Cơ quan Văn hóa Liên Hợp Quốc bị chỉ trích vì im lặng trước sự tàn bạo của ĐCSTQ

Tạ Linh

Một cơ sở được cho là trại cải tạo nơi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ ở Tân Cương, miền viễn tây Trung Quốc. (ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images).

Cơ quan chuyên trách giáo dục và văn hóa của Liên Hợp Quốc đang bị chỉ trích vì hệ thống quản lý di sản này bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) biến thành “đồng phạm” trong các hành vi tàn bạo đang diễn ra nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và nền văn hóa của dân tộc này.

Theo một báo cáo mới của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (UHRP) có trụ sở tại Washington DC các hành động có hệ thống của ĐCSTQ chống lại văn hóa và di sản của người Duy Ngô Nhĩ nằm trong một chiến dịch “diệt chủng” rộng lớn hơn ở khu vực phía Tây Trung Quốc được gọi là Tân Cương.

Trong bối cảnh toàn bộ tình trạng đó, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) — được cộng đồng quốc tế giao phó giúp bảo vệ di sản văn hóa trên toàn thế giới — vẫn giữ im lặng và thậm chí còn bao che cho ĐCSTQ.

“Ở Trung Quốc, di sản được sử dụng như một công cụ quản trị linh hoạt để kiểm soát và quản lý lịch sử, đồng thời định hướng cho các ký ức, cảm nhận về địa phương, và bản sắc dân tộc theo những cách cụ thể,” báo cáo này kết luận. “Khi việc quản lý di sản được sử dụng song song với các phương thức quản trị cứng rắn hiện đang diễn ra ở khu vực người Duy Ngô Nhĩ — những phương thức mà các quốc gia và tổ chức quốc tế đã chỉ định là một hình thức diệt chủng — thì hệ thống di sản này của Liên Hiệp Quốc đang đồng lõa với những hành vi diệt chủng đó.”

UHRP và các đồng minh của họ trên khắp thế giới cho rằng Liên Hợp Quốc phải lên tiếng.

Ông Peter Irwin, giám đốc chương trình cao cấp của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, đặt câu hỏi rằng, “UNESCO ở đâu khi chính quyền Trung Quốc đúng là đang hủy hoại bản sắc và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ?”

Ông Irwin, người đã trợ giúp và chỉ dẫn cho những tác giả của báo cáo này, nói với thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng ông nghĩ rằng UNESCO đã từ chối lên tiếng là do khoản tài trợ mà tổ chức này nhận được từ Trung Quốc.

“Họ nên nói ra điều này một cách công khai,” ông nói thêm. “Họ hiểu cương vị của họ là gì. Đó là một hoàn cảnh đầy thách thức đối với họ. Tuy vậy, họ cũng nên lên tiếng.”

Trích dẫn các tuyên bố từ chính phủ Hoa Kỳ và các nguồn khác, ông Irwin cho rằng di sản văn hóa bị phá hoại ở Trung Quốc được ghi lại trong báo cáo đó thực sự đại diện cho sự hủy diệt của một dân tộc.

“Quả thực, đó là tội ác diệt chủng,” ông nói. “Nếu đây là bất kỳ chính phủ nào khác trên thế giới, thì UNESCO sẽ lên tiếng về chuyện này.”

UNESCO nói với Đại Kỷ Nguyên rằng các quốc gia thành viên sẽ quyết định hướng hành động mà tổ chức này thực hiện.

Related posts