Liên Thành
Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một cuộc họp gần đây cho biết Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn đã phát hiện ra rằng, có gần 600 triệu tòa nhà ở trên toàn Trung Quốc.
Một số nhà quan sát tin rằng, việc tiết lộ chính thức dữ liệu này có thể mở đường cho việc áp dụng thuế bất động sản. Cũng có quan điểm cho rằng trước hai kỳ họp thường niên của ĐCSTQ vào tháng 3, các quan chức Trung Nam Hải đã cố tình đào hố cho ông Tập Cận Bình.
Interface News (界面新闻/Jiemian News) đã đăng một bài báo vào ngày 24/2 nói rằng, vấn đề thuế bất động sản đã được giải quyết trước đây, nhưng hiện tại “gần 600 triệu ngôi nhà ở đô thị và nông thôn trên cả nước” đã cung cấp nền tảng dữ liệu vững chắc cho thuế bất động sản và tạo điều kiện phát triển công việc tiếp theo.
Chính quyền Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh thuế bất động sản từ năm 2013, đặc biệt là khi gã khổng lồ bất động sản Evergrande gặp phải giông bão. Các vấn đề trên thị trường bất động sản khiến chính quyền địa phương lâm vào cảnh khó khăn về tài chính.
Vào tháng 10 năm 2021, tạp chí Cầu Thị (求是) của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài viết “Củng cố thúc đẩy thịnh vượng chung” của ông Tập Cận Bình, để định hướng dư luận, và sau đó chính quyền tuyên bố đánh thuế bất động sản ở các thành phố thí điểm. Tuy nhiên, tờ “Wall Street Journal” sau đó dẫn nguồn tin tiết lộ kế hoạch đánh thuế này của ông Tập vấp phải sự phản kháng trong nội bộ ĐCSTQ, do nhiều người sở hữu nhiều hơn một bất động sản.
Vì vậy, quan chức phụ trách công tác xúc tiến, là ông Hàn Chính (韩正), đã đề nghị ông Tập tạm thời chưa đánh thuế bất động sản rộng rãi, ban đầu định thí điểm ở 30 thành phố, cuối cùng giảm xuống còn khoảng 10 thành phố.
Chương trình “Finance and Business World” của báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung đã bình luận vào thời điểm đó rằng, thuế bất động sản thực sự là liều thuốc cứu mạng cuối cùng của ĐCSTQ, nhưng nó đã không thể được thúc đẩy. Về lý do đằng sau, nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc Nhậm Trạch Bình (任泽平) đã đưa ra câu trả lời trong một bài phát biểu vào năm 2017.
Ông Nhậm đã đề cập rằng, để thúc đẩy thuế bất động sản, cần phải tìm ra tên của ngôi nhà. Cựu tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam đã dành 5 năm để thúc đẩy hệ thống tên thật cho bất động sản và hệ thống tài chính tên thật.
Vào thời điểm đó, Hàn Quốc có dân số khoảng 45 triệu người, hơn 2.000 công chức bị vào tù, hai cựu tổng thống bị đưa ra xét xử, vì vậy nhà kinh tế học Nhậm cho rằng, việc thu thuế bất động sản thực chất là một cuộc cải cách chính trị. Tờ “Finance and Business World” cho rằng, có vẻ như ông Tập Cận Bình vẫn muốn làm việc dưới guồng máy của ĐCSTQ nên không thể dùng thuế bất động sản như một liều thuốc để cứu mạng mình.
Mặt khác, trước việc ĐCSTQ chính thức công bố con số 600 triệu tòa nhà, gây ra cơn hoảng loạn thu thuế bất động sản, một số nhà phân tích cho rằng, lâu nay, số lượng nhà ở Trung Quốc luôn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải trong một thời gian dài.
Không phải chính quyền không có khả năng giải quyết, mà là một khi những con số như vậy được công bố, nó sẽ phơi bày những bí mật về bong bóng bất động sản và sự phân phối bất bình đẳng nghiêm trọng của thị trường Trung Quốc. Hiện ông Tập Cận Bình hy vọng sẽ cứu nền kinh tế thông qua thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, con số đáng kinh ngạc ‘600 triệu ngôi nhà’ bị phơi bày, làm lung lay lòng tin của người dân. Khi hai kỳ họp thường niên vào tháng 3 đang đến gần, không loại trừ một số quan chức đã cố tình phanh phui sự thật, nhằm ‘đào hố’ cho quân đội của ông Tập, khiến hy vọng ban đầu của ông Tập là dùng bất động sản để cứu nền kinh tế trở nên không còn khả thi.