Với tham vọng làm bá chủ thế giới của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đổ rất nhiều tiền vào mọi lĩnh vực, trong đó có thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Tuy nhiên kết quả mà Trung Quốc nhận được thì hoàn toàn ngược lại, bởi không phải thứ gì cũng có thể mua được bằng tiền, mà cần phải có tình yêu, nhất là với bóng đá.
Theo bảng xếp hạng mới nhất của FIFA, Italia cùng Pháp, Bỉ, Argentina và Anh là những đội bóng hàng đầu thế giới hiện nay. Đội xuất sắc nhất châu Á là Nhật Bản, đứng thứ 28, còn Trung Quốc đứng thứ 77, xếp sau cả 2 đội bóng nhỏ bé là Curaçao (lãnh thổ tự trị của Vương quốc Hà Lan) và Cape Verde (một quốc đảo ở Châu Phi).
Chúng ta có thể thảo luận về ưu và nhược điểm của hệ thống xếp hạng FIFA (Bỉ có xứng đáng với vị trí đầu tiên không? Hoàn toàn không), nếu một đội đứng thứ 77, thì chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng đội này thực sự rất đáng xem. Tuy nhiên, nhìn những trận đấu của đội tuyển Trung Quốc thời gian qua, bạn không thể hình dung đây là đội bóng nằm trong top 10 châu Á.
Năm tới, giải bóng đá lớn nhất thế giới – World Cup – sẽ được tổ chức tại Qatar. Liệu Trung Quốc có đủ điều kiện? Chắc là không. Để vượt qua vòng loại, đội tuyển Trung Quốc trước tiên phải vượt qua hai đối thủ sừng sỏ là Nhật Bản và Australia. Trung Quốc đến nay chỉ có một lần vào đến vòng chung kết World Cup là vào năm 2002.
Là quốc gia đông dân nhất thế giới và bóng đá được đầu tư nhiều tiền của, nhưng tại sao Trung Quốc lại liên tiếp thất bại trong các giải đấu quốc tế?
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là người rất hâm mộ bóng đá và đặt nhiều hy vọng vào đội tuyển quốc gia. Tại sao đội Trung Quốc luôn thua? Ở World Cup 2002, đội tuyển Trung Quốc thua 3 trận liên tiếp và không ghi được bàn nào. Kể từ đó, đội tuyển Trung Quốc không có tiến bộ nào đáng kể. Đây không phải là vì thiếu thử nghiệm, và đặc biệt hơn, không phải vì thiếu tiền.
Vào năm 2016, ĐCSTQ, được biết đến với sự kiêu ngạo của nó, đã đưa ra một kế hoạch nghe có vẻ khá viển vông: Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành “cường quốc hàng đầu thế giới” về bóng đá, không những vậy, một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ nâng cao chiếc cúp được thèm muốn nhất của bóng đá thế giới – World Cup.
Nó được hoàn thiện bằng cách nào? Dành nhiều tiền để xây dựng các cơ sở đào tạo mới, hàng nghìn sân vận động mới, và khuyến khích nhiều trẻ em chơi bóng hơn. Nhưng vấn đề của bóng đá Trung Quốc là làm thế nào để người ta thực sự yêu thích môn thể thao này.
“Tiền có thể mua được rất nhiều thứ, nhưng không mua được tình yêu’” và điều này hoàn toàn đúng với bóng đá Trung Quốc. Theo một bài báo trên SportsPro có tựa đề “Tại sao bóng đá Trung Quốc phải chết đi sống lại”, Trung Quốc hiện có hơn 70.000 sân bóng và hàng nghìn trường dạy bóng đá, nhưng rất khó để tìm được tài năng thực sự.
Ở các quốc gia như Brazil, Argentina, Anh, Tây Ban Nha…, bóng đá là đam mê. Còn tại Trung Quốc, bóng đá là tiền.
Thật vậy, bóng đá Trung Quốc không có gì ngoài… tiền. Năm 2013, thời điểm Trung Quốc cải tổ bóng đá, các đội bóng Trung Quốc chi ra 106 triệu USD mua sắm cầu thủ, đa phần là những ngôi sao từ châu Âu và Nam Mỹ. Con số đó cứ tăng chóng mặt từng năm: 2014 là 161 triệu, rồi 461 triệu mùa giải 2015, 600 triệu mùa giải 2016. Trước cơn lạm phát dữ dội, nhưng mùa giải 2017, Giải vô địch quốc gia Trung Quốc (CSL) vẫn tiếp tục chi ra 193 triệu USD mua cầu thủ, rồi đến năm 2018 là 308 triệu.
Mùa giải nào, các CLB Trung Quốc cũng lỗ nặng trong chuyện mua và bán cầu thủ. Điển hình như ở mùa giải 2016, họ chi ra 600 triệu USD mua cầu thủ nhưng chỉ thu về 162 triệu USD theo chiều ngược lại. Xét trong 5 năm qua, thực chi của các CLB CSL cho thị trường chuyển nhượng là hơn 1,2 tỉ USD. Nhưng ở thời điểm hiện tại, tổng giá trị cầu thủ của toàn bộ giải đấu, theo Transfermarkt, chỉ vào khoảng 570 triệu USD, tức các CLB Trung Quốc đã mua các ngôi sao ngoại với giá đắt hơn gấp 2 lần. Về mặt kinh tế, CSL giống một tập đoàn làm ăn ngày càng thua lỗ!
Quan điểm “có tiền là có tất cả” là lệch lạc trong nhiều vấn đề, bao gồm bóng đá. Những mức lương choáng ngợp rốt cuộc chỉ làm giàu cho các cầu thủ và HLV tuy tên tuổi từng lẫy lừng nhưng đã hết thời mà thôi!