Gia Huy
Theo một chuyên gia làm chứng tại Quốc hội Mỹ hôm 8/3, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã và đang đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trong nhiều năm, khiến người Mỹ thiệt hại lên đến 600 tỷ đô la mỗi năm, tương đương với 6.000 đô la cho mỗi gia đình.
Các nhân chứng than phiền, hành vi đánh cắp của ĐCSTQ có tính hệ thống, có chủ ý, và rõ ràng nhưng không được chính phủ liên bang giải quyết thỏa đáng.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Ben Cline nhận xét: “Khi nói đến tài sản trí tuệ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang ăn sạch bữa trưa của chúng ta trong nhiều năm qua nhiều đời chính quyền của cả hai đảng.” Tuy nhiên sau đó ông đã sửa lại lời nhận xét của mình.
“Tôi nghĩ cần phải đổi thành, ‘Họ đã và đang đánh cắp tiền ăn trưa của chúng ta và giễu cợt chúng ta.’”
Theo các chuyên gia, để ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, Hoa Kỳ phải áp dụng một chiến lựơc đa chiều bắt đầu bằng việc phát triển ý chí xã hội mang tính lưỡng đảng để đối phó với vấn đề này.
Lời chứng của các chuyên gia được đưa ra tại phiên điều trần của Tiểu bang Tư pháp Hạ viện Mỹ về Tòa án, Tài sản trí tuệ, và Internet vào ngày 8/3. Trong phiên điều trần, các thành viên của cả hai đảng đều thừa nhận rằng việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ vẫn đang diễn ra và cả hai đảng quyết tâm tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Hành động thiếu văn minh
Hoa Kỳ đã chấp nhận giao dịch thương mại với Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon thiết lập lại quan hệ ngoại giao với quốc gia cộng sản này vào năm 1972.
Chủ tịch tiểu bang Darrel Issa, dân biểu Đảng Cộng hòa, cho rằng mặc dù nhìn chung có lợi, nhưng mối quan hệ thương mại cởi mở với Trung Quốc đã không tạo ra tác động tiết chế đối với hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc như kỳ vọng.
Dân biểu Issa đánh giá, “An ninh quốc gia của Hoa Kỳ đang gặp rủi ro vì chính phủ Trung Quốc đang tìm cách đạt được ưu thế bằng cách sử dụng công nghệ lấy được cả trong và ngoài nước” thông qua các biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp.
Thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ trong tiểu bang, Dân biểu Hank Johnson, cũng đồng ý với đánh giá này.
Dân biểu Johnson nhấn mạnh: “Chúng tôi biết rằng quy mô đánh cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc là rất lớn. Chúng tôi biết rằng việc này làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh và thành công của các nhà sáng chế của chúng ta.”
“Và chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải cải thiện luật pháp và chính sách của chúng ta để không chỉ bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ khỏi chính phủ Trung Quốc mà còn để giảm thiểu thiệt hại đã xảy ra.”
Tuy nhiên, Dân biểu Johnson và các diễn giả khác cảnh báo rằng sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc không nên thúc đẩy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người châu Á.
Dân biểu Johnson lưu ý: “Chúng ta đang ở trong cuộc chiến đổi mới với Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không chiến thắng cuộc chiến đó bằng cách đem cho các giá trị của chúng ta và nhượng bộ trước sự căm ghét.”
Đánh cắp bất kỳ cái gì không đạt được
Các chuyên gia mô tả chương trình đánh cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ là một cách tiếp cận “toàn xã hội”.
Theo ông William Evanina, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Evanina Group, một công ty tư vấn chuyên về bảo mật tài sản trí tuệ, “Trung Quốc sử dụng các hoạt động tình báo, các khoản đầu tư khoa học và công nghệ, sự hợp tác học thuật, quan hệ đối tác nghiên cứu, các công ty liên doanh, các công ty bình phong, các hoạt động mua lại và sáp nhập công ty, và hành vi đánh cắp trắng trợn thông qua các mối đe dọa nội bộ và xâm nhập mạng.”
Ông cho hay, Trung Quốc đánh cắp gần như “mọi thứ” liên quan đến tài sản trí tuệ.
Theo ông Evanina, danh sách đánh cắp này “rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời mang tính chiến lược và toàn diện. Hãy kể tên một vài thứ: công nghệ hàng không vũ trụ, biển sâu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, sản xuất, năng lượng sạch, công nghệ pin điện, và bộ gen DNA.”
Ông Evanina dẫn chứng, chiếc máy bay C929 của công ty Trung Quốc Comac, sẽ ra mắt vào tháng tới, được tạo ra gần như hoàn toàn bằng công nghệ đánh cắp.
Giải quyết các lỗ hổng
Các nhân chứng lưu ý, lợi dụng một cách nham hiểm các luật bản quyền của Hoa Kỳ là chiến thuật chính của các công ty Trung Quốc.
Đôi khi lợi dụng luật tiểu bang cấm các hợp đồng không cạnh tranh, các công ty Trung Quốc sẽ đánh cắp các ý tưởng và các cải tiến đổi mới của Hoa Kỳ, sau đó đăng ký lấy bằng sáng chế về sản phẩm và kiện công ty đổi mới của Hoa Kỳ vi phạm bằng sáng chế.
Theo ông Charges Duan, giáo sư của Đại học Luật Washington thuộc Đại học Hoa Kỳ và là một thành viên ủy ban tư vấn cộng đồng thuộc Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ, để chống lại điều đó, quy trình cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ nên được cải thiện để đảm bảo rằng các bằng sáng chế được xem xét chính xác và việc thực thi pháp luật là công bằng cả ở Hoa Kỳ và ở Trung Quốc.
Việc liên doanh giữa các công ty Hoa Kỳ và các công ty Trung Quốc cũng đã tạo cơ hội cho hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ
Ông Evanina nhắc nhở: “Chúng ta không chơi cùng một luật với Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Mặc dù thừa nhận rằng việc đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty Trung Quốc là hợp pháp và thường sinh lợi, nhưng ông Evanina kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ cần cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuận của công ty và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Ông nhấn mạnh: “Hiện tại, chúng ta đang ở nơi mà uy quyền tối cao toàn cầu của chúng ta, tư duy tư bản chủ nghĩa của chúng ta rõ ràng đang lấn át và chồng chéo lên các lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta.”
Các nhà sáng chế công nghệ và các tổ chức nghiên cứu không phải là lỗ hổng duy nhất. Các ứng dụng mạng xã hội là một lỗ hổng khác, đặc biệt là những ứng dụng gửi lại dữ liệu người dùng cho các nhà sản xuất ứng dụng, nhiều ứng dụng trong số đó đặt tại Trung Quốc.
Ông Mark Cohen, giảng viên chính nổi tiếng và là giám đốc của Dự án Tài sản Trí tuệ châu Á thuộc Trung tâm Luật và Công nghệ Berkeley, khuyến cáo: “Đây thực sự là một vấn đề đánh giá những rủi ro do cửa hậu gây ra. Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm tốt hơn công việc đó.”
Những nỗ lực trước đây của nhiều chính quyền Mỹ nhằm cải cách hành vi của ĐCSTQ đều đã thất bại. Theo ông Evanina, điểm khởi đầu cho bất kỳ nỗ lực nào trong tương lai là phát triển một cách tiếp cận công tư mang tính lưỡng đảng.
Ông kết luận: “Chúng ta phải có ý chí chính trị trong các đảng và trong các chính quyền và, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.”
“Nếu không có ý chí vững chắc, sẽ ngày càng khó bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ và người lao động Mỹ trước tác động tiêu cực do các chính sách và thủ đoạn của Trung Quốc gây ra.”
Gia Huy (Theo The Epoch Times)