Tin thế giới chiều thứ Tư: Hãng Pfizer đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD trong năm 2022

Nga tuyên bố chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ sau năm 2026

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (ảnh: TASS).

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố rằng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) với Mỹ có thể chấm dứt sau năm 2026.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới  với Mỹ có thể chấm dứt sau năm 2026. Ông nói: “Đây là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra”.

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về việc nối lại các cuộc thanh sát theo hiệp ước mới, hết hạn vào tháng 2 năm 2026, đã bị hủy bỏ vào thời điểm cuối cùng của tháng 11 năm 2022. Không bên nào đồng ý về thời gian cho các cuộc đàm phán mới.

Được biết Hiệp ước cắt giảm vũ khí mới, được gia hạn thêm 5 năm vào năm 2021, vẫn là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất hiện có giữa Liên bang Nga và Mỹ. 

Được ký kết vào năm 2010 với thời hạn 10 năm, Hiệp ước này giới hạn số lượng hàng không mẫu hạm chiến lược và đầu đạn hạt nhân của Liên bang Nga và Mỹ lần lượt là 700 và 1.550. Hợp ước có thể được gia hạn trong thời hạn 5 năm, phụ thuộc vào mỗi bên ký kết.

Liên Thành

Choáng ngợp với số tiền tham nhũng đủ chất thành núi của quan chức Trung Quốc

Ảnh minh hoạ.

Vài ngày trước, những tình tiết tham nhũng của Phó Quốc Bình, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, đã bị phanh phui. Khi bị điều tra, người ta phát hiện trong nhà ông ta chất đầy thùng tiền, dùng 5 máy đếm tiền đếm liên tục trong 5 tiếng đồng hồ mới đếm xong.

Vào tối ngày 29 tháng 1, đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam đã phát sóng bộ phim chống tham nhũng Hồ Nam 2022. Bộ phim tiết lộ rằng trong nhiệm kỳ của mình ở huyện Tương Đàm, Phó Quốc Bình đã đi đầu trong việc nhận tiền biếu. Do nhận được quá nhiều quà cáp và tiền biếu, Phó Quốc Bình đã xây một ngôi nhà ở quê để chuyên cất giữ tiền và vật phẩm tham ô.

Khi Phó Quốc Bình bị điều tra, một bức tường trên gác mái trên tầng cao nhất của ngôi nhà của ông ta được phát hiện có dấu hiệu sửa chữa và lớp xi măng mới được trát lại. Sau khi điều tra viên đập phá bức tường, anh ta phát hiện bên trong chất kín thùng tiền, bên trong đều đầy tiền mặt.

Bộ phim chống tham nhũng Hồ Nam 2022 đề cập rằng nhân viên ngân hàng đã sử dụng 5 máy đếm tiền để đếm liên tục trong 5 giờ và tổng số tiền mặt hơn 12 triệu nhân dân tệ (tức hơn 40 tỷ). Ngoài ra, trong nhà của Phó Quốc Bình còn có một núi thuốc lá và rượu cao cấp, chỉ riêng rượu Mao Đài đã có hơn 230 hộp, đủ để chất đầy một xe tải.

Ngoài Phó Quốc Bình ra, còn có Ngụy Bằng Viễn, cựu phó giám đốc Cục Than của Tổng cục Năng lượng Quốc gia  Trung Quốc, người trước đó đã bị kết án tử hình có ân xá, đã bị tịch thu hơn 200 triệu nhân dân tệ tiền mặt (tức gần 700 tỷ) trong tài sản của mình. Truyền thông TQ từng đưa tin, vào tháng 5 năm 2014, khi Ngụy Bằng Viễn bị các bộ phận liên quan đưa đi để điều tra, tiền mặt được tìm thấy trong nhà của ông ta nặng 1,15 tấn 16 máy đếm tiền đã được sử dụng, và 4 chiếc đã bị hỏng ngay tại chỗ vì hoạt động quá công suất .

Theo thông tin công khai, Phó Quốc Bình, 53 tuổi, đã liên tiếp giữ các chức vụ phó trưởng khu Vũ Hồ của thành phố Tương Đàm, ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy Vũ Hồ . Kể từ tháng 9 năm 2012, ông giữ chức phó bí thư Huyện ủy Tương Đàm và chánh án huyện.

Vào ngày 2 tháng 1 năm 2022, Phó Quốc Bình giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Tương Đàm; vào ngày 8 tháng 7 cùng năm, ông từ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Tương Đàm; ông bị điều tra vào ngày 19 tháng 7 năm 2022.

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2023, Phó Quốc Bình bị khai trừ khỏi Đảng và cơ quan công quyền. Ông ta bị buộc tội thông đồng với những người khác để chống lại sự kiểm duyệt; nhận tiền và quà một cách trắng trợn; Phát hành trái phiếu trái quy định, gây thất thoát nặng nề tài sản của Nhà nước; tự ý can thiệp vào các công trình xây dựng, trục lợi cho người thân, nhận hối lộ bằng các hình thức khuất tất như vay nặng lãi, nhận tiền nhân dịp Tết Nguyên đán, số tiền thu được vô cùng nhiều.

Tạ Linh

Báo Trung Quốc liên tục đưa ra những tín hiệu nguy hiểm về ‘chiến tranh’

Ảnh minh hoạ.

Gần đây, quân đội Trung Quốc thường xuyên có những động thái xoay quanh cụm từ “chiến tranh”. Một bài báo từ vài năm trước dường như đã chú thích rõ ràng về điều này. 

Vào ngày 28 tháng 1, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký lệnh ban hành “Quy định quản lý Huân chương Quân công”, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.

Quy định này nhấn mạnh từ “chiến tranh”, “tuân thủ định hướng chiến tranh, thể hiện rõ tác phong thời chiến trong các phương diện như kế hoạch chiến lược, tuân theo trật tự, theo số lượng,… thể hiện rõ chiến công, tập trung vào chiến đấu, nhấn mạnh chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ trọng đại, phục vụ trong các địa bàn khó khăn, v.v. 

Vào ngày 30 tháng 1, “Nhật báo Giải phóng quân” của Trung Quốc đã đăng một bài báo trên trang nhất có tựa đề “Làm cho tốt, đãi ngộ sẽ tương xứng” để tuyên truyền việc thực thi “hệ thống quản lý lương bổng theo cấp bậc của quân đội Trung” 

Một câu trong bài báo nêu bật điểm mấu chốt “Những người có công lao xuất sắc trong việc phục vụ chuẩn bị chiến tranh… thì sẽ được đãi ngộ tương xứng”.

Với tư duy cải cách quân sự toàn diện của chính quyền Trung, một bài báo khác do Tờ “Nhật báo Giải phóng quân” đăng vào năm 2015 đã gửi đi một tín hiệu nguy hiểm.

Bài báo viết: “Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, nguyên nhân cơ bản khiến nước Tần có thể quét sạch 60 triệu nước chư hầu chỉ với 5 triệu dân là vì nước này đã trải qua nhiều đời quân chủ và không tiếc công sức nỗ lực thực hiện quan điểm văn hóa nước giàu binh mạnh, cải cách chính trị đã trở thành bản sắc văn hóa của người Tần, và với tinh thần văn hóa này, họ đã tiếp nhận, ủng hộ và thúc đẩy cuộc cải cách Thương Ưởng nổi tiếng.” Đây là cuộc cải cách quy mô lớn về chính trị, quân sự, kinh tế… do Thương Ưởng ở nước Tần thời Chiến Quốc đề xuất.

Liên Thành

Hãng Pfizer đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD trong năm 2022

Trong năm 2022, hãng dược phẩm Pfizer có trụ sở ở New York (Mỹ) đã đạt mốc doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD, trong đó hơn một nửa là doanh thu từ vắc-xin phòng bệnh COVID-19 và thuốc điều trị COVID-19, theo hãng tin CNBC.

Được biết, doanh thu từ vắc-xin phòng COVID-19 chiếm 37,8 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với năm 2021 do nhu cầu giảm. Tuy nhiên, doanh thu từ thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid đạt tới 18,9 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên loại thuốc này có mặt trên thị trường.

Trên thực tế, doanh thu từ vắc-xin và thuốc điều trị COVID-19 của năm 2022 còn nhiều hơn tổng doanh thu của Pfizer trong năm 2019, trước khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu và khiến hơn 6,8 triệu người tử vong.

Dẫu vậy, Pfizer dự báo kết quả kinh doanh của năm 2022 sẽ không lặp lại trong năm nay. Hãng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng ước tính doanh thu của năm 2023 sẽ giảm tới 33%, còn khoảng 67 – 71 tỷ USD, bởi thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch và nhu cầu vắc-xin cũng như thuốc điều trị COVID-19 giảm.

Theo đó, doanh thu từ vắc-xin ngừa COVID-19 trong năm 2023 của hãng ước đạt con số 13,5 tỷ USD, giảm 64% so với năm ngoái, trong khi doanh thu từ thuốc Paxlovid ước đạt 8 tỷ USD, giảm 58%. Hãng cũng dự đoán tiền lời cổ phần sẽ giảm tới 50%, từ 3,25 – 3,45 một cổ phần, so với mức tiền lời kỷ lục 6,58 một cổ phần của năm 2022.

Tổng giám đốc Pfizer Albert Bourla đã công bố kế hoạch phát triển tới năm 2030 không còn dựa vào đại dịch COVID-19, theo đó, doanh thu của Pfizer sẽ tăng nhờ vắc-xin ngừa RSV (virus hợp bào hô hấp), thuốc trị chứng đau nửa đầu, viêm loét ruột già và một số loại thuốc khác của hãng này.

Phan Anh

Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu với các công ty Iran sản xuất UAV lái cho Nga

Ngày 31/1, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo áp đặt các hạn chế thương mại mới đối với bảy thực thể của Iran vì đã sản xuất máy bay không người lái (UAV) cho Nga đã sử dụng để tấn công Ukraine.

Các công ty và các tổ chức này đã được thêm vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, với lý do tham gia vào các hoạt động gây bất lợi cho chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Việc bổ sung vào “danh sách các thực thể” của Bộ Thương mại đã được thông báo trong một hồ sơ sơ bộ trên Cơ quan Đăng ký Liên bang Hoa Kỳ, và sẽ được công bố chính thức vào ngày 1/2.

Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, Hoa Kỳ và hơn 30 quốc gia khác đã nỗ lực để làm suy giảm cơ sở quân sự và công nghiệp quốc phòng của nước này, bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của họ.

Theo thông báo được đưa ra, các thực thể Iran bị đưa vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ bao gồm: Hãng Thiết kế và Sản xuất Động cơ Máy bay, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Tổ chức Jihas tự cung tự cấp của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Công ty Parvaz Mado Nafar, Công ty Paravar Pars, Công nghiệp Hàng không Qods và Công ty Công nghiệp Hàng không Shahed.

Các cá nhân, tổ chức hoặc công ty cung ứng sẽ buộc phải có giấy phép mới được xuất khẩu hàng hóa và công nghệ cho các thực thể này. Về cơ bản, hầu hết các mặt hàng dự kiến sẽ bị cấm, ngoại trừ thực phẩm và thuốc. Giấy phép xuất khẩu sẽ được cân nhắc trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Về lệnh trừng phạt mới, Phái đoàn của Iran tại Liên Hợp Quốc ở New York bày tỏ: “Các biện pháp trừng phạt không ảnh hưởng đến năng lực sản xuất máy bay không người lái của Iran, vì tất cả các máy bay không người lái của họ đều được sản xuất trong nước. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy những chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ ở Ukraine sử dụng các linh kiện do các nước phương Tây sản xuất đó không thuộc về Iran.”

Hồi tháng 1, Canada tuyên bố sẽ mua Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) do Mỹ sản xuất cho Ukraine. NASAMS là một hệ thống phòng không trên mặt đất tầm ngắn đến trung bình có khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, tên lửa và máy bay. Hoa Kỳ đã cung cấp hai NASAMS cho Ukraine và đang tiếp tục chuyển giao thêm nữa.

Các hệ thống phòng không trên mặt đất khác như Patriot của Raytheon Technology Corp (RTX.N) đã được Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Hà Lan cam kết cung cấp cho Ukraine, khi các đồng minh hy vọng có thể ngăn chặn sự cố mất điện tiếp theo.

Nhật Minh (Theo Reuters)

Báo cáo Chính phủ: TQ là nhà cung cấp hàng giả và hàng lậu lớn nhất cho Mỹ

(Nguồn: Sergei Elagin/ Shutterstock)

Theo một báo cáo mới của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra hàng giả và hàng vi phạm bản quyền.

Khoảng 75% giá trị của tất cả hàng giả và hàng lậu bị hải quan Hoa Kỳ bắt giữ vào năm 2021 có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo bản “Đánh giá các thị trường khét tiếng về hàng giả và vi phạm bản quyền năm 2022” của USTR phát hành hôm 31/1.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết trong một tuyên bố liên quan: “Việc buôn bán hàng giả và hàng lậu tràn lan gây tổn hại đến an ninh kinh tế của người lao động Mỹ, đồng thời tác động xấu đến nhiệm vụ của chúng tôi trong việc xây dựng chính sách thương mại công bằng và toàn diện.”

“Danh sách các thị trường khét tiếng là một công cụ quan trọng thúc giục khu vực tư nhân và các đối tác thương mại của chúng tôi hành động chống lại các hành vi gây hại này,” bà tiếp tục.

Báo cáo đã xác định 39 thị trường trực tuyến và 33 thị trường vật lý được cho là đã tham gia hoặc tạo điều kiện cho hoạt động giả mạo nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền đáng kể.

Đáng chú ý, báo cáo cho thấy WeChat, ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc, đã cung cấp một hệ sinh thái thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và bán các sản phẩm giả cho người dùng trên toàn thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh: “WeChat (tại Trung Quốc là Weixin) tiếp tục bị coi là một trong những nền tảng lớn nhất cho hàng giả ở Trung Quốc.”

Tương tự như vậy, báo cáo lưu ý thêm, công ty mẹ của WeChat là Tencent đã không thực hiện các biện pháp khắc phục nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp.

Báo cáo nhận định: “Những nỗ lực của Tencent trong việc chống hàng giả trên hệ sinh thái thương mại điện tử WeChat thực sự không thỏa đáng.”

“Nhiều người bán hàng giả chỉ bị đình chỉ trong thời gian ngắn, còn những người bị xóa tài khoản có thể đăng ký lại tài khoản mới một cách dễ dàng.”

Báo cáo cũng khẳng định, WeChat đã không hợp tác thực thụ với chủ sở hữu nhãn hiệu và bản quyền trong vụ kiện tụng. So với các công ty khác, có thể nói Wechat “kém hợp tác” hơn trong việc tuân thủ luật về quyền riêng tư và dữ liệu.

Trước đó, một báo cáo được công bố vào tháng 3/2022 cho thấy Trung Quốc cũng là nguồn cung cấp hàng giả và hàng lậu lớn nhất cho Liên minh Châu Âu (EU).

Báo cáo nêu rõ, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là các bên cung cấp thuốc lá và phụ tùng ô tô giả nhiều nhất cho EU. Các quan chức hải quan Bỉ thậm chí còn có lần tịch thu một lượng kỷ lục 126 triệu điếu thuốc lá giả tại thành phố Antwerp và khu vực lân cận, tất cả đều có nguồn gốc từ châu Á.

USTR lần đầu tiên xác định các thị trường khét tiếng vào năm 2006 và đã công bố Danh sách các thị trường khét tiếng hàng năm kể từ năm 2011 nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, cũng như giúp các nhà điều hành thị trường và chính phủ trong nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ và người lao động của họ

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2450194731637417&output=html&h=90&slotname=1115549311&adk=2052768845&adf=854766408&pi=t.ma~as.1115549311&w=728&lmt=1675224710&format=728×90&url=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2Fkinh-te%2Fsan-xuat-o-trung-quoc-thu-hep-thang-thu-6-lien-tiep-415548.html&wgl=1&dt=1675227307259&bpp=1&bdt=213&idt=564&shv=r20230126&mjsv=m202301240101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D6b5c73e49053e937-229f30d9abda00b7%3AT%3D1674576311%3ART%3D1674576311%3AS%3DALNI_MYn89OAR90VmhFGGYdzwQTpmB7xNA&gpic=UID%3D000006b05bf1a0a4%3AT%3D1655366034%3ART%3D1675227287%3AS%3DALNI_Mb9rtfF-gGDbql5mFZawn7hQjER3Q&prev_fmts=0x0&nras=1&correlator=8555590602923&frm=20&pv=1&ga_vid=1911119663.1639716799&ga_sid=1675227308&ga_hid=774924209&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=11&u_h=720&u_w=1280&u_ah=672&u_aw=1280&u_cd=24&u_sd=1.5&adx=276&ady=214&biw=1280&bih=559&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759875%2C44759926%2C44759837%2C31071855%2C44779794%2C31071264%2C44779077&oid=2&pvsid=3371025557918416&tmod=292327762&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2F&eae=0&fc=1920&brdim=-7%2C-7%2C-7%2C-7%2C1280%2C0%2C1295%2C687%2C1280%2C559&vis=1&rsz=%7C%7CeE%7C&abl=CS&pfx=0&fu=0&bc=31&ifi=2&uci=a!2&fsb=1&xpc=YNNeKudFLn&p=https%3A//www.ntdvn.net&dtd=634

Sản xuất ở Trung Quốc thu hẹp tháng thứ 6 liên tiếp

Một công nhân Trung Quốc thao tác với máy nén dọc theo dây chuyền sản xuất máy điều hòa không khí tại Công ty Thiết bị Điện gia dụng Hitachi của Nhật Bản ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào tháng 03/2003. (Ảnh: Liu Jin/AFP qua Getty Images)

Sản xuất ở Trung Quốc thu hẹp tháng thứ 6 liên tiếp

Các đơn hàng mà doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc nhận được đã bị thu hẹp trong tháng thứ 6 liên tiếp, chỉ số PMI tiếp tục thấp dưới 50 điểm, thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 49,5 điểm dù đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ so với tháng trước.

Chỉ số PMI sản xuất chung của Caixin Trung Quốc đã tăng lên 49,2 vào tháng 1/2023 từ mức thấp nhất trong 3 tháng là 49,0 điểm (mức điểm xuất hiện vào tháng 12/2022).

Dù vậy, mức 49,2 điểm trong tháng 1/2023 là mức điểm cho thấy đơn hàng sản xuất bị thu hẹp (dưới 50 điểm) và thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 49,5 điểm.

Thực ra, ngoài 2 tháng tăng trên 50 điểm, gần như một năm qua sản xuất của Trung Quốc chứng kiến sự thu hẹp của đơn hàng tháng này qua tháng khác. Đây là chuỗi thu hẹp sản xuất mạnh nhất, lớn nhất và kéo dài nhất của Bắc Kinh kể từ khi chỉ số PMI của Caixin được thống kê. Chỉ số đơn hàng sản xuất của Trung Quốc bị thu hẹp 6 tháng liên tiếp, chi số PMI trong tháng 1/2023 không chỉ thu hẹp mà còn thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 49,5 điểm (Nguồn: Trading Economics)

Theo Caixin, lượng đơn hàng mới và lượng mua hàng tuy vẫn giảm nhưng đã giảm với tốc độ chậm lại trong 3 tháng gần đây. Sản xuất của Trung Quốc suy giảm không chỉ vì đại dịch đang càn quét đất nước này mà còn do nhu cầu toàn cầu suy giảm mạnh.

Theo Reuters, các nhà kinh tế cho biết đỉnh của các ca nhiễm COVID-19 đã qua nhanh hơn dự báo cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc suy thoái kinh tế đã qua.

Cụ thể, các công ty cho biết tình trạng nhân viên nghỉ việc và vắng mặt do lây nhiễm COVID đã làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng đơn hàng tồn đọng gia tăng. Trong khi một số công ty đề cập rằng việc dỡ bỏ các biện pháp phong toả khắc nghiệt ngăn chặn virus đã giảm giảm bớt căng thẳng cho chuỗi cung ứng, hoạt động logistics ở một số khu vực vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do thiếu lao động.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm thứ Ba đã điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn cho năm 2023, từ 4,4% trước đó lên 5,2%. Chính sách “không COVID” vào năm 2022 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc xuống 3,0%; lần đầu tiên thấp hơn tốc độ trung bình toàn cầu trong hơn 40 năm, theo Reuters.

Quang Nhật

Related posts