĐCSTQ như vậy không thể có được lòng tin thực sự của ông Putin cũng như không thể xoá bỏ sự cảnh giác của phương Tây đối với nó.

Theo tờ The Sun của Anh báo cáo ngày 7/6, Nga thất vọng với việc Bắc Kinh không cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật khi bị các nước châu Âu và Mỹ trừng phạt. Theo báo cáo, kênh “General SVR” trên nền tảng xã hội Telegram mới đây dẫn lời một nguồn tin nội bộ từ Điện Kremlin cho biết tại cuộc gặp gần đây, ông Putin đã bày tỏ sự không hài lòng của cá nhân ông đối với ông Tập Cận Bình bằng “ngôn ngữ thô tục và nghiêm khắc”. Khi ông Biden điện đàm với ông Tập, ông đã cảnh báo ĐCSTQ rằng việc cung cấp “hỗ trợ vật chất” cho Nga sẽ dẫn đến hậu quả.

ĐCSTQ nếu không cẩn thận, rất có thể sẽ phải trả giá với những hậu quả không thể tưởng tượng được.

Related posts