Một loạt nước bác bỏ bản đồ 10 đoạn của Trung Quốc

Liên Thành

Malaysia và Ấn Độ đã phản đối bản đồ mới do Trung Quốc công bố mới đây (ảnh: Twitter).

Philippines, Malaysia và Đài Loan đã lên tiếng bác bỏ tấm bản đồ 10 đoạn do Trung Quốc mới công bố, theo Tờ News DaiLy.

Bản đồ 10 đoạn mới này thể hiện các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, bao gồm cả những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Và chính quyền nước này cho rằng, những khu vực lãnh thổ đó cần được xem xét một cách hợp lý và khách quan.

Trước đó hồi đầu tuần, Trung Quốc đã công bố bản đồ lưỡi bò mà trước đây người ta vẫn quen gọi là đường 9 đoạn. Bản đồ này từng bao phủ khoảng 90% diện tích Biển Đông, và đây là nguồn gốc của các vụ tranh chấp tại tuyến đường thủy có lượng giao thương trị giá hơn 4,6 nghìn tỷ USD hàng năm.

Bản đồ đường lưỡi bò mới của Trung Quốc vòng dài tới 1.500 km về phía Nam đảo Hải Nam và cắt vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Bản đồ này khác với phiên bản do Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc vào năm 2009 về Biển Đông, cái mà chúng ta vẫn quen gọi là “đường chín đoạn”.

Bản đồ mới nhất này của Trung Quốc có khu vực địa lý rộng hơn và có đường 10 đoạn bao gồm cả Đài Loan. 

Hôm 31/8, Philippines đã kêu gọi Trung Quốc “hành động có trách nhiệm và tuân thủ các nghĩa vụ của mình” theo luật pháp quốc tế và phán quyết trọng tài năm 2016.

Malaysia thì cho biết họ đã gửi công hàm phản đối ngoại giao về bản đồ mới này.

Khi được hỏi về tấm bản đồ mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, Đài Loan “hoàn toàn không phải là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Và  “Cho dù chính phủ Trung Quốc có xoay chuyển quan điểm của mình về chủ quyền của Đài Loan như thế nào, điều đó cũng không thể thay đổi sự thật khách quan về sự tồn tại của đất nước chúng tôi”.

Còn phía Trung Quốc vẫn cho rằng đường này dựa trên bản đồ lịch sử của họ. Trung Quốc hiện đang tổ chức “tuần lễ công khai nâng cao nhận thức về bản đồ quốc gia”.

Khi được hỏi tại sao Trung Quốc công bố bản đồ mới nhất có 10 đoạn so với bản đồ có 9 đoạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết Bắc Kinh đã rất rõ ràng về lãnh thổ của mình.

Ông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng: “Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông luôn rõ ràng. “Các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thường xuyên cập nhật và phát hành các loại bản đồ chuẩn hàng năm.

“Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan và hợp lý.”

Trước đó, hôm thứ Ba, phía Ấn Độ cũng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về tấm bản đồ mới của Trung Quốc. Đây được xem là thách thức lớn nhất cho sự hợp tác của hai quốc gia trong liên minh BRICS mới nổi hiện tại.

Đối tác ‘không giới hạn’? Bắc Kinh tuyên bố lãnh thổ Nga thuộc về mình

Liên Thành

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay sau cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ngày 21/3. (Ảnh: MIKHAIL TERESHCHENKO/SPUTNIK/AFP/GETTY).

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chia sẻ một bản đồ địa lý mới từ dịch vụ bản đồ tiêu chuẩn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc. Từ bản đồ mới cho thấy lãnh thổ Nga là một phần của Trung Quốc.

Bản đồ được biết là đã được Bắc Kinh phê duyệt, và được Bộ Tài nguyên Trung Quốc công bố. Chưa dừng lại, bản đồ được đưa ra trong bối cảnh các nhà quan sát phương Tây suy đoán rằng, mối quan hệ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên căng thẳng.

Ngay trước khi ông Putin phát động chiến dịch ở Ukraina vào tháng 2/2022, Tổng thống Nga và ông Tập đã ký một thỏa thuận hợp tác “không giới hạn”, nhưng các quan chức Trung Quốc kể từ đó đã công khai kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến. Đầu tháng 8, Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã viết rằng, Trung Quốc đã công khai lập trường trung lập đối với Ukraina, và điều này đang gây ra rạn nứt giữa Bắc Kinh và Điện Kremlin.

Giáo sư Mark Katz của Trường Chính sách và Chính phủ thuộc Đại học George Mason nhận định rằng: “Bản đồ mới có thể sẽ không giúp ích gì cho mối quan hệ Nga-Trung”.

Ông nói: “Điện Kremlin chắc chắn rất chú ý đến các bản đồ của Trung Quốc, đặc biệt là các bản đồ chính thức khi tuyên bố rằng lãnh thổ Nga thực sự thuộc về Trung Quốc”.

Tuy nhiên, Giáo sư Katz nói thêm rằng, nếu ông Putin khó chịu, ông “không có tư cách để lớn tiếng phàn nàn về điều này vì Matxcova đã trở nên quá phụ thuộc vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc do các lệnh trừng phạt của phương Tây”.

Bản đồ địa lý năm 2023 cho thấy đảo Bolshoy Ussuriysky trên sông Amur là một phần của Trung Quốc. Theo hãng tin kinh doanh RBC của Nga, Nga và Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền đối với hòn đảo này bắt đầu từ những năm 1860 cho đến khi hai quốc gia đồng ý phân chia lãnh thổ trong một hiệp ước năm 2008.

Trong khi thỏa thuận trao phần phía tây của Đảo Bolshoy Ussuriysky cho Trung Quốc, thì dịch vụ bản đồ tiêu chuẩn lại hiển thị toàn bộ hòn đảo là lãnh thổ của Trung Quốc.

Đất Nga không phải là lãnh thổ duy nhất thuộc về một quốc gia khác được bản đồ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và khu vực biên giới Aksai Chin cũng được hiển thị là thuộc về Bắc Kinh trên bản đồ.

Vào ngày 29/8, New Delhi cho biết, họ đã gửi công hàm phản đối chính thức với Trung Quốc về bản đồ này, và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar gọi yêu sách về lãnh thổ Ấn Độ là “vô lý”.

Ông David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington, nói với Newsweek: “Người Trung Quốc thích sử dụng bản đồ để khẳng định quyền lực và sức mạnh của họ – hoặc điều họ mong muốn sức mạnh hoặc quyền lực của mình là gì. Những ví dụ nổi tiếng gần đây nhất là bản đồ đường chín đoạn mà họ đưa ra khi tuyên bố chủ quyền trên những vùng đất rộng lớn ở Biển Đông”.

Phó giáo sư Silbey cho biết, bản đồ mới không hoàn toàn vi phạm thỏa thuận năm 2008, “nhưng đó chỉ là một trò chọc ghẹo nhỏ của người Nga, không có gì quá lớn nhưng chỉ đủ khó chịu để có ý nghĩa, giống như ăn trộm một miếng thức ăn trên đĩa của ai đó”.

Giáo sư Katz cho hay, Điện Kremlin có thể có cách tiếp cận khác với Ấn Độ trong việc phản đối yêu sách lãnh thổ được đưa ra trên bản đồ.

Ông Katz nói: “Phản ứng của Matxcova đối với bản đồ chính thức mới này của Trung Quốc có thể mang tính tương hỗ theo nghĩa là chính phủ Nga sẽ chỉ ra bản đồ của chính họ về những gì Trung Quốc và Nga đã đồng ý vào năm 2008”.

Giáo sư cho biết rằng, việc vẽ lại bản đồ trên giấy không giống như việc cố gắng vẽ lại bản đồ trên thực địa bằng vũ lực, giống cách Nga làm ở Ukraina. Bắc Kinh dường như cũng không cố gắng làm bất cứ điều gì như thế vào lúc này.

Ông tiếp tục, “Tuy nhiên, Matxcova phải lo ngại rằng yêu sách lãnh thổ tương đối nhỏ này của Trung Quốc, bất chấp một thỏa thuận trước đó, có thể được theo sau bởi những yêu sách thậm chí còn lớn hơn”.

Related posts