Tổng thống nước này tung ra ‘tâm thư’ vạch trần sự thâm nhập của Bắc Kinh và mong muốn chuyển hướng ngoại giao

Liên Thành

Tổng thống Liên bang Micronesia – David Panuelo. (Ảnh: aboluowang).

Tổng thống nước này tung ra ‘tâm thư’ vạch trần sự thâm nhập của Bắc Kinh và mong muốn chuyển hướng ngoại giao.

Tạp chí “The Diplomat” tiết lộ, Tổng thống Liên bang Micronesia – David Panuelo tiết lộ trong một bức thư gửi các quan chức cấp cao trong nước rằng, nước này bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến chính trị và các hành động vùng xám của Trung Quốc, cùng với chi tiết về việc Bắc Kinh thâm nhập vào đất nước và hối lộ các quan chức cấp cao của nước này. 

Ông cũng công khai tuyên bố rằng cơ quan ngoại giao của Micronesia đã thừa nhận ý định chuyển hợp tác ngoại giao từ Trung Quốc sang Đài Loan và đã nhận được cam kết viện trợ 50 triệu đô la Mỹ trong ba năm từ Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan. Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp trả lời rằng ông đã trao đổi quan điểm với ông Panuelo, tuy nhiên, số tiền hỗ trợ tài chính “báo cáo không phù hợp với thực tế”.

Liên bang Micronesia vừa tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 7/3, và nhiệm kỳ của ông Panuelo còn hai tháng nữa, mới đây, ông đã mạo hiểm sự an toàn cá nhân của bản thân và gia đình để gửi một lá thư tới Quốc hội và ban lãnh đạo cấp cao của đất nước, đề cập dự định sử dụng khoảng thời gian này của mình để bảo vệ đất nước của mình khỏi các mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Về lỗ hổng tài chính có thể bị cắt do cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, ông Panuelo cho biết vào tháng 2 năm nay rằng, ông đã gặp Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp để thảo luận về những viện trợ tiềm năng có thể đạt được khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan hoặc đơn giản là thành lập Văn phòng Đại diện Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc (TECRO).

Ông Panuelo cho biết số tiền này có thể được nhận trong vòng 3 năm nếu quan hệ ngoại giao được thiết lập với Đài Loan. Đồng thời, cũng có thể nhận được kế hoạch viện trợ 15 triệu đô la Mỹ mỗi năm và dự án có thể do chính Liên bang Micronesia sắp xếp. Đài Loan cũng bảo đảm với ông rằng Đài Loan có thể tiếp quản tất cả các công trình và kế hoạch mà Trung Quốc hiện đang tham gia ở Micronesia, đồng thời sẽ thuê công nhân từ nước này và giúp đào tạo nghề cho nước này, gần giống như Trung Quốc đã làm. Ông nói, “Thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan không chỉ có thể thu được lợi ích tài chính, mà quan trọng hơn, nó có thể cải thiện an ninh chủ quyền của Micronesia và giữ cho nước này  tránh khỏi mối đe dọa do Trung Quốc mang đến thông qua sự xâm nhập của các quan chức cấp cao”.

Ngoại trưởng Đài Loan: Đã trao đổi ý kiến với Tổng thống Hoa Kỳ, báo cáo viện trợ tài chính 50 triệu USD là không nhất quán

Thủ tướng Đài Loan Trần Kiến Nhân đã bày tỏ việc bản thân không rõ tình hình khi bị nhà lập pháp Quốc dân đảng Dương Quỳnh Anh chất vấn tại Viện Lập pháp vào thứ Sáu (ngày 10/3). Còn bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp thì thừa nhận rằng hai bên đã có liên lạc để trả lời các câu hỏi.

Nhà lập pháp Quốc dân đảng Dương Quỳnh Anh: Xác thực có liên lạc (với ông Panuelo) chứ?

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp nói: Có một số trao đổi quan điểm.

Bà Dương Quỳnh Anh: Quả đúng như ông ấy đã nói thẳng thừng rằng ông ấy cần viện trợ 50 triệu đô la Mỹ?

Ông Ngô Chiêu Nhiếp trả lời: Tôi nghĩ rằng có một số khác biệt trong báo cáo.

Ba lá thư của Tổng thống Micronesia cảnh báo các đồng minh về mối đe dọa từ Trung Quốc

Theo tạp chí “The Diplomat“, tổng thống Panuelo cũng đã viết hai lá thư có ảnh hưởng lớn trong năm qua. Một là vào ngày 30 tháng 3 năm ngoái, ông đã viết thư cho Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Solomon, bày tỏ quan ngại về thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon; vào tháng 5 cùng năm, ông lại viết một bức thư khác cho các nhà lãnh đạo của quốc đảo Thái Bình Dương về tác động của chuyến thăm các quốc đảo Thái Bình Dương của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Trong bức thư thứ ba trước khi rời nhiệm sở, ông viết rằng mối đe dọa cốt lõi mà Micronesia phải đối mặt là ý định xâm lược Đài Loan đã được Trung Quốc tuyên bố, và ông tin rằng Micronesia sẽ phát huy vai trò quan trọng của mình trong vấn đề này. “Trung Quốc đang tìm cách bảo đảm rằng nếu xảy ra chiến tranh với Đài Loan, Micronesia sẽ là đồng minh của Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ. Trong trường hợp xấu nhất, Micronesia sẽ chọn bỏ phiếu trắng”, ông Panuelo giải thích.

Ông cũng đề cập đến ba ví dụ về việc Trung Quốc đe dọa và mua chuộc các quan chức cấp cao của Micronesia: 

Thứ nhất, Trung Quốc đã bổ nhiệm một đại sứ họ Ngô đến Micronesia, nhiệm vụ của ông ta là tách Micronesia khỏi các đồng minh truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, nhưng ông Panuelo đã từ chối sự bổ nhiệm này từ chính quyền Trung Quốc. 

Thứ hai, trong Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương ở  Cộng hòa Fiji vào tháng 7 năm ngoái, ông Panuelo đã bị theo dõi bởi hai người đàn ông Trung Quốc, một trong số họ là sĩ quan tình báo quân đội TQ.

Thứ ba, Tiền Ba, đặc phái viên mới được bổ nhiệm của Trung Quốc tại Quần đảo Thái Bình Dương, được cho là sẽ tham dự Đối thoại Chính trị Quần đảo Trung Quốc-Thái Bình Dương lần thứ hai, ông Panuelo nói với Trung Quốc rằng sẽ không phái đại diện dự họp nhưng chính quyền Trung Quốc đã tự ý cử công dân đại diện cho Micronesia tham dự cuộc họp. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc đã cử các tàu thăm dò vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này để lập bản đồ lãnh thổ trên biển nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên tiềm năng. Khi Micronesia cử tàu tuần tra đi kiểm tra, lại bị Bắc Kinh cảnh báo phải tránh xa.

Ông Panuelo cũng tung tin Trung Quốc hối lộ các quan chức dân cử địa phương, và sau khi họ nhậm chức, hoặc sau khi ăn tối tại sứ quán Trung Quốc, họ nhận phong bì đầy tiền, hoặc nhận ngân phiếu cho các dự án công, nhưng kho bạc không ghi lại.

Ông Panuelo chỉ ra rằng tình huống tồi tệ nhất trong ngắn hạn là các quan chức bán chủ quyền quốc gia vì lợi ích cá nhân; về lâu dài,  điều này có nghĩa là chính Micronesia sẽ để cho chiến tranh xảy ra ở khu vực xung quanh, điều này sẽ khiến người dân của Micronesia mất đi tính mạng.

Quần đảo Micronesian có lợi ích chiến lược về mặt địa lý, nằm giữa Nhật Bản và Úc, Bờ Tây Hoa Kỳ và Hawaii đến Biển Đông. Ông Trương Vinh Minh (Zhang Rongming) cho biết: “Vị trí địa lý của quần đảo này tương đối gần với Đài Loan. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan hoặc đe dọa an ninh khu vực, họ sẽ cảm nhận được rõ”.

Related posts