Hoa Kỳ: Nợ thẻ tín dụng giữ ở mức cao kỷ lục với gần 1 ngàn tỷ USD

Hoa Kỳ: Nợ thẻ tín dụng giữ ở mức cao kỷ lục với gần 1 ngàn tỷ USD
Các thẻ tín dụng được nhìn thấy trong một bức ảnh tập tin không ghi ngày tháng. (Ảnh: Republica/Pixabay)

Số dư thẻ tín dụng của Hoa Kỳ không giảm trong ba tháng đầu năm 2023 khi người Mỹ ngày càng thấy họ phải chịu gánh nặng không ngừng của tình trạng lạm phát dai dẳng.

Theo Báo cáo Hàng quý về Nợ và Tín dụng Gia đình của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York hôm 15/05, tổng nợ thẻ tín dụng ở mức 986 tỷ USD trong quý đầu tiên, cho thấy một mức tăng kỷ lục 17% so với năm trước.

Tuy nhiên, tổng số vẫn không thay đổi so với mức kỷ lục 986 tỷ USD của quý 4/2022. Thời điểm này trong năm vẫn chưa từng thấy một mức giảm nào.

“Thông thường, số dư thẻ tín dụng giảm từ quý 4 sang quý đầu tiên khi mùa mua sắm kết thúc và người tiêu dùng ưu tiên trả nợ như một giải pháp cho năm mới,” nhà phân tích cao cấp trong ngành tại Bankrate, Ted Rossman nói với The Epoch Times. “Trên thực tế, đây là lần duy nhất kể từ khi Fed New York bắt đầu theo dõi những số liệu này vào năm 2003 mà số dư thẻ tín dụng không giảm từ quý 4 sang quý đầu tiên.”

Báo cáo nên trên cho biết tổng nợ gia đình đã tăng 0.9% trong quý đầu tiên của năm 2023 lên mức kỷ lục 17.05 ngàn tỷ USD.

Ông Matt Schulz, trưởng bộ phận phân tích tín dụng tại LendingTree, cho biết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng căng thẳng tín dụng này rất đa dạng và có thể bắt nguồn từ sự gia tăng không ngừng của lạm phát cùng với lãi suất không ngừng tăng.

Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm trung bình thường niên của thẻ tín dụng (APR) đạt một mức cao nhất chưa từng có là 20.33% vào tuần trước (08-14/05), theo dữ liệu do Bankrate biên soạn từ năm 1985. Con số này vượt qua kỷ lục 19% trước đó được thiết lập vào tháng 07/1991. Do đó, các cá nhân mang khoản nợ để bù đắp giá tăng cao cuối cùng có thể phải trả khá nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ trong thời gian dài.

Chi phí tài trợ nợ đang gia tăng có thể sớm gây thiệt hại cho những người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất của đất nước.

“Đó là một năm khó khăn đối với những chủ thẻ tín dụng,” ông Schulz nói. “Mặc dù Fed dường như đang giảm lãi suất, nhưng chủ thẻ tín dụng không nên mong đợi một sự cải thiện đáng kể sớm do lãi suất không giảm.”

Lạm phát gia tăng đáng báo động đã gây một áp lực lớn lên tài chính của hầu hết các gia đình ở Hoa Kỳ, buộc họ phải trả khá nhiều tiền hơn cho những thứ thiết yếu thường nhật như thực phẩm và tiền thuê nhà.

Những người Mỹ có thu nhập thấp phải chịu gánh nặng này, vì biến động giá cả ảnh hưởng không tương xứng đến thu nhập ròng của họ. Lạm phát, đã giảm đáng kể từ mức đỉnh 9.1%, vẫn ở mức cao không hề dễ chịu

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, Chỉ số Giá Tiêu dùng tăng 0.4% trong tháng Tư so với tháng trước; đó là một mức tăng đáng kể so với mức tăng 0.1% của tháng Ba. Trên cơ sở hàng năm, giá tăng 4.9%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình được quan sát trước đại dịch.

Tổng thống Biden sẽ giới hạn lệ phí thẻ tín dụng

Đầu năm nay, chính phủ ông Biden đã công bố một quy tắc được đề xướng sẽ giảm đáng kể lệ phí trễ hạn thẻ tín dụng. Quy tắc này, do Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) đưa ra, nhằm mục đích cắt giảm các khoản lệ phí rất cao do trễ hạn được các tổ chức phát hành thẻ tín dụng áp dụng. Hiện tại, các khoản lệ phí này có thể lên tới khoảng 30 USD, gây ra một gánh nặng quá mức cho người tiêu dùng. Theo quy tắc được đề xướng này, lệ phí trễ hạn sẽ được giới hạn ở mức 8 USD, giúp giảm nhẹ gánh nặng cho các chủ thẻ.

Tổng thống Joe Biden cho biết trong một cuộc họp của Hội đồng Cạnh tranh của Tổng thống hồi đầu tháng Hai: “Mọi người đã mất niềm tin vào khả năng cung cấp dịch vụ của chính phủ, mất niềm tin vào khu vực tư nhân và những gì họ quảng cáo hoặc nói rằng họ đang cung cấp, và đó chỉ là việc cho mọi người biết rằng chúng tôi thấy những gì đang xảy ra và hoàn toàn phù hợp để làm những gì chúng tôi đang làm.”

Liam Cosgrove

Vân Du biên dịch

Related posts