Tin thế giới sáng thư Tư: Động đất liên hoàn ở Phật Sơn, Quảng Châu

Trung Quốc đã thử nghiệm khinh khí cầu mang 3 tên lửa siêu thanh vào năm 2018

Hồi năm 2018, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cảnh một khinh khí cầu tầm cao thả các vũ khí siêu thanh.

Đoạn phim gây ấn tượng này cho thấy một khinh khí cầu tầm cao, không khác mấy so với quả khinh khí cầu bay ngang qua Hoa Kỳ vào tuần trước, mang theo ba phương tiện bay siêu thanh (HGV) lên độ cao lớn và thả chúng để thử nghiệm.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã đưa tin về vụ thử nghiệm vũ khí này vào tháng 9/2018. Mặc dù đoạn phim sau đó đã bị xóa khỏi các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nhưng các bức ảnh và các đoạn phim ngắn vẫn có thể tìm thấy trên mạng.

Trong một bài đăng trên Twitter hồi năm 2018, một người dùng đã chia sẻ đoạn phim từ ứng dụng Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, cho thấy quả khinh khí cầu này nâng ba HGV bay lên khỏi mặt đất.

HGV thường được phóng bằng rocket theo cách tương tự như tên lửa truyền thống. Tuy nhiên, khi đạt đến quỹ đạo, HGV tách khỏi rocket và bay qua bầu khí quyển bằng cách sử dụng động lượng của chính mình.

Những vũ khi như vậy nhanh hơn nhiều so với các tên lửa khác khi chúng ở quỹ đạo thấp, nhưng trở nên chậm hơn nhiều khi va chạm với bầu khí quyển dày đặc bởi vì chúng không có phản lực để cung cấp năng lượng cho chúng. Ba HGV được khinh khí cầu của Trung Quốc thả xuống trong đoạn phim dường như được thiết kế để kiểm tra hiện tượng này.

Theo tờ South China Morning Post, HGV được thả từ khinh khí cầu là một phần trong kế hoạch phát triển đầu đạn chính xác cho vũ khí siêu thanh, sẽ mang lại cho quân đội Trung Quốc một loại “vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân không thể ngăn chặn.”

Khinh khí cầu là một phần trong kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của Trung Quốc

Ông Paul Crespo, chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Hoa Kỳ, nhận định, việc khinh khí cầu của Trung Quốc bay qua không phận Hoa Kỳ trong tuần này có thể là một sự diễn tập cho một cuộc tấn công bằng vũ khí gắn trên khinh khí cầu, nhưng tên lửa siêu thanh có thể không phải là sự lựa chọn đầu tiên của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Ông giải thích: “Mặc dù trước đây Trung Quốc đã thử nghiệm việc phóng tên lửa siêu thanh từ khinh khí cầu, nhưng điều đó không có khả năng sử dụng cho các khinh khí cầu này. Mối đe dọa lớn nhất là [Trung Quốc] điều khiển một hoặc nhiều khinh khí cầu tầm cao có gắn thiết bị EMP (xung điện từ) hạt nhân nhỏ bay ngang qua Hoa Kỳ.”

“Được kích nổ ở độ cao cực lớn, chúng có thể làm mất điện và thông tin liên lạc trên khắp Hoa Kỳ, tàn phá trên diện rộng trong thời gian một năm hoặc dài hơn mà không cần bắn một phát đạn nào trên mặt đất.”

Mặc dù ông Crespo không tin rằng vũ khí siêu thanh thả từ khinh khí cầu sẽ là vấn đề lớn tiếp theo trong một cuộc xung đột hạt nhân, nhưng các HGV được thả trong đoạn phim của CCTV có thể đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của hệ thống vũ khí siêu thanh được Trung Quốc thử nghiệm bí mật vào năm 2021.

Tướng John Hyten, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã cảnh báo, hệ thống đó của Trung Quốc dường như được dự định cho một tấn công hạt nhân “lần đầu tiên” chống lại Hoa Kỳ.

Tướng Hyten nhận xét: “Chúng trông giống như một loại vũ khí sử dụng đầu tiên.”

“Tốc độ [Trung Quốc đang] di chuyển và quỹ đạo mà họ đang đi sẽ vượt qua Nga và Hoa Kỳ nếu chúng ta không làm điều gì đó để thay đổi điều này.”

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đang phát triển những cách thức mới để sử dụng khinh khí cầu tầm cao làm vũ khí chiến tranh.

Ít nhất từ năm 2018, Hoa Kỳ đã nghiên cứu và thử nghiệm việc sử dụng khinh khí cầu như vậy để triển khai đội máy bay không người lái tự sát chứa đầy thuốc nổ.

Lầu Năm Góc cũng đang đầu tư hàng chục triệu đô la vào các khinh khí cầu tầm cao mà họ dự định sử dụng để giám sát các vụ thử tên lửa và hạt nhân trên thế giới, đặc biệt là để theo dõi kho vũ khí siêu thanh của ĐCSTQ.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Động đất liên hoàn ở Phật Sơn, Quảng Châu; Hơn 100 cơn dư chấn được ghi nhận ở Tứ Xuyên

Ảnh minh hoạ.

Gần đây, nhiều trận động đất đã xảy ra ở khắp Trung Quốc đại lục. Cư dân mạng ở Quảng Châu và những nơi khác nói rằng họ cảm nhận được chấn động mạnh từ các trận động đất.

Một trận động đất mạnh 3,2 độ richter đã xảy ra vào ngày 5/2 tại quận Tam Thủy, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, với tâm chấn sâu 8 km. Sự việc xảy ra khiến cư dân mạng ở Phật Sơn và Quảng Châu sợ hãi.

Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự quan tâm và bình luận trên Weibo. Một cư dân mạng ở Tam Thủy, Phật Sơn nói rằng cảm thấy toàn bộ tòa nhà đang ở rung chuyển. Trong khi những người khác nói đây là lần đầu tiên họ được trải nghiệm một trận động đất ở Quảng Châu sau nhiều năm.

Ngoài Phật Sơn và Quảng Châu, ba trận động đất đã liên tiếp xảy ra ở tỉnh Thanh Hải trong vòng 15 phút vào ngày 3 tháng 2. Trận động đất mạnh nhất là 4,9 độ richter đã xảy ra ở thành phố Đức Linh Cáp, quận Hải Tây, tỉnh Thanh Hải.

Một cư dân mạng nói rằng động đất mạnh làm nứt cả tòa nhà, trong khi những người khác thắc mắc về tần suất đáng lo ngại của những trận động đất xảy ra gần đây ở Trung Quốc.

Tại Tân Cương, một trận động đất cường độ 6,1 richter đã xảy ra ở huyện Sa Nhã, tỉnh A Khắc Tô, khiến người dân kinh hãi. Hãng truyền thông tiếng Trung Xiwang Zhisheng dẫn lời người dân nói rằng: “Người dân ở huyện Sa Nhã thực sự sợ hãi và bối rối,” người khác thì nói: “Tôi sợ chết khiếp, giường và đèn của tôi rung bần bật.”
Theo tờ Sina News, một trận động đất mạnh 5,6 độ richter đã xảy ra tại huyện Lô Định, Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên. Các cơn dư chấn vẫn tiếp tục, hiện có hơn 100 cơn dư chấn đã được ghi nhận.

Liên Thành

Trung Quốc: Mở lại tour du lịch tới 20 quốc gia từ ngày 6/2, “chưa có Việt Nam”

Du khách Trung Quốc sẽ được tổ chức đi theo tour nhóm tới 20 quốc gia từ ngày 6/2, không có Việt Nam. (Ảnh minh họa: PhuchayHYBRID/Shutterstock)

Theo tờ China Daily, Trung Quốc nối lại việc tổ chức các tour du lịch theo nhóm ra nước ngoài tới 20 quốc gia từ hôm 6/2. Trong danh sách này không có “nước láng giềng” Việt Nam, nhưng lại có hầu hết các quốc gia khác của Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,…

China Daily đưa tin, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố 20 quốc gia được lựa chọn để tổ chức đưa người dân nước này đi du lịch theo nhóm từ ngày 6/2, gồm có: Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Philippines, Malaysia, Singapore, Maldives, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Kenya, Nam Phi, Nga, Thụy Sĩ, Hungary, New Zealand, Fiji, Cuba và Argentina.

Như vậy, quốc gia “láng giềng” Việt Nam không có tên trong danh sách kể trên. Thông báo trên được Trung Quốc đưa ra vào cuối tháng 1/2023. Kể từ đó, số lượt tìm kiếm các chuyến du lịch nước ngoài theo nhóm tại Trung Quốc tăng đột biến trên nhiều nền tảng du lịch trực tuyến, trong bối cảnh đại dịch vẫn bùng phát dữ dội ở Đại lục và chưa có dấu hiệu được kiểm soát tốt kể từ khi Bắc Kinh bất ngờ gỡ bỏ chính sách Zero-COVID vào tháng 12/2022.

Tuy nhiên, thực tế hôm Mùng 2 Tết Nguyên Đán 2023 (nhằm ngày 23/1), báo Khánh Hòa đưa tin, có hơn 200 hành khách Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh từ TP Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Bên cạnh đó, tính đến ngày 23/3/2023, Hãng hàng không Vietjet cho biết dự kiến sẽ tổ chức khoảng 35 chuyến bay đưa khách Trung Quốc từ 3 tỉnh: Tứ Xuyên, An Huy và Hồ Nam đến Khánh Hòa với tần suất 4 – 5 chuyến bay/tuần, mỗi chuyến dự kiến sẽ có từ 180 – 220 khách du lịch Trung Quốc.

Theo trang Trip.com, công ty du lịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc cho biết lượt tìm kiếm các chuyến du lịch theo nhóm đến Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Singapore và Campuchia là cao nhất. Tuy nhiên, các điểm đến phổ biến nhất ở nước ngoài đối với du khách Trung Quốc gồm Bangkok và Chiang Mai (ở Thái Lan); Singapore; Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines) và Bali (Indonesia) – không có địa điểm nào thuộc Việt Nam.

Trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, số booking du lịch nước ngoài tăng 640% so với cùng kỳ năm ngoái trên nền tảng trực tuyến này.

Ngoài ra, Tongcheng Travel, một công ty du lịch trực tuyến có trụ sở tại Tô Châu, nhận thấy rằng trong dịp Tết Nguyên Đán 2023, các tuyến bay ra nước ngoài phổ biến nhất là từ Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) đến Phnom Penh (Campuchia); Quảng Châu đến Bangkok (Thái Lan); Thượng Hải đến Bangkok và Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) đến Bangkok.

Việc dịch COVID-19 vẫn còn bùng phát với tỷ lệ lây nhiễm cao ở Trung Quốc khiến đầu tháng 1 này, các quốc gia thành viên EU đã đồng ý áp dụng xét nghiệm bắt buộc đối với tất cả hành khách trên các chuyến bay từ Trung Quốc.

Gần đây, các phóng viên truyền thông nước ngoài đã đến thăm Trung Quốc và chứng kiến ​​​​làn sóng người chết vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), đặc biệt là ở các vùng nông thôn, “nhạc đám ma trên đường phố từ sáng đến tối”.

Ông Ben Cowling, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cũng cho rằng có sự khác biệt rất lớn giữa tuyên bố của ĐCSTQ và dự đoán của các tổ chức chuyên nghiệp. Ông ước tính rằng mùa đông năm nay, “số người nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc ít nhất sẽ là 1 tỷ người, bao gồm cả những bệnh nhân nặng và tử vong, và con số chắc chắn sẽ cao hơn so với thông báo chính thức của chính quyền.”

Đức Minh

Đài Loan tăng tốc phát triển UAV, rút ​​kinh nghiệm từ chiến tranh Ukraine

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ sẽ tăng tốc phát triển máy bay không người lái (UAV) quân sự, trước những đe dọa của Trung Quốc và bài học từ chiến tranh Ukraine, Reuters đưa tin hôm 7/2.

(Nguồn: Bộ Quốc phòng Đài Loan)

Trong chiến tranh ở Ukraine, UAV đã đóng một vai trò thiết yếu đối với cả hai Nga và Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov từng tuyên bố rằng UAV là tương lai của chiến tranh hiện đại.

Đài Loan, nước đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc muốn dùng vũ lực để thôn tính, đã nhiều lần nói rằng họ đang theo dõi chặt chẽ chiến tranh Ukraine và rút ra những bài học có thể áp dụng để chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc, đặc biệt là tình huống chiến trường cần phải phòng thủ khi quân địch vượt trội về sức mạnh.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan Sun Li-fang nói với các phóng viên rằng quốc đảo này đang tăng tốc phát triển và sản xuất UAV.

“Đối phó với mối đe dọa kẻ thù hiện tại và sử dụng kinh nghiệm chung về UAV trong chiến tranh Ukraine-Nga, để xây dựng sức mạnh chiến đấu phi đối xứng cho UAV của đất nước chúng tôi, Bộ Quốc phòng đang đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển và sản xuất nhiều loại UAV khác nhau,” ông Sun Li-fang nói.

Ông nói thêm, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung-Shan thuộc sở hữu của quân đội đang đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển và sẽ bao gồm cả các công ty dân sự.

Chi Li-ping, giám đốc Phòng Nghiên cứu Hệ thống Hàng không của Viện, đã trình bày chi tiết về các UAV đang được phát triển cho quân đội, bao gồm cả mục đích trinh sát.

Ông nói: “UAV của đất nước chúng tôi đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về chủng loại, khả năng và công nghệ liên quan.”

Trong một báo cáo trước Quốc hội năm ngoái, viện đã đưa ra kế hoạch cho các tên lửa và UAV mà họ đang phát triển, trong khi Bộ Quốc phòng trước đó đã công bố kế hoạch bắt đầu sản xuất “máy bay không người lái tấn công” không xác định.

Đài Loan cũng đã phải đối phó với các UAV của Trung Quốc đã bay lượn trên các hòn đảo do Đài Loan kiểm soát ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.

Thiên Đức

Related posts