Lừa đảo ‘việc nhẹ, lương cao’ ở Myanmar: Tiến sĩ kêu gọi giải cứu

Vương Nhược Hy

Trong những năm gần đây, nhiều người Đại Lục đã bị lừa vào các khu giải trí lừa đảo ở miền bắc Myanmar, và buộc phải tham gia vào các hoạt động lừa đảo. Ông Trương Kế Hiệu, tiến sĩ tốt nghiệp Học viện Khoa học Trung Quốc, đã bị mắc kẹt ở miền bắc Myanmar 1 năm. Bạn của ông đã kêu gọi ngoại giới chú ý và giải cứu.
Một năm trước, Trương Kế Hiệu, tiến sĩ của Học viện Khoa học Trung Quốc, đã bị lừa vào một công viên lừa đảo ở Myanmar. Tháng 7 năm nay, ông yêu cầu gia đình mình đưa một khoản tiền chuộc. (Ảnh do người trả lời phỏng vấn cung cấp)

Gần đây, Epoch Times nhận được tiết lộ rằng một năm trước, tiến sĩ Trương Kế Hiệu, tốt nghiệp Học viện Khoa học Trung Quốc, đã bị lừa làm việc cho một công ty trong công viên lừa đảo ở miền bắc Myanmar.

Người nhà của ông đã báo cảnh sát trong một thời gian dài, nhưng cả cảnh sát và Đại sứ quán Trung Quốc đều không thể giải cứu ông. Ông vẫn bị mắc kẹt trong công viên lừa đảo, bị buộc phải làm việc hơn 15 giờ mỗi ngày, và bị giám sát chặt chẽ.

Theo thông tin được công khai, ông Trương Kế Hiệu đã tốt nghiệp Viện Môi trường Trái đất thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. Gần đây, một người bạn của ông đã xác nhận với các phóng viên rằng vào khoảng tháng 5, tháng 6/2022, ông bắt đầu làm việc ở Đông Nam Á.

Do dịch bệnh và các chuyến bay bị hủy, nên đến tận tháng 8/2022 ông mới đi được. Vì có bằng cấp cao và có thể nói tiếng Anh, nên họ muốn ông qua đó làm phiên dịch, với mức lương khá cao.

Ông Trương Kế Hiệu định đi qua xem trước, đối phương hứa hẹn đãi ngộ khá tốt, thậm chí ông còn ký hợp đồng làm việc 1 năm. Sau đó, ông bị mất liên lạc. Quyền tự do cá nhân của ông ấy bị hạn chế, và chỉ có một người trung gian liên lạc với gia đình ông thông qua WeChat.

Theo lời kể của một người bạn, ông Trương Kế Hiệu xuất thân trong một gia đình bình thường, cha ông đã già, mẹ ông cũng nằm liệt giường nhiều năm. Trong mắt bạn bè, ông ấy hơi hướng nội, nhưng có chính kiến ​​​và tốt bụng.

Vì bí mật liên lạc với gia đình, ông bị nhốt trong một căn phòng tối nhỏ trong một tháng. Sau đó, ngày nào họ cũng yêu cầu ông gọi điện thoại liên lạc với người nhà đòi tiền. Lý do là ông đã làm việc không tốt, và phải bồi thường cho công viên khoản lỗ 120.000 nhân dân tệ (khoảng 395 triệu VNĐ).

Tuy nhiên, đối phương không hề cung cấp tài khoản ngân hàng, mà yêu cầu thanh toán qua ví điện tử Alipay. Gia đình ông đã góp tiền, nhưng hệ thống không thể hoạt động vì cảnh báo “rủi ro” khi gửi tiền.

Đối phương lại yêu cầu nộp tiền bằng cách mua tiền ảo. Người nhà ông chưa từng thực hiện kiểu giao dịch như vậy trên mạng bên ngoài.

Sau đó, ông Trương Kế Hiệu bị bán cho các khu giải trí khác. Gia đình cũng đã trình báo công an, nhưng sau khi lập hồ sơ công an cũng không có tin tức gì. Gia đình gặng hỏi, thì công an nói đã trình báo vụ việc, đang chờ tin tức, cần thương lượng với Đại sứ quán. v.v., nhưng vẫn không có động tĩnh gì xảy ra.

Khu giải trí lừa đảo do người Trung Quốc điều hành

Theo Epoch Times, những khu giải trí lừa đảo này ở Myanmar đều do người Trung Quốc điều hành, và được hỗ trợ bởi các lãnh chúa tại địa phương. Đối tượng lừa đảo chủ yếu là cư dân của các nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ.

Mỗi năm có hàng vạn người bị lừa. Có nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, trong đó điển hình nhất là lừa tiền kỹ thuật số.

Theo lời của những kẻ lừa đảo, nạn nhân của trò lừa đảo này là những “con lợn”. Mục tiêu của kẻ lừa đảo là “nuôi lợn” trước, cuối cùng là “giết lợn”, tức là trò chuyện với nạn nhân thông qua các kênh truyền thông xã hội như Line và Telegram, dần dần gây dựng lòng tin và tình cảm, đồng thời hướng dẫn họ nạp tiền trên nền tảng đầu tư tiền điện tử. Nạn nhân thường bị lừa hàng trăm ngàn đô la.

Ngày 8/8, “No More Bets” (Không còn đặt cược) được công chiếu tại Trung Quốc Đại Lục. Bộ phim dựa trên hàng chục ngàn vụ án lừa đảo có thật, đưa lên màn ảnh rộng một chuỗi ngành lừa đảo qua mạng ở nước ngoài. Mỗi người bị lừa phải thực hiện 400 cuộc điện thoại lừa đảo mỗi ngày.

Sau khi bộ phim được phát sóng, các nhà phê bình đã không né tránh những cảnh “đánh đập, hút máu và cắt thận” được thể hiện trong đó, và cho rằng thực tế còn tàn khốc hơn.

Trên Internet lan truyền rằng điểm dừng chân cuối cùng của vụ lừa đảo ở miền bắc Myanmar là bán ra biển cả bên ngoài cảng Myawaddy. Những người vô giá trị sẽ bị bán lấy nội tạng, và tất cả nội tạng đều được niêm yết giá rõ ràng.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người Đại Lục trốn thoát khỏi miền bắc Myanmar. Họ kể với giới truyền thông về những trải nghiệm vô nhân đạo của mình trong khu giải trí lừa đảo ở miền bắc Myanmar.

Đại Đầu (bút danh), một thanh niên đến từ Sơn Đông, cũng là một người trong số họ. Khi đó, 14 người bỏ trốn về Trung Quốc, tất cả đều bị lừa sang miền bắc Myanmar bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Những người thoát khỏi khu giải trí lừa đảo Myanmar kể lại trải nghiệm của họ. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Video cho thấy Đại Đầu đứng trước camera và nói rằng anh ấy đã bị bán cho một khu lừa đảo ở miền bắc Myanmar. Anh ấy bị tịch thu điện thoại di động ngay ngày đầu tiên. Họ đưa cho anh ấy một chồng tài liệu đào tạo dày cộp vào ngày hôm sau.

Đó là tài liệu đào tạo cách lừa gạt tình cảm, quả thực có thể lừa được cả người lẫn tiền. “Lừa người qua đó, phụ nữ bán được 400.000 tệ (1,3 tỷ).”

Vào ngày thứ ba, Đại Đầu đã buộc ga trải giường, chăn bông, rèm cửa và quần áo lại với nhau. Anh cố gắng thoát ra ngoài từ tầng 7, và trốn vào trong núi. Không may, anh bị ngã từ tầng 5 xuống và bị gãy đốt sống, trật khớp đùi trái, chấn thương não và gãy xương sườn.

Đồn cảnh sát Myanmar cách khu giải trí không xa. Anh bị đưa đến đồn cảnh sát. Tại đó cảnh sát đã điên cuồng lắc đùi anh như lắc một sợi dây thừng, và dẫm lên cái chân bị trật khớp của anh.

Sau khi bị tra tấn, ông chủ đã sắp xếp để đưa anh trở về Trung Quốc, và đưa đến Bệnh viện Ái Dân. Anh cầu xin bác sĩ đừng cắt thận của mình, cuối cùng anh nôn ra rất nhiều máu, nhưng vẫn may mắn sống sót.

Đại Đầu đi qua một sườn đồi nhỏ trên đường về nước. Lái xe người Myanmar nói với anh, hãy nhìn ngọn đồi đó, dưới rừng chuối có những ngôi mộ. Những người được chôn cất ở đó đều là người Trung Quốc không thể về nước.

Phía sau núi là khu công nghiệp đen tối nhất ở miền bắc Myanmar. Họ bị đánh vì bỏ trốn và có thể bị đánh chết vì hiệu quả làm việc kém.

“Rất nhiều hài cốt của người Trung Quốc được chôn cất ở đây. Các khu giải trí đều nằm cạnh núi hoặc sông, cứ 3 bước lại có một ngôi mộ. Đây chỉ là một khu giải trí tương ứng với một ngọn núi.” Anh nói: “Đó là một cảm giác rất sốc. Bởi nhiều người đã không thể trở về, rất nhiều người không bao giờ về được.”

“Thật không thể tin được rằng xã hội nhân loại phát triển đến ngày nay vẫn tồn tại một nơi như vậy! Quan điểm sống của tôi đã bị phá vỡ sau khi về nước. Tôi cảm thấy rằng bản chất xấu xa của con người là không có điểm dừng,” anh nói.

Các vụ lừa đảo diễn ra thường xuyên, cách xử lý của ĐCSTQ bị cáo buộc chỉ diễn kịch

Phóng viên đã viết thư cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar về trường hợp của ông Trương Kế Hiệu và hiện tượng lừa đảo tại các khu giải trí ở miền bắc Myanmar, mong nhận được bình luận và hành động, nhưng không được phản hồi.

Phóng viên đã truy cập Weibo chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar và thấy rằng có rất nhiều người đang cầu cứu. Họ cho rằng người thân của mình đã bị lừa sang Myanmar. Nhiều người trong số đó là những thanh niên mới 19, 20 tuổi bị mất liên lạc, thi thoảng mới gửi 1, 2 tin nhắn cho gia đình.

Người nhà “khóc cạn nước mắt” cũng không dám trình báo công an Myanmar nước sở tại, sợ con họ bị chuyển đi, bị đánh đập, nên chỉ biết nhờ công an Đại Lục và Đại sứ quán Trung Quốc giúp đỡ. Họ biết thông tin và tên của các khu công viên, nhưng không ai có thể giải cứu người nhà của mình. “Đã 2 tháng trôi qua, ngoài việc cảnh sát yêu cầu chờ đợi, vẫn chỉ là sự chờ đợi.”

Nhiều nạn nhân đã để lại lời nhắn cầu cứu dưới Weibo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar. (Ảnh chụp màn hình trang web)


Các thế lực đằng sau công viên lừa đảo tại Myanmar cũng đang thu hút sự chú ý. Ngày 26/7, Đài Á Châu Tự Do trích dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết, thành phố Châu Á Thái Bình Dương, nằm ở phía đông Myanmar, gần biên giới với Thái Lan, ban đầu được xây dựng như một thành phố kiểu mới, tích hợp giải trí và sòng bạc. Nhưng vào năm 2020 nó đã phát triển thành một “khu giải trí lừa đảo”.

Ông Xà Trí Giang, chủ sở hữu của thành phố Châu Á Thái Bình Dương, được an ninh Hải Nam tuyển dụng vào năm 2017. Sau đó, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng sau Liên đoàn Hoa kiều, Phòng Thương mại Hoa kiều, đã xây dựng thành phố Châu Á Thái Bình Dương Myawaddy, có diện tích 120 km2, do Cục 20 Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và Tập đoàn Bất động sản Trung Quốc đã đảm nhận.

Trước đây, Liên đoàn Hoa kiều hồi hương toàn Trung Quốc (ACFROC) đã quảng bá thành phố Châu Á-Thái Bình Dương như một dự án trọng điểm trong sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ.

Cư dân mạng bình luận: “Giàu thì là Sáng kiến ​​​​Vành đai và Con đường, nghèo thì là khu giải trí lừa đảo.”

“Nên cắt nước, cắt điện và internet tại các tụ điểm lừa đảo ở miền bắc Myanmar.”

“Có sự khác biệt lớn giữa lời nói suông và hành động thực tế.”

“Họ (cảnh sát) sẽ không quan tâm, chi bằng tự bỏ tiền ra thuê lính đánh thuê giải cứu?”

“Đó chỉ là một vở kịch, có bao nhiêu trẻ em bị mắc kẹt ở miền bắc Myanmar, tính mạng của chúng bị đe dọa, có bao nhiêu gia đình tan nát, liệu đất nước (ĐCSTQ) có hành động gì không? Chỉ biết thuyết phục về nước, hủy hộ khẩu, có bao nhiêu người muốn về cũng không về được.”

Theo Vương Nhược Hy / Epoch Times

Related posts