Mỹ cấm Tik Tok trên các thiết bị công chức, phản ứng của bà Mao Ninh khiến người dân chê cười

Liên Thành

Bà Mao Ninh, người phát ngôn của Bộ Ngoại Trung Quốc (Ảnh TH).

Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản đều đã công bố các hạn chế đối với việc sử dụng Tik Tok (phiên bản Douyin ở nước ngoài). Đáp lại, bà Mao Ninh, người phát ngôn của Bộ Ngoại Trung Quốc, trả lời rằng Hoa Kỳ “quá thiếu tự tin khi sợ một ứng dụng mà giới giới trẻ yêu thích”. Về vấn đề này, cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận, chế giễu chính quyền TQ: “Tôi đang tự cười nhạo một nơi mà ngay cả Google cũng không thể sử dụng được”. “Chúng ta sợ toàn bộ mạng bên ngoài [bức tường lửa]!”; “Ai mới là quá không tự tin?”.

Theo New York post, vào hôm 27/2, Tòa Bạch Ốc của Hoa Kỳ đã yêu cầu các cơ quan chính phủ bảo đảm rằng trong vòng 30 ngày, tất cả các thiết bị và hệ thống của chính phủ liên bang không cài đặt nền tảng Tik Tok của Trung Quốc. Giám đốc an ninh thông tin liên bang – Chris DeRusha cho biết đó là “để bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng tôi và bảo vệ an ninh và quyền riêng tư của người dân Mỹ”.

Các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ ​​đã thông qua dự luật vào ngày 28/3 trao quyền cho Tổng thống Joe Biden cấm sử dụng Tik Tok trên toàn quốc.

Cũng vào ngày 28/2, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phóng viên của hãng tin AFP đã hỏi: Theo quyết định của Quốc hội Hoa Kỳ, Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai đã cho các cơ quan Hoa Kỳ 30 ngày để xóa TikTok khỏi tất cả các thiết bị của chính phủ. Trung Quốc có bình luận gì về điều này?

Bà Mao – Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi: “Là quốc gia lớn nhất (siêu cường quốc) thế giới nhưng Hoa Kỳ lại e sợ một phần mềm ứng dụng mà giới trẻ yêu thích. Thật quá thiếu tự tin rồi. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc Hoa Kỳ khái quát hóa khái niệm an ninh quốc gia, lạm dụng quyền lực quốc gia và đàn áp vô lý các công ty nước ngoài…”. “Chính phủ Hoa Kỳ nên…cung cấp một môi trường cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử cho các công ty từ khắp nơi trên thế giới đầu tư và hoạt động tại Hoa Kỳ”.

Cư dân mạng: Sợ toàn bộ mạng bên ngoài! Ai mới là quá không tự tin?

Trước sự việc này, nhiều cư dân mạng Weibo ở Trung Quốc đã quay ngược lại chế giễu lời phát biểu của bà Mao và nhận được nhiều ý kiến tán đồng từ cư dân mạng khác, tuy nhiên hơn 2.000 bình luận đã bị xóa chỉ còn lại một số ít bình luận.

Trong đó, một người cười nhạo: “Haha, Mỹ chỉ là không cho phép công chức sử dụng nó trên thiết bị của chính phủ mà thôi”.

Một số người khác chế giễu:

“Còn điều chúng ta e sợ không chỉ là một ứng dụng, mà là toàn bộ mạng bên ngoài.”

“Cười chết đi được, có một nơi mà ngay cả dùng Google cũng không được, tự tin quá.”

“Ai quá không tự tin đây?”

“Hãy tự tin phá bỏ bức tường lửa internet đi!”

Ngay từ 2 năm trước dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã cân nhắc việc cấm TikTok, điều này đã gây ra một làn sóng thảo luận sôi nổi. Khi đó “Thời báo Hoàn cầu” của chính quyền TQ đã nhận xét rằng lệnh cấm TikTok là hành động tàn bạo đối với quyền tự do Internet của Hoa Kỳ.

Các quốc gia chặn TikTok vì lo ngại về quyền riêng tư, bảo mật và hủy hoại văn hóa

Bà chỉ trích Hoa Kỳ cấm TikTok, nhưng thực tế Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất cấm TikTok gần đây.

Vào ngày 27/2, bà Mona Fortier, Chủ tịch Ban thư ký của Bộ Tài chính Canada, đã thông báo rằng chính phủ Canada sẽ cấm sử dụng ứng dụng mạng xã hội TikTok trên tất cả các thiết bị di động của chính phủ liên bang bắt đầu từ ngày 28 tháng 2 vì ứng dụng này gây rủi ro không thể chấp nhận được đối với quyền riêng tư và bảo mật.

Cùng ngày, theo tờ Nikkei tiếng Trung, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cũng tuyên bố cấm hoàn toàn việc sử dụng Tik Tok trên điện thoại thông minh được sử dụng bởi các nhân viên chính phủ xử lý thông tin mật.

Theo The Wall street journal, Ủy ban Châu Âu cho biết vào ngày 23 tháng 2 rằng họ sẽ cấm nhân viên của mình sử dụng Tik Tok trên các thiết bị làm việc, lệnh này sẽ có hiệu lực vào tháng Ba. Ủy ban cho biết: “Biện pháp này nhằm bảo vệ Ủy ban châu Âu khỏi các mối đe dọa và hành động an ninh mạng có thể bị lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng vào môi trường tổ chức của Ủy ban châu Âu”.

Theo thống kê chính thức của TikTok, người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu của nó đạt 1 tỷ người. Đây là ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất với lưu lượng truy cập cao nhất, bao phủ hơn 150 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, trước đó, Hà Lan, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Ý, Đan Mạch, Nga, Myanmar, Đức và các quốc gia khác đã cấm hoặc hạn chế sử dụng Tik Tok ở quốc gia của họ. Hầu hết các lý do là “lo lắng về quyền riêng tư”, “tấn công mạng”, “an ninh quốc gia”, “số lượng lớn khiếu nại về nội dung kém văn hoá và khiếm nhã”, v.v.

Tờ “Wall Street Journal” ngày 17 tháng 2 đưa tin rằng kể từ khi TikTok ra mắt vào năm 2017, nó đã được giới trẻ sử dụng rất nhiều. Theo Qustodio, một công ty tập trung vào an toàn internet, vào năm 2022 người dùng từ 4 đến 18 tuổi thường dành trung bình 107 phút mỗi ngày cho TikTok.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết TikTok đã trở thành điểm nóng của nạn bóc lột tình dục trẻ em và là “cơn ác mộng của mọi bậc phụ huynh”. Các quan chức thực thi pháp luật Hoa Kỳ cho biết TikTok đã trở thành khu vực nguy hiểm lớn nhất.
Ngoài ra, theo một số thông tin trên mạng, Tik Tok được sử dụng ở nước ngoài và Douyin được sử dụng ở TQ có nhiều nội dung khác nhau, ví dụ như Douyin ở Trung Quốc thường có nhiều video về học tập, nghiên cứu, giải trí lành mạnh, ngược lại Tik Tok lại có nhiều nội dung có xu hướng thô tục, phản cảm, bạo lực.

Related posts