Theo truyền thuyết phổ biến ở nhiều quốc gia, “Ông già Noel” sống quanh năm ở Bắc Cực cùng với “những người giúp việc nhỏ” (yêu tinh) của ông. Họ làm việc cật lực cả năm trời trong xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel. Hàng năm vào đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ cưỡi chiếc xe trượt tuyết chạy bằng tuần lộc và phát quà cho tất cả các bé trai và bé gái ngoan ngoãn trên toàn cầu.
Theo tinh thần của kỳ nghỉ lễ, Bộ Tư lệnh Phòng Không Bắc Mỹ (NORAD), cơ quan vận hành các radar giám sát tầm xa để phát hiện chuyến bay của tên lửa đạn đạo, đã thành lập một “chương trình theo dõi ông già Noel” cách đây 60 năm để theo dõi chuyển động của ông vào ngày 24/12 hàng năm. Đây chính là lúc ông mang thành quả lao động của những yêu tinh giúp việc của mình đi khắp thế giới.
Những yêu tinh có phép thuật của ông già Noel có liên quan đến những yêu tinh sống trong rừng và núi trong văn hóa dân gian của Đức, Scandinavia và Anh. Yêu tinh Giáng sinh được “tạo ra” bởi các nhà văn Scandinavia vào giữa thế kỷ 19, những người đầu tiên liên kết “những sinh vật tốt bụng” này với ông già Noel. Mặc dù có vẻ ngoài bất tử và trẻ trung, nhưng những hình ảnh đại diện phổ biến về yêu tinh Giáng sinh (ví dụ: trong bộ ba phim về ông già Noel do diễn viên Tim Allen thủ vai chính) cho thấy, họ là những người lao động vui vẻ và sẵn sàng làm việc với tinh thần hài hước trong khi tuân theo mọi mệnh lệnh của ông già Noel.
Thật kỳ lạ là nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng một đội ngũ “những người giúp việc”. Tại sao không? Ông ta có lẽ tự coi mình là ông già Noel “mang đặc trưng Trung Quốc”, cũng như một “ân nhân tối cao” của người dân Trung Quốc và là người mang lại mọi điều tốt đẹp cho nước này. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc rõ ràng đã duy trì sự “sùng bái ông Tập” hướng tới mục tiêu đó trong thập kỷ qua!
Giống như những người giúp việc nhỏ của ông già Noel là một nhánh của yêu tinh, “những người giúp việc” của ông Tập bao gồm nhiều nhánh khác nhau: các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các nhà ngoại giao “chiến lang” gây mê thế giới, các phương tiện truyền thông nhà nước đã đề cập ở trên, những người bịp bợm khán giả trong và ngoài nước về lợi ích của ĐCSTQ, “bàn tay Trung Quốc” ở nước ngoài (các học giả, nhà ngoại giao, nhà công nghiệp, viện nghiên cứu, v.v.). Họ là những người được trả tiền để thúc đẩy liên lạc với Trung Quốc bất kể ông Tập và ĐCSTQ làm gì hay nói gì, và các phương tiện truyền thông nước ngoài phóng đại (một số ít) lợi thế trong khi hạ thấp các vấn đề (thường là) của chính quyền Trung Quốc.
Trong khi những yêu tinh có phép thuật của ông già Noel phục vụ vì tình yêu, nghĩa vụ và lòng trắc ẩn, thì những người giúp việc nhỏ bé của ông Tập lại có động cơ khác hẳn. Họ phục vụ ông vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm ý thức hệ, sự nghiệp, danh tiếng và tiền bạc. Tất cả những động cơ này đều tạo ra ma thuật của ông Tập đối với các phương tiện truyền thông phương Tây, dẫn đến việc đưa tin về Trung Quốc một cách thuận lợi không đáng có. Chúng ta hãy lấy ví dụ một “bản tin” gần đây từ các trợ lý nhỏ của tờ Axios China.
Theo bản tin của tờ Axios China, Trung Quốc phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan là “làm thế nào để người dân trở lại cuộc sống bình thường trong khi ngăn chặn các ca nhiễm Covid-19 gây quá tải cho hệ thống y tế”. Tờ Axios China ám chỉ “áp lực từ công dân Trung Quốc” là một trong những lý do khiến Bắc Kinh nới lỏng chính sách Zero Covid.
Trên thực tế, “áp lực” xuất hiện dưới hình thức bạo loạn trên đường phố ở hàng chục thành phố của Trung Quốc bởi những người đã chán ngấy với một chính sách hủy hoại cuộc sống và công việc kinh doanh của họ. Bài báo không đề cập đến tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 của Trung Quốc hiện là 89,35%. Có phải vaccine của Trung Quốc không hiệu quả, và đây có phải là lý do khiến hệ thống y tế của Trung Quốc có thể trở nên quá tải trong tương lai?
Tờ Axios China đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã không sử dụng vaccine mRNA do nước ngoài sản xuất, ngụ ý rằng những vaccine này có hiệu quả mặc dù thực tế là các cuộc điều tra độc lập từ khắp nơi trên thế giới cho thấy điều ngược lại (xem tại đây và tại đây) và các chi tiết liên quan đến vaccine mRNA không được báo cáo đầy đủ (và tại đây). Đây có phải là nỗ lực của Axios China nhằm tạo cho ĐCSTQ một cái cớ để biện minh cho đợt bùng phát hiện tại trong khi khiến độc giả Mỹ kinh ngạc bằng cách lặp lại chính sách tiêm mRNA của chính quyền ông Biden ở Hoa Kỳ?
Bản tin nói thêm rằng, “Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe có trụ sở tại Hoa Kỳ” đã dự đoán rằng trên 1 triệu người Trung Quốc có nguy cơ tử vong vì nhiễm Covid-19 vào năm 2023. Do đó chính quyền Trung Quốc cần xem xét việc “quay lại” một số hạn chế đã được nới lỏng. Tuy nhiên, bài báo không đề cập đến những hạn chế cụ thể nào nên được thực hiện lại, hoặc thực tế là việc nới lỏng chính sách “Zero Covid” ở Trung Quốc được áp dụng một cách tùy tiện và không đồng đều, hay chính sách phong tỏa ở Trung Quốc đã thất bại – cũng giống như thất bại ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, tờ Axios China rõ ràng “hiểu rõ” rằng ĐCSTQ sẽ khôi phục các biện pháp phong tỏa cho dù nó có ảnh hưởng xấu đến công dân Trung Quốc.
Tuyên bố tiếp theo rõ ràng là vô lý khi tuyên bố rằng số ca tử vong do Covid vẫn ở Trung Quốc vẫn ở mức “thấp” dựa trên các báo cáo của chính phủ. Có phải Axios China đang dựa vào tuyên bố của ĐCSTQ về tổng số 5.242 người Trung Quốc tử vong theo nguồn tin của tờ Worldometers? Và đâu là bối cảnh mà Covid xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2019, nhưng chỉ có 5.242 trường hợp tử vong được ghi nhận trong ba năm trên tổng số 1,4 tỷ dân? Đây hẳn không phải là một đại dịch lớn – bằng không thì ĐCSTQ đang nói dối về số người chết thực sự ở Trung Quốc! Số liệu của tờ Axios China vẫn được cho là thấp hơn.
Theo bản tin, “số lượng ca bệnh cao đến mức hoạt động kinh doanh bình thường bị gián đoạn và mạng lưới cung ứng bị rối loạn”. Chính xác là “cao” đến mức nào? Một lần nữa, tờ Worldometers cho biết, có 3.101 ca tử vong bổ sung đã được “ghi nhận chính thức” trong hai tuần qua. Nếu tờ Axios China có thông tin về “những con số thực tế” đang gây ra tình trạng hỗn loạn trong chuỗi cung ứng, thì tại sao họ không đưa ra một con số có thể chứng minh cho tuyên bố của họ? Những chuỗi cung ứng nào đang bị gián đoạn ở những thành phố nào của Trung Quốc? Tờ Axios China dường như không muốn làm bẽ mặt ĐCSTQ.
Bài báo có ý tưởng nhưng số liệu không đầy đủ và thiếu bối cảnh. Tờ Anxios China không đề cập đến những thất bại về an toàn và sức khỏe cộng đồng của ĐCSTQ trong đại dịch, chứ đừng nói đến những lời dối trá không ngừng về số ca tử vong và các trường hợp liên quan đến Covid-19, bạo loạn, nạn đói và tự tử do các lệnh phong tỏa hà khắc hoặc việc triển khai cảnh sát bảo vệ các lò hỏa táng để che giấu số người chết vì Covid-19..
Tờ Axios China đang trao quyền tự do cho ĐCSTQ đồng thời củng cố một cách tinh vi câu chuyện của chính quyền ông Biden về các mũi tiêm mRNA và khả năng bị phong tỏa trong tương lai.
Suy nghĩ kết luận
Việc các phương tiện truyền thông tiếp cận với Trung Quốc là một vấn đề, vì Bắc Kinh đã thu hồi thị thực và thậm chí bỏ tù các nhà báo đã đưa tin trung thực về các sự kiện tại Trung Quốc. Quý vị có thể xem các bài báo tại đây, tại đây, tại đây và tại đây để biết thêm chi tiết. Nhưng liệu việc duy trì quyền tiếp cận đó có phải trả giá bằng việc nói ra toàn bộ sự thật để không làm Bắc Kinh bẽ mặt hay không?
Có lẽ đối với những tờ báo thiên tả như Axios China, việc che giấu sự thật sẽ đơn giản hơn. Và sẽ đơn giản hơn nữa khi ác sự thật được che đậy phù hợp với chiến lược can dự vào Trung Quốc của chính quyền ông Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ khác.
Những người giúp việc nhỏ bé Axios China của Trung Quốc đang phạm tội thiếu sót và gây hại cho độc giả của họ.
Theo The Epoch Times
Lam Giang biên dịch