Bình luận: Đi tìm vị Thủ tướng Canada giàu nhất

C.P. Champion

Bình luận: Đi tìm vị Thủ tướng Canada giàu nhất
Cựu Thủ tướng Canada Brian Mulroney trong trận đấu NHL giữa Montreal Canadiens và Ottawa Senators tại Bell Center vào ngày 15/3/2014 ở Montreal, Quebec, Canada. (Ảnh: Richard Wolowicz/Getty Images)

Trên thực tế, thật kỳ lạ khi rất khó tìm thấy bất kỳ cuộc thảo luận nào về ai là thủ tướng giàu nhất của Canada. Hầu hết các bảng xếp hạng hiện có đều cho biết ai là người “tốt nhất và tệ nhất” hoặc “phục vụ lâu nhất”. Một bổ sung tốt sẽ là “ai là người nhàm chán nhất?”

Việc chính trị hoá sự đố kỵ, hướng lòng căm thù vào người giàu vẫn luôn là nguồn cảm hứng ưa thích của cánh tả. Trong cuốn sách “Chính trị của sự đố kỵ”, nhà xã hội học người Mỹ Anne Hendershott đã viết về nguồn gốc của nó từ những năm 1950, tại sao những người trẻ tuổi và ngây thơ lại đặc biệt tin tưởng vào những tuyên bố của nó, và mạng xã hội đã mang lại cho nó sức sống mới như thế nào. Như ông Sean Speer, cựu cố vấn của cựu Thủ tướng Harper (Canada) đã quan sát tại The Hub, người ta vẫn thường nghe những lời vu khống rằng “Đảng Bảo thủ chỉ dành cho người giàu”.

Hãy hỏi những người Canada có kiến thức trên mức trung bình ai là Thủ tướng giàu nhất và rất có thể họ sẽ nói về những cái tên như R.B. Bennett (1930–1935) hoặc Brian Mulroney (1984–1993), cả hai đều thuộc đảng Bảo thủ. Một số người thực sự tin rằng Đảng Bảo thủ là đảng của các công ty lớn của Canada, của khu phố Bay [phố Wall của Canada], v.v.

Đúng là ông R.B. Bennett là một triệu phú tự thân, người không may trở thành Thủ tướng trong vòng một năm sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929. Khi người Canada kiên cường chống chọi với thời kỳ Đại khủng hoảng, các họa sĩ truyện tranh đã vẽ ông Bennett trong trang phục “Độc quyền” của một nhà tài phiệt, trong khi đây chính là ông ấy trên thực tế. Sau này, Vua George VI phong ông làm Tử tước Bennett của Mickleham, Calgary và Hopewell, điều này đã hoàn thiện hình ảnh cho đẳng cấp cao của ông.

Chưa hết, đối thủ chính của ông Bennett, ông W.L. Mackenzie King, một người thuộc đảng Tự do và là Thủ tướng tại vị lâu nhất (1921–1925, 1926–1930 và 1935–1948), cũng giàu có và có những người bạn giàu có. Ông đưa ra lời khuyên về vấn đề lao động cho gia đình Rockefeller, và đến cuối những năm 1920, ông đã tích lũy được một khoản tài sản trị giá khoảng 260.000 USD được đầu tư vào trái phiếu chính phủ an toàn, chủ yếu là với Old Colony Trust ở Boston. Ông mua căn nhà của Sir Wilfrid Laurier ở Ottawa và một khu đất rộng 600 mẫu Anh trị giá 1 triệu USD ở Gatineau Hills, nơi ông đặt tên là “Kingsmere” theo tên mình.

(Hàng đầu từ trái sang phải) Thủ tướng Canada Mackenzie King (1874 – 1950), Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (1882 – 1945), và Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874 – 1965) ngồi hàng ghế trước trong hội nghị Đồng minh, Thành phố Quebec, Canada, ngày 18/8/1943. (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)

Thật khó để đo lường mức độ giàu có thực sự của ông King vì một phần trong số đó đến dưới dạng quà tặng từ những người ủng hộ. Một người viết tiểu sử cho biết ông ấy “đã nhận của cải phi nghĩa cho đến ngày chết” và một người khác nói rằng ông ấy “không chỉ lấy tiền mà còn ‘lấy’ công chúng Canada”.

Tính cách của hai người đàn ông này khá khác nhau. Ông Bennett khi còn đương chức đã viết séc cho những người Canada đang gặp khó khăn, trong khi ông King, với tư cách là thủ lĩnh phe đối lập, nuông chiều những nhược điểm cá nhân của mình, tô điểm đất đai của mình bằng những tượng đá trang trí, một di sản để khách du lịch ngưỡng mộ — hoặc chế giễu.

Ông Brian Mulroney từ khởi đầu khiêm tốn đã trở thành một luật sư và nhà quản lý thành công trước khi bước vào chính trường. Với tư cách là Phó chủ tịch và Chủ tịch của Iron Ore Canada vào những năm 1970, ông kiếm được 350.000 USD một năm, so với mức 100.000 USD mà các chủ tịch công ty dầu mỏ Calgary kiếm được. Ông nổi tiếng với việc mua một căn nhà “ngay trên đỉnh” Westmount.

​Ông Mulroney, Bennett và King là những thủ tướng giàu có nhưng không phải do thừa kế.

Người ngậm chiếc thìa bạc lớn nhất

Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu tại Global Citizen NOW tại The Glasshouse vào ngày 27/4/2023 tại Thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Noam Galai/Getty Images dành cho Global Citizen)

Ngược lại, ông Justin Trudeau và em trai Alexandre được cho là đã chia nhau 2,4 triệu USD thừa kế từ cha, ông Pierre Elliott Trudeau, vốn là Thủ tướng từ năm 1968 đến năm 1984, ngoại trừ giai đoạn đứt quãng khi ông Joe Clark nắm quyền năm 1979. Năm 2013, chiến dịch tranh cử của ông Justin tuyên bố rằng ông đã thừa hưởng một khoản tiền chỉ ở mức 1,2 triệu USD. Nhưng trong tất cả các Thủ tướng, ông Justin sinh ra đã ngậm chiếc thìa bạc lớn nhất trong miệng cũng như cha ông, người là con trai một triệu phú.

Ông John English, người viết tiểu sử về nhà Trudeau và là cựu nghị sĩ Đảng Tự do, khẳng định ông Pierre được thừa kế 5.000 USD từ cha mình vào năm 1935. Nhưng tài sản của gia đình chắc hẳn còn lớn hơn nhiều: ông nội của Justin, ông Charles-Émile, đã tích lũy được một khối tài sản lớn và bán chuỗi trạm dịch vụ của mình và câu lạc bộ ô tô vào đầu những năm 1930 với giá 1 triệu USD, tương đương ít nhất là 20 triệu USD theo thời giá hiện nay.

Theo một số ước tính, giá trị tài sản ròng của ông Justin đã tăng từ 4 triệu USD năm 2000 lên 90 triệu USD vào năm 2023. Nếu đúng, ông ấy sẽ tranh cử vị trí Thủ tướng giàu nhất, nhưng rất khó để nói về vấn đề này.

Ai là Thủ tướng giàu nhất Canada?

Trên thực tế, thật kỳ lạ khi rất khó tìm thấy bất kỳ cuộc thảo luận nào về ai là thủ tướng giàu nhất của Canada. Hầu hết các bảng xếp hạng hiện có đều cho biết ai là người “tốt nhất và tệ nhất” hoặc “phục vụ lâu nhất”. Một bổ sung tốt sẽ là “ai là người nhàm chán nhất?” Sau đó là câu chuyện đùa về “cuốn sách ngắn nhất từng được viết”. Trả lời: “cuốn sách về những anh hùng chiến tranh của Ý”. Một cuốn sách “ngắn nhất” khác là hồ sơ quân sự của các Thủ tướng Canada.

Người Mỹ dường như quan tâm nhiều hơn đến việc ai là Tổng thống giàu có nhất và rất dễ tìm thấy các bảng xếp hạng như của USA Today hay Voice of America. Ông Donald J. Trump được cho là người giàu nhất từ ​​trước đến nay, với tài sản ròng lúc cao điểm là 3,1 tỷ USD. Nhiều Tổng thống đời đầu cũng có tài sản trị giá tương đương hàng trăm triệu USD hiện nay. Ông Jack Kennedy có 1,1 tỷ USD, ông Teddy Roosevelt có 140 triệu USD, ông Lyndon Johnson 109 triệu USD, Herbert Hoover 83 triệu USD, Franklin Roosevelt 67 triệu USD, v.v.

Ở Anh, Thủ tướng Rishi Sunak bị công kích vì từng là nhà quản lý quỹ phòng hộ và “được coi là thủ tướng giàu có nhất từ ​​trước đến nay”. Nhưng như một cây bút trong The Spectator đã nói, vấn đề không phải là ông Sunak giàu có, mà là ông ấy “kết hợp giữa quan điểm rằng ông ấy xa cách với thực tế là ông ấy thực sự xa cách”.

Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak rời số 10 phố Downing để đến Tòa nhà Quốc hội vào ngày 13/9/2023 tại London, Anh. (Ảnh: Peter Nicholls/Getty Images)

Tình thế thực sự

Ở Canada, tình thế không như những gì người ta nghĩ. Ngày nay, chính đảng Bảo thủ đang hỏi ai “giàu lên” nhờ các mối quan hệ chính phủ và tuyên bố rằng sự giàu có đã được chuyển “từ những người nghèo sang những người có du thuyền”. Do đó, đảng Bảo thủ bị tấn công vì những lý do khác: “Ông Poilievre sẽ là thủ tướng cánh hữu nhất trong lịch sử hiện đại của chúng ta”, một “người theo chủ nghĩa tân tự do” với tính cách hèn hạ, một nhà văn có quan điểm cánh tả cho biết.

Theo một nghĩa nào đó, cánh tả đã là lực lượng chính trị quyền lực nhất, xét theo tầm ảnh hưởng nếu không muốn nói đến lá phiếu, và thậm chí là những người giàu nhất. Rất hiếm khi một đảng cánh tả giữ được số ghế cân bằng trong Quốc hội. Với “cuộc tiến quân dài xuyên qua các thể chế” (thuật ngữ do nhà hoạt động người Đức Rudi Dutschke đặt ra), các cơ sở văn hóa, giáo dục và truyền thông của Canada đã bị biến đổi hoàn toàn và bị thống trị bởi những ý tưởng tồi tệ của cánh tả và cực tả, một cách trớ trêu là với sự tuân thủ của các doanh nghiệp Canada lớn. Tất cả những gì họ cần làm là công bố “hai phút căm thù” mới (như điều tác giả Orwell đã đưa ra) hoặc “cuộc khủng hoảng của tháng” để duy trì quyền kiểm soát truyền thông và dư luận.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tiến sĩ C.P. Champion là tác giả của hai cuốn sách, là thành viên của Trung tâm Chính sách Quốc phòng và Quốc tế tại Đại học Queen vào năm 2021, đồng thời là biên tập viên cho tạp chí The Dorchester Review do ông thành lập vào năm 2011.

Related posts