Những bài hát bất hủ về Đà Lạt
Đà Lạt là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, có rất nhiều ca khúc viết về thành phố ngàn hoa được nhiều khán giả đón nhận.
Đà Lạt – 1 thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Trung bộ nổi tiếng với vẻ thơ mộng và nhiều cảnh đẹp trữ tình. Đà Lạt cũng là 1 trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài nước nhất.
Cũng từ đó, có rất nhiều nhạc sĩ đã sáng tác những bài hát hay về thành phố du lịch này. Nếu bạn chưa từng tới Đà Lạt thì có thể nghe và cảm nhận những bài hát nổi tiếng về thành phố mộng mơ này, biết đâu sau khi nghe xong bạn sẽ muốn xách balo lên và đi.
Đà Lạt Hoàng Hôn là một trong những ca khúc rất nổi tiếng, lấy cảm hứng từ Đà Lạt xinh đẹp, do nhạc sĩ Minh Kỳ và Dạ Cầm sáng tác.
Từ những con đường đèo quanh co đến cái thời tiết se lạnh của miền núi, Đà Lạt luôn là điểm đến lý tưởng cho những du khách miền Nam nói riêng, cả trong và ngoài nước nói chung. Đà Lạt luôn mang đến cảm giác yên bình, thơ mộng. Với những tâm hồn yêu màu tím, Đà Lạt mang lại cảm giác đượm buồn, đầy tâm trạng hướng đến hồ Xuân Hương vẫn chảy lặng lẽ.
“Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng,
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thua màn đêm”
Được phối theo dòng nhạc bolero, qua sữ thể hiện của Minh Kỳ dù chưa một lần đặt chân tới Đà Lạt bạn sẽ cảm ngay một phố núi mờ sương bảng lảng, với thông, với dốc quanh co, với những mối tình tha thiết mà tuyệt vọng. Lời và nhạc trong ca khúc Minh Kỳ quyện vào nhau một cách thật hòa nhịp, đi sâu vào lòng người bởi sự cảm, sự yêu chân thật và sâu lắng.
Ai lên xứ hoa đào
Vào thập niên 1950 – những năm tháng mà người nhạc sĩ tài hoa bạc bạc mệnh Hoàng Nguyên (1932-1973) giảng dạy tại đại học Đà Lạt đã tạo cảm hứng giúp ông cho ra đời tác phẩm bất hủ này.
“Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người, chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ”
Ca từ tuyệt đẹp, giai điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào đã mang lại cho “Ai lên xứ hoa đào” một vị trí đặc biệt trong lòng người Đà Lạt, người yêu Đà Lạt và làng âm nhạc Việt. Và dù bài hát đã ra đời quá nửa thế kỷ, mỗi khi nhắc tới Đà Lạt, không ai có thể không nhớ tới ca khúc tuyệt vời ấy.
Khi nghe ca khúc này, chúng ta có thể cảm nhận cái bồng bềnh, mộng mơ, xinh đẹp của thành phố sương mù. Bức tranh Đà Lạt hiện ra với đồi Vọng Cảnh, Thung lũng Tình Yêu, những ngôi nhà gỗ xinh xắn thấp thoáng trên những ngọn đồi đầy hoa,.. khiến người nghe không khỏi xiêu lòng.
Thành phố buồn
Đó cũng chính là tên của bản nhạc bất hủ của nhạc sỹ Lam Phương. Bài hát với nội dung chính viết về mối tình cả một đôi nam nữ trong khung cảnh của thành phố Đà Lạt với rừng thông rộng lớn ngút ngàn, được bao phủ bởi một lớp sương khói mời ảo, tạo cho người ta cái cảm giác buồn thật buồn.
“Thành phố nào nhớ không em?
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm
Thành phố nào vừa đi đã mỏi
Đường quanh co quyện gốc thông già
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em
Mắt em buồn trong sương chiều..
Anh thấy đẹp hơn…”
“Thành phố nào nhớ không em?
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm
Thành phố nào vừa đi đã mỏi
Đường quanh co quyện gốc thông già
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em
Mắt em buồn trong sương chiều..
Anh thấy đẹp hơn…”
Bài hát không có bất kỳ từ nào nhắc về Đà Lạt, nhưng bất kỳ ai nghe cũng đều biết rằng tác giả đang viết về thành phố ngàn hoa. Thành phố với những buổi chiều đẹp hơn tiểu thuyết, với nắng vàng phơn phớt, gió nhẹ miên man, chút sương trắng bồng bềnh và những đôi nhân tình tay trong tay ngoài phố, khiến cho lòng người sao bỗng thấy cô đơn
Bài thánh ca buồn
Đây được xem như một tình khúc bất hủ cho đêm Giáng sinh. Chẳng cần ai bảo ai, cứ mỗi năm đến dịp Noel, trong cái tiết trời se lạnh của những tháng cuối năm, giai điệu quen thuộc của ca khúc “Bài thánh ca buồn” lại được vang lên khắp mọi nơi, từ nông thôn cho tới thành thị, từ địa phương này tới địa phương khác chứ không chỉ riêng gì Đà Lạt. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng bài hát mang âm hưởng buồn man mác này vẫn không ngừng âm vang trong những đêm lành.
Tác giả của Bài thánh ca buồn tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, bút danh khi sáng tác là Nguyễn Vũ. Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ ra đời vào tháng 10.1972 từ lời đề nghị của một nhà sản xuất âm nhạc nhân mùa Noel năm ấy.
“Rồi những đêm thánh đường đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi…”
Nguyễn Vũ cho biết: “Những hoài niệm bàng bạc trong ký ức tôi là câu tứ để hình thành bản nhạc. Tôi nghĩ cứ để y như thế chắc sẽ đẹp hơn. Hơn nữa, tôi đã có một gia đình êm ấm. Tôi cũng có nhiều chuyến trở về Đà Lạt, thâm tâm cũng có ý dò tìm, nhưng… bặt vô âm tín! Đà Lạt bây giờ đã thay đổi quá nhiều”.
Cho dù người nhạc sĩ không bao giờ gặp lại “người tình trong mộng”, nhưng từ nhiều thập kỷ nay, cứ đến dịp Giáng sinh, “Bài Thánh Ca Buồn” lại vẫn được hát lên, để “Vinh danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho người thiện tâm”, và cũng để vinh danh một tình yêu trong trắng.
Nguồn: https://ohman.vn/nhung-bai-hat-bat-hu-ve-da-lat-theo-nam-thang-54807.html